Đoàn Dự ghi chép
Khánh Chi và chồng sắp cưới |
THƯA QUÝ BẠN, ở VN hiện nay gần như người ta có phong trào sửa sắc đẹp: căng da mặt, nâng mũi, cắt mắt, gọt cằm cho thật nhọn thành hình chữ V (gọi là V-line), tẩy trắng da… Những chuyện đó các cô (kể cả các ông thì căng da mặt và sửa mũi) thường làm tại Việt Nam, còn những người bề ngoài là nam nhưng mang tính chất nữ (gay) hay những người bề ngoài là nữ nhưng mang tính chất nam (lesbian) thì nếu có tiền, họ sẽ sang Thái Lan để làm phẫu thuật chuyển giới.
Tuy nhiên, theo các BS Thái Lan cho biết, số người chuyển giới từ nam sang nữ hầu như chiếm đa số, còn người chuyển từ nữ sang nam rất ít, gần như không có. Vậy, trong bài này, chúng ta nói về chuyện giải phẫu chuyển giới từ nam sang nữ nhiều hơn là từ nữ sang nam.
Thứ nhất: giai đoạn giải phẫu “ngoại hình” như gọt cằm, sửa mắt, sửa môi, nâng mũi, nâng ngực, tẩy da… để người con trai trở thành có ngoại hình giống như một cô gái nhưng thực chất cơ quan sinh dục vẫn là của phái nam nên cô ta không thể quan hệ bình thường nếu lấy “chồng” được.
Thứ hai: giai đoạn giải phẫu “cơ quan sinh dục”: cắt cơ quan sinh dục nam, tạo cơ quan sinh dục nữ kể cả hình thức nhóm lông và dây thần kinh, khiến họ có thể quan hệ tình dục với “chồng” một cách bình thường và có cảm giác đầy đủ. Tuy nhiên, đến giai đoạn này họ vẫn chưa thể có thai hoặc có con được vì chưa có cơ quan sinh sản nữ bên trong cơ thể.
Thứ ba: giai đoạn tạo cơ quan sinh sản: Bình thường, cơ quan sinh sản của phụ nữ cực kỳ tinh vi, phức tạp, nào là buồng trứng, trứng, ống dẫn trứng (gọi là 2 vòi Fallope, nếu bị bệnh phải cắt một vòi là đã khó có thai rồi), nào là dạ con (tử cung)… Đã vậy, ở mỗi thời kỳ, buồng trứng và dạ con còn tiết ra các hormone để điều khiển sự thụ thai và nuôi dưỡng thai. Nói chung, trình độ khoa học ngày nay chưa tạo ra cơ quan sinh sản của người nữ được, vì vậy những người chuyển giới từ nam thành nữ dù có ngoại hình và cơ quan sinh dục nữ vẫn chưa thể có thai và có con được, họ phải xin con nuôi.
Có điều, chúng ta để ý thấy một người nam chuyển giới thành nữ dù đã lớn tuổi nhưng trông họ rất trẻ và đẹp, cứ như cô gái mới ngoài 20 tuổi. Trên đây xin mời quý bạn xem hình ảnh tiêu biểu của Lâm Khánh Chi, một ca sĩ đã chuyển giới từ nam sang nữ rất nổi tiếng.
Lúc chưa chuyển giới, Khánh Chi tên thật là Huỳnh Phương Khanh, có nghệ danh là Lâm Chí Khanh. Nhờ gia đình giàu có, cậu sang Thái Lan chuyển giới rồi đổi nghệ danh thành Lâm Khánh Chi và sắp làm đám cưới với người yêu vào cuối tháng 8/2017 này.
Tiếp theo, chúng ta xem xét hành trình khủng khiếp của người chuyển giới từ nam sang nữ, sau đó theo dõi cuộc sống và hôn nhân của họ với người “chồng” bình thường như thế nào…
Lột da, xẻ thịt để thành phụ nữ - Đau đớn tột cùng về thể xác.
