Monday, September 11, 2017

Tui không thể im lặng

 Đỗ Duy Ngọc

Bà Kim Tiến, bộ trưởng bộ y tế XHCNVN
Có người hỏi tui có tư thù gì với bà Kim Tiến, bộ trưởng bộ y tế không mà viết liên tục nhiều bài về vụ thuốc ung thư giả và dùng giọng văn cay nghiệt với những kẻ liên quan. Trong đó có một bài đã có 13.000 người like và 10.000 người share, cùng 8.000 comments, đa số là đồng tình, cũng đã có nhiều tin nhắn đề nghị xoá bài đó đi, cũng có lời hăm dọa, lại có lời đòi đưa tui ra toà ha..ha, nhưng tui không thể xoá. Và hôm nay tui xin trả lời chung như thế này:
Cách đây đã rất lâu, cơ thể tui có mấy triệu chứng nghi ngờ, tui có quen với BS Nguyễn Chấn Hùng, lúc ấy đang là Giám đốc bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn, nhờ BS giới thiệu để test một số xét nghiệm. Cũng may là lúc ấy chưa có bệnh gì rõ rệt. Những ngày có mặt ở đó, chứng kiến nỗi đau và sự tuyệt vọng của người bệnh ung thư, tui không cầm lòng được. Bệnh nhân lúc ấy tràn ra vỉa hè, nằm chen nhau ở hành lang, nắng đốt, mưa tạt. Bệnh nhân đa số là người dân nghèo, ở tỉnh xa về, cuộc sống muôn vàn chật vật. Bệnh ung thư, đang truyền thuốc mà ăn cơm chỉ với cá khô và nước mắm kho quẹt, làm sao mà sống được. Có người chồng nuôi vợ hàng ngày chạy xe ôm, bán vé số, bán trà đá để kiếm tiền mua thuốc cho vợ hoá trị. Có những bà mẹ đi bán máu để có tiền mua thuốc cứu con. Bán máu về, suy kiệt nằm xỉu bên tấm thân bệnh hoạn đang lên cơn sốt của con. Hai mẹ con đều run rẩy.
Bệnh đã là khổ, bệnh ung thư lại càng khổ hơn. Bởi theo quan niệm từ xưa của người Việt, phong, lao, cổ, lại là những bệnh chờ chết. Nhưng vì còn nước, còn tát, không ai nỡ lòng nào để cho người thân mình phải chết, nên dù gặp khó khăn, phải bán nhà, bán ruộng, họ cũng sẵn lòng cứu người trước đã. Nhìn những đồng tiền lẻ nhàu nát khi họ đóng tiền mua thuốc, mới thấy nỗi vất vả kiếm ra đồng tiền của họ, những nắm tiền lẻ đó khiến ta xót xa rớt nước mắt. Trong khi đó, có nhiều người, đặc biệt là cán bộ thời nay sẵn sàng vung tiền tỷ, chục tỷ, trăm tỷ, ngàn tỷ chia chác nhau hay đổ sông đổ biển qua các dự án vẽ vời trên giấy. Những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi và cả máu ấy, biết đâu lại đổi lấy những viên thuốc giả. Đau không?
Và những đứa trẻ con, những đứa bé sinh ra đời đã có tên nhưng chưa từng được sử dụng tên mình cho đến khi đến bệnh viện. Những đứa trẻ chưa được hưởng niềm vui, chưa ý thức về lẽ sinh tử lại mang căn bệnh nan y chờ chết. Chỉ chưa tròn mười hai tháng trên cõi đời, đã phải khoét một con mắt để mong được tiếp tục sống, và theo bác sĩ điều trị, chắc rồi cũng phải khoét con mắt còn lại. Những đứa bé hồn nhiên và ngây thơ chen nhau trên chiếc giường ba bốn trẻ nằm, đau đớn vì thuốc đang hành hạ thân thể còm cõi vì sự tàn phá của bệnh, những cái đầu trọc lóc hoặc nham nhở bởi tóc rụng vì phản ứng phụ của thuốc. Những đứa trẻ phải nằm dưới gầm giường, co quắp thân hình và tủi thân vì bệnh tật. Những đứa trẻ không có tương lai, những đứa bé đã mang án tử hình. Tui đã từng ngồi rất lâu nói chuyện với cậu bé tên Dũng ở Gia Lai. Cháu bị ung thư xương, đã cưa một chân và cụt một tay. Cháu có khuôn mặt khôi ngô, đôi mắt sáng và có một ánh nhìn tha thiết đầy u uất. Cháu chỉ mong được có đủ đôi chân để đá bóng, bởi cháu rất mê đá bóng. Mẹ cháu cũng đã chết tại bệnh viện này vì bệnh ung thư. Cha cháu đã bán nhà để cứu mẹ nhưng không cứu được. Và giờ bán vườn để cứu cháu. Lúc chia tay ra về, khi ra đến hành lang, bố cháu chạy theo tui và xin tui chụp cho cháu tấm hình, lời đề nghị đầy nước mắt. Có lẽ anh cũng nghĩ đến nỗi bất hạnh của mốt mai. Tui chụp cho cháu một tấm chân dung mà nước mắt cũng không dấu được.
Những cảnh ấy đã thúc giục tui phải làm một cái gì đấy và NHÓM CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA TRẺ EM UNG THƯ ra đời. Tui chủ trương làm một mình và đôi khi bạn bè biết chuyện cùng góp tay vào. Thầy phong thuỷ Quảng Đức, bạn đồng môn ở Đại học Vạn Hạnh với tui đang ở Mỹ và cô học trò cách đây gần 40 năm của tui đang ở Úc, người bạn học cùng lớp ở Đại học Sư Phạm Sài Gòn ngày xưa cũng đang định cư ở Mỹ là những người đã góp phần nhiều lần cho việc thiện nguyện này. Tui cố gắng giúp bằng tiền mặt cho những trường hợp quá nghèo, không có tiền mua thuốc và trao trực tiếp vào tay họ mà không qua một trung gian nào, chỉ nhờ các y tá và bác sĩ cho danh sách. Tui gọi là chia sẻ chứ không phải tặng hay cho. Bởi chúng ta là những con người bình đẳng. Hai tuần sau khi nhóm ra đời, tui trở lại Khoa Nhi, bệnh viện Ung Bướu. Câu hỏi đầu tiên của tui với y tá là cháu Dũng sao rồi. Cô y tá nghẹn ngào: cháu mất rồi, mất hôm kia. Tui ôm tấm ảnh của cháu và đứng khóc mãi ở hành lang. Có lẽ lâu rồi, tui chưa bao giờ khóc nhiều như thế, nước mắt ướt cả mặt. Hôm đó có vợ chồng nhiếp ảnh gia, nhà báo Huỳnh Ngọc Dân, hai người ngạc nhiên khi thấy tui khóc, nhưng sau khi hiểu chuyện, hai bạn ấy cũng không dấu được nước mắt. Chuyện xảy ra đã lâu, nhưng khi viết những dòng chữ này, tui vẫn khóc.
