Vi Anh
Năm nay 2017, Ngày Của Mẹ hay Hiền Mẫu nhằm Chủ Nhựt 14 tháng
Năm và Ngày Của Cha hay Từ Phụ nhằm Chủ Nhựt 18 tháng Sáu ở Mỹ. Cha mẹ là trụ
cột của gia đình, gia đình Việt Nam là nền tảng của xã hội VN. 42 năm nhìn lại
xã hội Việt Nam của người Mỹ gốc Việt phát triển trong xã hội Mỹ mới thấy vai
trò, công ơn trời biển của cha mẹ nơi quê hương mới của người Việt tại Mỹ.
Lịch sử chỉ đánh giá đúng anh hùng, liệt nữ sau khi quan tài đã đóng kín. Ngày Của Mẹ, Ngày Của Cha năm thứ 42 này, những người cha, người mẹ Việt Nam đầu tiên đưa gia đình sang tỵ nạn CS ở hải ngoại chắc cũng không còn nhiều lắm. Đây là cơ hội tốt để thấy công ơn trời biển của những người cha, người mẹ đã hy sinh đưa con cái đến bến bờ tự do, quên mình nơi quê hương mới để lo cho con cái – là lớp trẻ Việt hải ngoại -- được như ngày hôm nay.
Census 2010 của chánh phủ Mỹ làm 7 năm trước đã cho thấy cộng đồng người Mỹ gốc Việt phát triển một cách đặc biệt. Đã lên hạng tư trong khối di dân gốc Á châu đến trước rất lâu tại Mỹ quốc. Đã giữ được hồn Việt, tiếng Việt trong gia đình, “nói tiếng Việt ở nhà” nhiều hơn các sắc dân khác. Nhưng ra ngoài xã hội người Mỹ gốc Việt ăn học cũng chẳng thua ai, 25% có bằng đại học 4 năm hay cao hơn. Trong 10 năm, dân số gốc Việt tăng gần nửa triệu người, và ngay tại thời điểm kiểm tra, tổng số người mang họ Việt Nam tại Hoa Kỳ là: 1,548,449.
Lợi tức trung bình của gia đình 4 người là 59,000 USD một năm so với 62,000 của toàn quốc. 67% có việc làm, đứng hàng thứ tư trong cộng đồng di dân Á Châu, cao hơn tỷ lệ toàn quốc Mỹ là 65%. Tỷ lệ ly dị 6%, thấp hơn tỷ lệ chung toàn quốc Mỹ là 11%. Tỷ lệ làm chủ căn nhà mình đang ở là 65% so với 66% của toàn quốc cho thấy gia đình là trụ cột của cộng đồng Mỹ gốc Việt.
42 năm là thời gian gần nửa đời người. Thế hệ thứ nhứt đại đa số là những quân dân cán chánh VN Cộng Hoà liều mình dẫn gia đình con cái đi tỵ nạn CS ở hải ngoại, trẻ nhứt cũng 30, bây giờ đã hơn sáu, bảy, tám mươi rồi. Không ít người đã ra đi; số còn lại cũng mấp mé bờ sanh tử theo luật vô thường của Tạo Hoá.
Tre tàn măng mọc là qui luật sinh tồn. Con hơn cha nhà có phước, sau hơn trước đất nước có phần là đà tiến hoá của một dân tộc.
Hậu duệ của những người cha người mẹ đến bến bờ tự do, đứa con sanh sớm nhứt tại hải ngoại bây giờ cũng trên 40 tuổi. Có người gọi là thế hệ thứ hai bây giờ cũng đã tứ thập nhi bất hoặc rồi. Còn thế hệ thứ ba thì nhiều lắm đang đại học hay ngoài đời, hoà nhập sâu sát vào xã hội Mỹ. Dù bi quan và khiêm tốn sắc tộc thế mấy đi nữa cũng thấy lớp người hậu duệ của những bậc cha mẹ thuộc thế hệ thứ nhứt của những người Việt tỵ nạn CS, không thua sút bất cứ sắc tộc nào đã nhập cư các siêu cường Tây Phương hàng thế kỷ trước.
Đặc biệt ở Mỹ là hiệp chủng quốc, nơi người Việt định cư đông nhứt trên thế giới, những cố gắng vươn lên, thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội của người gốc Việt thấy rõ nhứt. Bác sĩ, luật sư, kỹ sư, tướng tá quân đội Mỹ, chuyên viên gốc Việt đã bão hòa so với tỷ lệ dân số gốc Việt.. Ngành nào lớp trẻ VN cũng có mặt, chen vai sát cánh với những sắc tộc khác.