Trước khi bước vào giai đoạn quan trọng nhất của việc chuyển đổi giới tính, các bác sĩ chuyên môn thường làm phẫu thuật các giai đoạn cơ bản như: nâng mũi, gọt cằm, căng da mặt, gọt xương gò má, xương vai… Bước cuối cùng là tái tạo lại bộ phận sinh dục mới.
Những ngày qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip dài, ghi lại cảnh một đám cưới diễn ra ở Thanh Hóa, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong video, cô dâu xinh xắn mặc chiếc váy đỏ rực rỡ, sánh vai bên chú rể trẻ, họ bước đi trong sự reo hò, cổ võ của rất đông dân chúng vây quanh.
Đám cưới này được tổ chức vào ngày 2/8/2017, tại xã Hà Thanh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Điều khiến đám cưới trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn bao giờ hết bởi vì “cô dâu” Thảo My (sinh năm 1971, tức năm nay 46 tuổi) ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa, là nam chuyển giới thành nữ, còn chú rể Đinh Văn Nhiệm (sinh năm 1982, kém cô dâu 11 tuổi, quê ở Thái Bình) hoàn toàn là một đàn ông “chính hiệu”.
Hôm đám cưới, chú rể đến ruớc cô dâu ngay tại chợ Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) – nơi có tiệm buôn bán của Thảo My. Truớc khi chuyển giới, Thảo My có tên là Hoàng Văn Thảo, có một sạp hàng bán quần áo khá nổi tiếng.
Tại nhiều nơi phẫu thuật chuyển giới ở Thái Lan, các phóng viên đã tiếp xúc khá nhiều với các bác sĩ, y tá chuyên về chuyển giới trong quá trình “lột xác”. Theo y tá R. đang làm việc tại một bệnh viện chuyển giới ở Bangkok thì, những người ở Việt Nam sang Thái “thay hình đổi dạng” phần lớn là chuyển từ nam sang nữ, rất ít người chuyển giới từ nữ sang nam. Và gần như các ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở xứ Chùa Vàng đều thành công, rất ít khi xảy ra sự việc ngoài ý muốn hoặc “tai nạn nghề nghiệp”, bởi vì Thái Lan là một trong các nước hàng đầu thế giới về lãnh vực này.
Đóng vai người có nhu cầu chuyển đổi giới tính, tiếp cận với bác sĩ T – người từng đứng mổ hàng trăm ca phẫu thuật chuyển giới – ông tiết lộ, quá trình cắt bỏ bộ phận sinh dục nam để tạo bộ phận sinh dục nữ rất phức tạp. Bác sĩ phải thật sự lành nghề, phải có kinh nghiệm nhiều năm phẫu thuật giới tính thành công thì bệnh nhân mới dám phó thác sinh mạng của mình trong việc mổ xẻ.
Thật sự mà nói, giai đoạn này người chuyển giới bị đau đớn tột cùng về thể xác, thậm chí nhiều người sau khi lành lặn vẫn còn sợ hãi. Mỗi khi có người nhắc đến hoặc hỏi thăm chuyện chuyển giới như thế nào, có đau lắm không, họ vẫn còn rùng mình, ròng ròng nước mắt.
Cũng theo bác sĩ T. quá trình chuyển giới được bắt đầu khi bác sĩ tâm lý kiểm tra để biết người đàn ông đó có tự nguyện chuyển giới để trở thành một phụ nữ thật sự hay không. Tiếp đến, bác sĩ trực tiếp giải phẫu sẽ đánh giá xem bệnh nhân có đủ sức khỏe để trải qua quá trình tìm lại chính mình bằng “máu và nước mắt” hay không. Nếu bệnh nhân đáp ứng được những yêu cầu nói trên thì ký giấy tờ cam kết và… lên bàn mổ!
Vào phòng phẫu thuật, bước đầu đội ngũ y, bác sĩ đặt một ống thông tiểu vào niệu quản của bệnh nhân để rút cạn nước tiểu trong bàng quang. Sau đó, rạch vùng bìu, cắt bỏ hai tinh hoàn kể cả dương vật, chỉ giữ lại niệu quản (đường dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể).