Rồi gần hai mươi năm trước, nhà tui lại có người mắc bệnh ung thư, phải mổ. Những đợt hoá trị tàn phá dữ dội. Khi truyền thuốc xong, trong ruột có gì đều tuôn ra hết, tóc lần lượt rụng từng mảng, nhiều lần không vào thuốc được vì cơ thể thiếu hồng huyết cầu trầm trọng. Người chỉ còn da bọc xương, phải liên tục uống thuốc đặc trị của bệnh suốt trong năm năm, tốn kém không phải là ít. Cũng may, nhờ ơn trên, căn bệnh cũng khỏi và được tiếp tục sống.
Và rồi cách đây mười năm, tui trở thành bệnh nhân của căn bệnh này. Trải qua ba cuộc giải phẩu, hàng chục lần sử dụng thuốc mê để nội soi, trải qua những đau đớn và tuyệt vọng, tui càng thấu hiểu hơn nỗi đau của người mang bệnh ung thư và nỗi khổ của những người trong gia đình họ. Tui đã từng là chứng nhân, vừa là bệnh nhân nên tui rất thông cảm với những người mang bệnh này. Tui nhớ lúc tui nằm ở phòng hậu phẫu, tui đã chứng kiến một người nhà của một bệnh nhân đang giải phẩu không có tiền mua thuốc và bông băng phục vụ cho cuộc mổ đã chạy suốt hành lang khóc lóc trong nỗi khốn cùng. Tụi tui gom góp lại cho họ chút đỉnh, nhưng rồi những ngày sau đó nữa rồi sẽ ra sao? Gần mười năm rồi, đã trở về lại là người bình thường như chưa có bệnh, nhưng căn bệnh này vẫn là nỗi ám ảnh không nguôi.
Ba năm trước, cậu em ruột của tui đang ở Mỹ cũng phát hiện ung thư. Cũng may, anh em chúng tui sinh ra trong gia đình làm ngành y, nên ý thức ngăn ngừa bệnh tật tương đối kỹ nên thường là được phát hiện sớm, cơ hội chữa chạy cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa, trường hợp chú em tui được chăm sóc và điều trị ở xứ sở có điều kiện tốt, tuy vậy cũng trải qua những đau đớn và tốn kém cũng không ít mới vượt qua được bệnh.
Và mới đây, đến lượt ông anh cả của tui cũng vừa phát hiện bệnh. Thế là một cuộc chạy đua diễn ra không khác gì một cuộc đua marathon. Chạy bệnh viện, chạy bác sĩ, chạy phòng nằm, chạy xét nghiệm, chạy siêu âm, chạy thuốc hoá trị… chạy đến đâu tiền tuôn đến đó để mong cứu mạng sống. Và giờ thì đang hoá trị, tóc rụng, đau đớn khắp người, hồng huyết cầu tụt thê thảm. Nhìn thương lắm! Từ một luật sư đẹp trai, một võ sĩ, một huấn luyện viên võ thuật. Giờ là một người bệnh ngồi thở dốc với nỗi hoang mang.
Với những thực tế như vậy, xin hỏi mọi người tui không căm phẫn và nguyền rủa lũ người tán tận lương tâm nhập thuốc giả bán cho bệnh nhân sao được. Làm sao tui có thể im lặng khi chứng kiến nỗi khổ của các bệnh nhân nghèo phải vơ vét những đồng tiền xương máu để rồi nhận được những viên thuốc giả. Làm sao tui có thể làm ngơ khi chính bản thân và người nhà của mình đã từng quằn quại đau đớn vì bệnh hành hạ để rồi sẽ có lúc nhận những viên thuốc giả giá cao. Làm sao tui có thể quên được cậu bé mười hai tháng bị khoét mắt, làm sao có thể quên ánh mắt của cậu bé Dũng chết vì ung thư xương, làm sao có thể quên tiếng khóc tấm tức và tủi thân của cô bé ung thư buồng trứng nằm dưới gầm giường. Làm sao có thể quên những giòng nước ói phọt ra có vòi của người nhà tui khi vừa truyền thuốc hoá trị. Và rộng ra, không thể quên được hàng triệu bệnh nhân đang khắc khoải từng ngày mong chờ những viên thuốc có thể giúp họ sống thêm vài năm để được nhìn con lớn lên. Cũng không thể không nhắc đến hàng ngàn người đã chết hàng năm vì bệnh ung thư ở Việt Nam, trong đó đã có bao nhiêu người đã uống nhằm thuốc giả.
Đừng trách tui viết những lời cay nghiệt. Đừng bảo tui sao cứ viết chửi bọn bất nhân. Vì lương tâm, vì là người chứng kiến, vừa đã từng là bệnh nhân, tui không thể im lặng, tui không thể không nguyền rủa lũ người đang đếm tiền trên tế bào ung thư của người bệnh, những người mang danh lương y mà bàn tay vấy máu mủ đầy tội lỗi khi làm giàu bằng những đồng tiền xương máu của bệnh nhân.
Tui không thể bàng quan, tui không thể im lặng.