Sự thành công này của thệ hệ hậu duệ theo phân tích và nhận định của những nhà xã hội học là do yếu tố gia đình VN. Nói đến gia đình VN là nói đến cha mẹ. Gia đình tự nó là một nhóm xã hội (social group). Bất cứ nhóm xã hội nào cũng có sự lãnh đạo mới mưu cầu hạnh phúc và thăng tiến được. Nhóm xã hội gia đình VN, người cha thường đóng vai trò lãnh đạo thực hiện (instrumental leadership), nặng về lý trí, thực tiễn, đòi hỏi con cái phải thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của gia đình.
Do đó người cha tỏ ra cứng rắn với con cái và ít được con cái thân tình như đối với mẹ. Còn người mẹ đóng vai trò lãnh đạo hoà hợp, tạo sự thông cảm chung, hạnh phúc, êm ấm chung cho gia đình nên được lòng con cái hơn người cha. Hai thể thức lãnh đạo này không xung khắc nhau mà bổ túc cho nhau, làm gia đình VN phát triển tốt trong xã hội Tây Phương và làm cho lý do lớp trẻ VN thăng tiến nhanh trong xã hội các quốc gia định cư cách nước nhà có nơi nửa vòng Trái Đất.
Trên đường định cư cũng như trên bất cứ đường đời nào đều vạn sự khởi đầu nan. Cha mẹ lấy thân phận lót đường cho con cái để lớp trẻ có ngày nay. Hầu hết thế hệ thứ nhứt quên mình, để dĩ vãng qua một bên, hướng về tương lai phía trước, lo cho gia đình thăng tiến.
Tướng lãnh Quân Lực VNCH không ngần ngại đi làm người lau cửa sổ cho các building, người quản lý nhà hàng. Nghị sĩ, dân biểu VNCH đi bán xăng, bán tiệm rượu, làm thợ nhà in, thợ lắp ráp điện tử. Công chức cao cấp đi cắt chỉ, ủi đồ, cắt cỏ, làm móng tay, làm mặt trong thời kỳ chân ướt chân ráo. Làm với tất cả lòng tận tụy, với sự hiểu biết và tin tưởng nơi lớp trẻ tiến lên, tiến thân.
Con cái dầng công nhau xây đắp đại gia đình. Một chiếc xe ban đầu đôi ba anh chị em chia giờ nhau đi và đưa rước nhau. Anh học ra trường tiếp cha mẹ đóng tiền trường cho em đi đại học cao hơn. Cả nhà chung đậu tiền cho người anh mua căn nhà đầu tiên và anh tiếp tay em mua căn nhà hay sang căn tiệm mới.
Việc dầng công đó thực hiện được nhờ sự lãnh đạo thực hiện và hoà hợp của cha mẹ. Sư kết hợp này có và làm được là do tình thương gia đình, và chữ tín nghĩa này có và mạnh hơn mọi credit mà không ngân hàng nào có thể so sánh được. Bất thành văn tự nhưng long trọng và chắc chắn như nền tảng gia đình VN.
Do vậy Ngày Của Mẹ, Của Cha thứ 42 của người Việt hải ngoại này là ngày tưởng nhớ tới những người cha người mẹ đã dẫn dắt con ra khỏi chế độ CS, đến miền Đất Hứa. Ngày tưởng nhớ những hy sinh của những người cha người mẹ lót đường cho con cái tiến thân nơi quê hương mới. Ngày ngưỡng mộ lòng dũng cảm của những người cha người mẹ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, một ngày 24 giờ, một tuần bảy ngày để con cháu được như ngày nay; lòng dũng cảm của những người mẹ người cha đó can đảm hơn người chiến sĩ can trường xung phong ngoài mặt trận vì giờ phút can đảm xung phong ngắn hơn, ít khi xảy ra hơn so với lòng dũng cảm gần như suốt đời của cha mẹ.
Chẳng những thế có nhiều cha mẹ gốc Việt còn muốn hy sinh cho con khi không còn ở cõi trần này nữa. Nhiều người cha người mẹ dặn dò hay di chúc cho con cái, sau khi theo ông theo bà, thì con cái đem hoả thiêu, lấy tro đem rải ngoài biển hay gởi trong các cơ sơ thờ phượng. Vì không muốn đem tro xương của mình trở lại nước nhà còn nằm trong tay CS. Vì biết con cháu ở xứ văn minh kỹ nghệ, quá bận bịu này phải chạy theo việc làm, thường khi phải ở xa, ngày giỗ tết, thanh minh mà vì bận bịu công việc làm ăn không về viếng mộ được, thì bùi ngùi, tủi buồn tội nghiệp.