Sau đó, bác sĩ bắt đầu tạo hình cơ quan sinh dục nữ với hàng loạt các thủ thuật phức tạp, cực kỳ tỉ mỉ. Bác sĩ phải thật sự có chuyên môn cao, bởi vì công đoạn này liên quan đến việc quan hệ tình dục của bệnh nhân sau này, nó giúp người chuyển giới có được cảm giác giống như một phụ nữ bình thường trong lúc quan hệ với người nam.
Bị tra tấn bởi… mùi hôi!
Những ngày lưu lại tại khách sạn mà những người chuyển giới thuê phòng để nằm dưỡng thương, gần như các phóng viên cảm nhận được trọn vẹn nỗi đau về thể xác cũng như tinh thần của bệnh nhân sau khi sang Thái Lan chuyển đổi giới tính.
Nhớ ngày nào đã gặp và trở thành bạn hữu của Phi Hùng, lúc ấy còn là một cậu nhạc công với cái tên rất mạnh mẽ đó, thường biểu diễn tại các quán bar thuộc trung tâm Sài Gòn. Ngày đó, Phi Hùng đầy nam tính chừng nào thì nay trở nên yếu đuối, phút chốc trở thành một “cô” Minh Hằng chân yếu tay mềm, nằm trên giường bệnh rên rỉ liên hồi bởi những cơn đau hành hạ sau phẫu thuật.
Hơn một tuần lễ gần như sinh hoạt cùng những người Việt sang Thái phẫu thuật chuyển giới, phóng viên không thể quen với mùi xú uế từ chính những người đang dưỡng thương xông ra. Khoảng ba ngày sau khi mổ, những mảng da chết còn sót bắt đầu khô bên ngoài, nhưng bên trong thì luôn ứ mủ, còn các vết khâu thì âm ỉ chảy nước dịch màu vàng, khiến các căn phòng luôn nồng nặc mùi hôi và mùi tanh xộc lên tận óc. Để hạn chế bớt mùi hôi, nhiều người phải bó tã em bé cả ngày. Mỗi khi thay tã, khắp căn phòng tràn ngập thứ mùi rất khó gọi thành tên ấy.
Tột đỉnh của sự đau đớn!
BS Thep Vechavisit đã chuyển giới hàng ngàn người ở Thái Lan |
Cứ khoảng 8 giờ sáng và 16 giờ chiều mỗi ngày, những người lưu trú tại khách sạn Gandinlen ở thủ đô Bangkok không xa lạ gì với những tiếng rên rỉ, la khóc đau đớn của những người vừa chuyển đổi giới tính, đang được bạn mình dùng khúc cây gỗ cho vào “vùng kín” mới tạo để nong.
Theo chân hành trình tìm lại bản thân của người chuyển giới, các phóng viên không khó nhận ra rằng, trong ngàn lẻ một nỗi đau khủng khiếp về thể xác của người chuyển giới, thì việc đưa khúc cây gỗ vào bộ phận sinh dục để nong cho thông khiến họ đau đớn gấp hàng trăm ngàn lần những ca phẫu thuật khác như gọt xương hàm, gọt xương gò má…
Thường thường, những người chuyển giới nằm dưỡng thương ở khách sạn 3 ngày thì trở lại bệnh viện cho bác sĩ rửa vết mổ; 2 ngày sau cắt chỉ và bắt đầu thực hiện việc nong cây gỗ; 7 ngày cắt dây kẽm dùng để tạo hình bộ phận sinh dục nữ; 10 ngày cắt chỉ bên trong; 14 ngày làm vệ sinh tổng thể. Việc nong theo ba chặng, bằng ba khúc gỗ có kích thước từ 8-20 cm. Người nong phải hết sức tỉ mỉ, nhẹ nhàng, nếu sai một chút sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người chuyển giới sau này, hay thậm chí sẽ đe dọa tính mạng của họ ngay khi còn đang trong thời kỳ dưỡng thương, do bị nhiễm trùng.