Từ Facebook Do Duy Ngoc

________________________________________

4 comments:

  1. Những người bất đồng chính kiến thì tù đày, không cho gia đình họ sinh sống.
    Những kẻ giết người, giết hàng loạt, như những người nhập thuốc giả này, thì tù về tội nhập thuốc lậu, và chỉ ở tù vài năm.

    Nếu tui nói: họ khốn nạn. Cô Qui Nhơn có thấy tui quá đáng o?

    ReplyDelete
    Replies
    1. " Nếu tui nói: họ khốn nạn"..
      Chị Mai ơi! sao chị còn lịch sự nhẹ lời quá vậy. QN còn dùng những lời lẽ đâm chất, đậm mùi hơn nhiều để diễn tả lũ súc vật này đấy.
      Mến.QN

      Delete
  2. Qn men.
    xin loi phai dung tu mien bac DIT ME con bo truong kim TIEM va lu cong san hut mau nguoi, minh da khoc that nhieu khi doc bai cua anh DO DUY NGOC ,xin loi QN lau lam minh khong hoi tham gd QN nhat la tran bao vua roi, ngay nao minh cung vao nha QN nhung minh khong comment (10thang),vi progam viet chu co dau (anh HUY chi minh)khong viet duoc nua nen ngai khong muon viet , vi viet khong co dau doc khong ok.
    Men Loan.

    ReplyDelete
  3. Chào chị Loan
    Viết không có dấu cũng không sao đâu chị . QN đọc được mà.

    Bản thân mình không muốn dùng những danh từ nặng nề cho bất cứ ai . Nhưng với những loại người không còn là người . Cũng như nếu sắp họ vào loài cầm thú thì những con thú này sẽ đi kiện vì làm nhơ bẩn hàng ngũ của chúng nó .
    Thế này nhé , chị cứ tự nhiên nặng lời cho thoã lòng mình . QN không ngại . Chỉ
    e chúng mình không có đủ ngôn từ để diễn tả bọn " Cháu ngoan bác hồ " này đâu chị
    Quí mến / QN

    ReplyDelete