Trong những lý do vệ sinh, giản dị, niềm tin tôn giáo, nhiều gia đình VN bớt theo phong tục Việt sống cái nhà chết cái mồ, mà chấp nhận hoả táng thân nhân, lấy tro rải biển hay gởi ở các cơ sở tôn giáo, thờ tự, có lý do gia đình ấy.
Lịch sử chỉ đánh giá đúng anh hùng, liệt nữ sau khi quan tài đã đóng kín. Ngày Của Mẹ, Ngày Của Cha năm thứ 42 này, những người cha, người mẹ Việt Nam đầu tiên đưa gia đình sang tỵ nạn CS ở hải ngoại chắc cũng không còn nhiều lắm. Đây là cơ hội tốt để thấy công ơn trời biển của những người cha, người mẹ đã hy sinh đưa con cái đến bến bờ tự do, quên mình nơi quê hương mới để lo cho con cái – là lớp trẻ Việt hải ngoại -- được như ngày hôm nay.
Census 2010 của chánh phủ Mỹ làm 7 năm trước đã cho thấy cộng đồng người Mỹ gốc Việt phát triển một cách đặc biệt. Đã lên hạng tư trong khối di dân gốc Á châu đến trước rất lâu tại Mỹ quốc. Đã giữ được hồn Việt, tiếng Việt trong gia đình, “nói tiếng Việt ở nhà” nhiều hơn các sắc dân khác. Nhưng ra ngoài xã hội người Mỹ gốc Việt ăn học cũng chẳng thua ai, 25% có bằng đại học 4 năm hay cao hơn. Trong 10 năm, dân số gốc Việt tăng gần nửa triệu người, và ngay tại thời điểm kiểm tra, tổng số người mang họ Việt Nam tại Hoa Kỳ là: 1,548,449.
Lợi tức trung bình của gia đình 4 người là 59,000 USD một năm so với 62,000 của toàn quốc. 67% có việc làm, đứng hàng thứ tư trong cộng đồng di dân Á Châu, cao hơn tỷ lệ toàn quốc Mỹ là 65%. Tỷ lệ ly dị 6%, thấp hơn tỷ lệ chung toàn quốc Mỹ là 11%. Tỷ lệ làm chủ căn nhà mình đang ở là 65% so với 66% của toàn quốc cho thấy gia đình là trụ cột của cộng đồng Mỹ gốc Việt.
42 năm là thời gian gần nửa đời người. Thế hệ thứ nhứt đại đa số là những quân dân cán chánh VN Cộng Hoà liều mình dẫn gia đình con cái đi tỵ nạn CS ở hải ngoại, trẻ nhứt cũng 30, bây giờ đã hơn sáu, bảy, tám mươi rồi. Không ít người đã ra đi; số còn lại cũng mấp mé bờ sanh tử theo luật vô thường của Tạo Hoá.
Tre tàn măng mọc là qui luật sinh tồn. Con hơn cha nhà có phước, sau hơn trước đất nước có phần là đà tiến hoá của một dân tộc.
Hậu duệ của những người cha người mẹ đến bến bờ tự do, đứa con sanh sớm nhứt tại hải ngoại bây giờ cũng trên 40 tuổi. Có người gọi là thế hệ thứ hai bây giờ cũng đã tứ thập nhi bất hoặc rồi. Còn thế hệ thứ ba thì nhiều lắm đang đại học hay ngoài đời, hoà nhập sâu sát vào xã hội Mỹ. Dù bi quan và khiêm tốn sắc tộc thế mấy đi nữa cũng thấy lớp người hậu duệ của những bậc cha mẹ thuộc thế hệ thứ nhứt của những người Việt tỵ nạn CS, không thua sút bất cứ sắc tộc nào đã nhập cư các siêu cường Tây Phương hàng thế kỷ trước.
Đặc biệt ở Mỹ là hiệp chủng quốc, nơi người Việt định cư đông nhứt trên thế giới, những cố gắng vươn lên, thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội của người gốc Việt thấy rõ nhứt. Bác sĩ, luật sư, kỹ sư, tướng tá quân đội Mỹ, chuyên viên gốc Việt đã bão hòa so với tỷ lệ dân số gốc Việt.. Ngành nào lớp trẻ VN cũng có mặt, chen vai sát cánh với những sắc tộc khác.
Sự thành công này của thệ hệ hậu duệ theo phân tích và nhận định của những nhà xã hội học là do yếu tố gia đình VN. Nói đến gia đình VN là nói đến cha mẹ. Gia đình tự nó là một nhóm xã hội (social group). Bất cứ nhóm xã hội nào cũng có sự lãnh đạo mới mưu cầu hạnh phúc và thăng tiến được. Nhóm xã hội gia đình VN, người cha thường đóng vai trò lãnh đạo thực hiện (instrumental leadership), nặng về lý trí, thực tiễn, đòi hỏi con cái phải thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của gia đình.