Tại khách sạn, Hoa Hạ là người trực tiếp nong cây gỗ cho các bạn của mình. “Cô” nói: “Nỗi đau nong cây gỗ sẽ ám ảnh suốt đời đối với người chuyển giới. Bởi vết thương khi chưa kịp lành nhưng mỗi ngày đều phải dùng một cây cứng để nong, mục đích để tạo nên một lỗ rỗng dài, không cho da thịt khép lại. Mặc dù, vết thương còn rỉ máu, nhưng ngày nào vật cứng ấy cũng được đưa vào rồi chà đi chà lại khiến nhiều người đau đớn như chết đi sống lại. Nhưng khi nghĩ mình sắp trở thành con gái, trở về với con người thật của mình thì họ cắn răng chịu đựng để cố vượt qua”.
Tại khách sạn Gandinlen, kể lại hành trình mà bản thân mình đã từng phẫu thuật chuyển giới và nong cây, Khởi My (23 tuổi, ngụ tại quận 5 Sài Gòn) rùng mình nói: “Những cơn đau sau khi mổ để tạo hình bộ phận sinh dục nữ chẳng thấm vào đâu so với việc nong cây. Thời gian đó tôi như người mất hồn mỗi khi trông thấy bác sĩ. Những người bạn của mình cho vật đó vào thân thể chẳng khác gì cực hình tra tấn. Nhiều lúc đau đớn quá sức chịu đựng, tôi van xin bác sĩ chích thuốc giảm đau, nhưng bác sĩ bảo không thể lạm dụng thứ thuốc “an thần” ấy được”.
Để trở thành một phụ nữ, những thân phận “hồn cô xác cậu” đã phải trải qua một lộ trình “lột xác” khủng khiếp như vậy. Họ chấp nhận tốn kém, chấp nhận những đau đớn tột cùng về thể xác, cũng như chấp nhận bị giảm tuổi thọ vì chỉ mong tìm lại được con người thật của chính mình, dù đó là một hành trình hết sức kinh hoàng, bởi vậy ở bên Thái Lan dân chúng thường thông cảm và quý mến những người chuyển giới hơn là kỳ thị.
Cuộc sống và hôn nhân của một người chuyển giới
Đã từng lấy vợ để che giấu giới tính thựcNhững ngày qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip dài, ghi lại cảnh một đám cưới diễn ra ở Thanh Hóa, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong video, cô dâu xinh xắn mặc chiếc váy đỏ rực rỡ, sánh vai bên chú rể trẻ, họ bước đi trong sự reo hò, cổ võ của rất đông dân chúng vây quanh.
Đám cưới này được tổ chức vào ngày 2/8/2017, tại xã Hà Thanh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Điều khiến đám cưới trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn bao giờ hết bởi vì “cô dâu” Thảo My (sinh năm 1971, tức năm nay 46 tuổi) ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa, là nam chuyển giới thành nữ, còn chú rể Đinh Văn Nhiệm (sinh năm 1982, kém cô dâu 11 tuổi, quê ở Thái Bình) hoàn toàn là một đàn ông “chính hiệu”.
Hôm đám cưới, chú rể đến ruớc cô dâu ngay tại chợ Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) – nơi có tiệm buôn bán của Thảo My. Truớc khi chuyển giới, Thảo My có tên là Hoàng Văn Thảo, có một sạp hàng bán quần áo khá nổi tiếng.
Đám cưới gây nhiều tò mò của Thảo My tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa |
Ngày còn nhỏ, cậu bé Hoàng Văn Thảo mơ hồ chưa phân định rõ rệt mình là nam hay nữ, nhưng rất thích chơi với các bạn gái và luôn luôn mong đuợc mặc váy, kẹp tóc và múa hát như con gái.
Vốn hát hay, múa dẻo, nên Thảo thường được các bạn giao cho đóng vai…công chúa mặc dầu cậu là một “hoàng tử”!
Học tới trung học Thảo mới biết trong con người mình là tâm hồn của một thiếu nữ. Cậu bắt đầu có ý thức nhiều về bản thân nên chú ý đến từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói. Ví dụ đi dự đám cưới, Thảo trang điểm thêm một chút son phấn để tự tin là mình xinh xắn. Đặc biệt, Thảo rất thích một cậu bạn trong lớp nên suốt buổi ngắm nhìn và rất muốn được ngồi gần cậu đó.
Học xong trung học thì Thảo thi vào trường Sân khấu – Điện ảnh nhưng không đậu. Sau đó cậu bị gọi đi nghĩa vụ quân sự và đóng quân ngay tại thị xã Bỉm Sơn. Nhà Thảo nghèo, lại có tới 6 anh chị em, vậy nên vừa xuất ngũ, chàng trai trẻ đã phải lao vào làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Từ mò cua bắt ốc, cày thuê cuốc mướn đến lên rừng kiếm củi về bán. Ít lâu sau Thảo tập tành buôn bán, ban đầu buôn rau, khoai, sắn, rồi chuyển qua làm hàng xáo (bán gạo). Sau này có chút vốn, Thảo mở sạp bán quần áo.
Tới 30 tuổi, Thảo bắt đầu cảm thấy cô đơn. Trong khi bạn bè đồng trang lứa đã có gia đình thì Thảo vẫn còn lẻ bóng. Lúc bấy giờ rất nhiều người biết Thảo là “pê-đê” nên thường nhìn anh với ánh mắt không mấy thiện cảm! Điều này khiến Thảo chịu áp lực không nhỏ. Để tránh sự chế giễu của mọi người, Thảo thử tán tỉnh các cô gái nhưng không thành công vì chính anh không hề rung động đối với phái nữ. Thảo tâm sự: “Cuộc sống của tôi không hề có tuổi thanh xuân. Tôi luôn luôn than thân trách phận, nhiều đêm nằm khóc ướt cả gối và từng nghĩ đến cái chết vì quá cô đơn”.
Sau nhiều đêm trằn trọc,Thảo quyết định kết hôn với một phụ nữ cũng ngoài 30 tuổi và còn độc thân như mình hòng che mắt thiên hạ. Do đến với nhau không phải vì tình yêu nên chỉ sau vài tháng, cả hai quyết định chia tay. Thảo kể: “Chúng tôi lấy nhau là do thông cảm hoàn cảnh của nhau chứ không hề có tình yêu nam nữ. Ngay khi tìm hiểu, tôi không giấu giếm mà nói: “Anh là “pê-đê”, em có thể chấp nhận lấy anh không?”. Cô ấy trả lời: “Anh đừng bận tâm tới chuyện đó, miễn sao chúng mình sống hạnh phúc với nhau là được rồi”. Thì ra chính cô ấy cũng không hiểu gì về người “pê-đê” mà cứ tưởng họ cũng có tình cảm như người bình thường. Không có tình yêu, hai đứa chia tay. Lúc ấy lòng tôi tan nát vì tôi biết mình không có cách chi yêu được một người nữ và cũng không hiểu tại sao một người nam mang tính chất nữ như tôi lại không thể yêu thương một người nữ được. Tôi bỏ công ăn việc làm, đi Sài Gòn chơi cả tháng trời để cân bằng lại cuộc sống và khỏa lấp nỗi buồn.
Khi đã suy nghĩ thông suốt rằng mình chỉ mang thân xác là một người nam, còn tâm hồn, tình cảm đích thực là một người nữ, tôi quay trở về, tiếp tục buôn bán và nuôi ý định kiếm tiền để sang Thái Lan giải phẫu chuyển giới. Tôi cũng bắt đầu làm từ thiện, thường xuyên giúp đỡ người già neo đơn và người tàn tật vì nghĩ ở đời, có phúc thì sẽ có phần.
Từ ngày làm việc từ thiện, cuộc sống của tôi xuôi chèo mát mái, buôn bán đắt hàng và đặc biệt là tâm hồn luôn thanh thản, không đau khổ như trước nữa.
Năm 2015, Hoàng Văn Thảo bắt đầu tính đến chuyện đi làm phẫu thuật chuyển giới. Để có hình dáng trẻ trung, xinh đẹp như bây giờ, cậu đã phải trải qua tổng cộng 6 lần sang Thái Lan. Ngoài 40 tuổi, cơ thể đã bước sang giai đoạn lão hóa, Thảo bắt buộc phải đầu tư nhiều hơn cho hành trình tìm lại con người thực của mình. Hiện nay, nhiều người khi tiếp xúc vẫn không thể đoán được tuổi chính xác của “Thảo My” – Thảo đổi tên thành “Thảo My” – bởi ngoại hình rất trẻ của “cô”.