Do đó người cha tỏ ra cứng rắn với con cái và ít được con cái thân tình như đối với mẹ. Còn người mẹ đóng vai trò lãnh đạo hoà hợp, tạo sự thông cảm chung, hạnh phúc, êm ấm chung cho gia đình nên được lòng con cái hơn người cha. Hai thể thức lãnh đạo này không xung khắc nhau mà bổ túc cho nhau, làm gia đình VN phát triển tốt trong xã hội Tây Phương và làm cho lý do lớp trẻ VN thăng tiến nhanh trong xã hội các quốc gia định cư cách nước nhà có nơi nửa vòng Trái Đất.
Trên đường định cư cũng như trên bất cứ đường đời nào đều vạn sự khởi đầu nan. Cha mẹ lấy thân phận lót đường cho con cái để lớp trẻ có ngày nay. Hầu hết thế hệ thứ nhứt quên mình, để dĩ vãng qua một bên, hướng về tương lai phía trước, lo cho gia đình thăng tiến.
Tướng lãnh Quân Lực VNCH không ngần ngại đi làm người lau cửa sổ cho các building, người quản lý nhà hàng. Nghị sĩ, dân biểu VNCH đi bán xăng, bán tiệm rượu, làm thợ nhà in, thợ lắp ráp điện tử. Công chức cao cấp đi cắt chỉ, ủi đồ, cắt cỏ, làm móng tay, làm mặt trong thời kỳ chân ướt chân ráo. Làm với tất cả lòng tận tụy, với sự hiểu biết và tin tưởng nơi lớp trẻ tiến lên, tiến thân.
Con cái dầng công nhau xây đắp đại gia đình. Một chiếc xe ban đầu đôi ba anh chị em chia giờ nhau đi và đưa rước nhau. Anh học ra trường tiếp cha mẹ đóng tiền trường cho em đi đại học cao hơn. Cả nhà chung đậu tiền cho người anh mua căn nhà đầu tiên và anh tiếp tay em mua căn nhà hay sang căn tiệm mới.
Việc dầng công đó thực hiện được nhờ sự lãnh đạo thực hiện và hoà hợp của cha mẹ. Sư kết hợp này có và làm được là do tình thương gia đình, và chữ tín nghĩa này có và mạnh hơn mọi credit mà không ngân hàng nào có thể so sánh được. Bất thành văn tự nhưng long trọng và chắc chắn như nền tảng gia đình VN.
Do vậy Ngày Của Mẹ, Của Cha thứ 42 của người Việt hải ngoại này là ngày tưởng nhớ tới những người cha người mẹ đã dẫn dắt con ra khỏi chế độ CS, đến miền Đất Hứa. Ngày tưởng nhớ những hy sinh của những người cha người mẹ lót đường cho con cái tiến thân nơi quê hương mới. Ngày ngưỡng mộ lòng dũng cảm của những người cha người mẹ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, một ngày 24 giờ, một tuần bảy ngày để con cháu được như ngày nay; lòng dũng cảm của những người mẹ người cha đó can đảm hơn người chiến sĩ can trường xung phong ngoài mặt trận vì giờ phút can đảm xung phong ngắn hơn, ít khi xảy ra hơn so với lòng dũng cảm gần như suốt đời của cha mẹ.
Chẳng những thế có nhiều cha mẹ gốc Việt còn muốn hy sinh cho con khi không còn ở cõi trần này nữa. Nhiều người cha người mẹ dặn dò hay di chúc cho con cái, sau khi theo ông theo bà, thì con cái đem hoả thiêu, lấy tro đem rải ngoài biển hay gởi trong các cơ sơ thờ phượng. Vì không muốn đem tro xương của mình trở lại nước nhà còn nằm trong tay CS. Vì biết con cháu ở xứ văn minh kỹ nghệ, quá bận bịu này phải chạy theo việc làm, thường khi phải ở xa, ngày giỗ tết, thanh minh mà vì bận bịu công việc làm ăn không về viếng mộ được, thì bùi ngùi, tủi buồn tội nghiệp.
Trong những lý do vệ sinh, giản dị, niềm tin tôn giáo, nhiều gia đình VN bớt theo phong tục Việt sống cái nhà chết cái mồ, mà chấp nhận hoả táng thân nhân, lấy tro rải biển hay gởi ở các cơ sở tôn giáo, thờ tự, có lý do gia đình ấy.
Vi Anh
(vietbao.com
– 17/6/2017)
No comments:
Post a Comment