Thảo My nói: “Tôi không nhiều tiền. Nhưng đã làm thì phải đầu tư. Tôi đã nghiên cứu kỹ và chọn gói phẫu thuật mắc tiền nhất để bảo đảm an toàn cho bản thân. Tôi đã phải trải qua nhiều bước như gọt hàm, cắt mắt, làm môi, làm mũi… Phẫu thuật chuyển giới cực kỳ đau đớn, nhất là tạo ngực và chuyển đổi bộ phận sinh dục. Đặc biệt, tôi xin không uống thuốc hoặc chích hormone nữ vì sợ ảnh hưởng xấu và giảm tuổi thọ.Thay vào đó, tôi cố gắng thay đổi bản thân, từ đi đứng, nói năng cho đến ăn mặc, đầu tóc, sao cho mang nữ tính và nhẹ nhàng nhất có thể có được. Sau phẫu thuật, trí óc tôi cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, lúc nhớ, lúc quên”, Thảo My cho hay.
Cuộc sống của chàng trai Thảo trước khi chuyển giới là chuỗi ngày đấu tranh giữa con người hiện tại và khát vọng được.
Chuyển giới thành công và trở thành phụ nữ, Hoàng Văn Thảo đổi tên thành Thảo My. “Cô” cho biết trên cuộc hành trình gian nan tìm lại chính mình ấy, Thảo may mắn vì luôn được gia đình khuyến khích, ủng hộ.
Trong cuộc trò chuyện với các phóng viên, Thảo My khá buồn. Cô cho rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng hạnh phúc, vậy mà, khi đã mang một hình hài khác, thiên hạ vẫn không buông tha cô. Thảo My thở dài: ”Tôi bị tổn thương rất nhiều. Tôi đi làm phẫu thuật về, cơ thể chưa hồi phục người ta đã chê bai, dè bĩu, lại còn nói bỏ ra cả đống tiền sang Thái Lan mà nhìn dị hợm. Tôi mặc váy áo đẹp, lộng lẫy một chút họ cũng lườm nguýt. Nhiều lần bực quá, tôi buộc phải “xù lông” để tự bảo vệ mình”.
Vừa phẫu thuật chuyển giới thành công, do quá trẻ và đẹp so với cái tuổi ngoài 40, cô hai lần có người yêu. Mối tình đầu là một anh nhân viên kém cô 20 tuổi. Trước đây anh này là người làm trong công ty may mặc, vẫn lo việc chở hàng đến giao cho sạp của cô khi cô còn là “cậu” Hoàng Văn Thảo, rất quen thuộc nên biết khá rõ về cô. Họ yêu nhau được 1 năm thì chia tay vì anh ta không thể tiếp tục yêu một người chuyển giới. Thảo My cho rằng anh ta là người rất tốt nhưng tình cảm của anh ta như vậy, nếu mình cố níu kéo thì cũng không thể mang lại hạnh phúc cho cả hai người, nên cô đành chấp nhận chia tay. Sau đó cô yêu một người làm công an. Tuy mối tình chỉ kéo dài vài tháng ngắn ngủi nhưng thời gian đó họ thực sự rất hạnh phúc, cuối cùng anh ta khám phá ra Thảo My là người chuyển giới, hai bên xa nhau.
Gặp được ý trung nhân nhờ một cuộc điện thoại gọi lầm
Sau hai mối tình ngọt ngào có, cay đắng có, Thảo My quen biết người chồng hiện tại. Cô kể: “Hôm đó tôi đang ngồi trông coi cửa hàng, tự nhiên có điện thoại lạ gọi đến. Đầu dây bên kia là một giọng đàn ông rủ bạn đi uống cà phê. Khi biết lầm số, chúng tôi vẫn trò chuyện với nhau rồi kết bạn trên mạng xã hội Facebook. Anh ấy tên Đinh Văn Nhiệm, sống tại Thái Bình và là một người lao động tự do, gặp việc gì làm việc nấy. Tính tình anh khá hiền lành, nhã nhặn, nên nhanh chóng chiếm được cảm tình của tôi. Lúc đầu anh không hề biết tôi là một người chuyển giới, lại càng không biết tôi lớn hơn anh tới hàng chục tuổi. Một hôm, từ Thái Bình vào Thanh Hóa đến nhà thăm tôi, anh vô tình nhìn lên tường ngắm bức hình chụp đại gia đình tôi. Trong bức ảnh đó tôi chưa chuyển giới. Anh rất ngạc nhiên: “Sao trong hình là con trai mà bên ngoài lại là con gái?”. Tôi thành thực trả lời: “Thật ra em là một người chuyển giới, trông trẻ như vậy nhưng sự thực lớn hơn anh tới 11 tuổi, anh thấy sao, có buồn không?”. Anh suy nghĩ một lát rồi nói: ”Không, anh không quan trọng hóa vấn đề đó. Qua Facebook, anh biết em là người hiền lành, có lòng nhân hậu, hay đi làm việc từ thiện. Bây giờ hiểu chuyện anh càng yêu quý và thương em hơn”.
Những ngày không đi làm, Nhiệm thường đi xe đò vào Bỉm Sơn phụ giúp Thảo My trong việc việc buôn bán. Tình cảm của hai người càng ngày càng gắn bó. Sau 2 tháng tìm hiểu nhau, họ quyết định tiến tới hôn nhân.
Ngày Nhiệm dẫn Thảo My ra Thái Bình diện kiến gia đình, bố mẹ Nhiệm rất ưng thuận. Gần đến ngày cưới, khi biết Thảo My là nguời chuyển giới, họ khá buồn nhưng cũng không ngăn cản tình cảm giữa đôi bên.
Chuyện Thảo My “lấy chồng”, hàng xóm láng giềng cũng bàn ra tán vào. Người ta nói Nhiệm không yêu đương gì hết mà thực chất chỉ là “đào mỏ” rồi ba bảy hăm mốt ngày sẽ chán mà bỏ nhau. Nhưng có lẽ điều này chính người trong cuộc mới hiểu.
Trải qua nhiều cố gắng, cuối cùng tình yêu của họ cũng đã vuợt qua các rào cản và định kiến xã hội nên nhận được sự quan tâm, ủng hộ của mọi người.
Thảo My nói, sau này dù với bất cứ lý do gì mà hôn nhân của họ không được trọn vẹn, Nhiệm có người khác thì cô cũng chấp nhận, bởi vì cô đã thực hiện được ước vọng lớn nhất của đời mình là được làm cô dâu, khoác lên mình chiếc áo cưới lộng lẫy và được thiên hạ công nhận như một cô gái bình thuờng.
Thảo My tâm sự: “Tôi rất yêu anh Nhiệm. Sau này nếu chồng tôi muốn có con nối dõi, tôi sẽ đồng ý lấy vợ khác cho anh, miễn sao người phụ nữ đó yêu thương anh như tôi yêu anh. Còn nếu anh không bỏ tôi, từ từ rồi tôi sẽ nhận hai đứa con nuôi, một trai một gái. Tôi rất mong muốn mở được một trung tâm từ thiện để nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và người già neo đơn không nơi nương tựa. Nhưng việc đó còn quá xa xôi vì cần rất nhiều tiền, song tôi sẽ cố gắng thực hiện”.
Hiện tại, sau đám cưới, Nhiệm vẫn đi đi về về giữa Thái Bình và Thanh Hóa. Thảo My cho biết cô đang cố gắng khuyên chồng chuyển hẳn vào Bỉm Sơn, kiếm việc làm để vợ chồng được gần nhau, chăm sóc cho nhau. Nhắc đến chồng, nhắc đến các dự định lớn trong tương lai, ánh mắt Thảo My sáng lên đầy khát khao, hy vọng.
Đoàn Dự (thoibao.com)
_____________________________________
No comments:
Post a Comment