Sunday, April 30, 2017

Ngày 30 tháng tư – Kỷ niệm đau buồn (*)

Trần Anh Kiệt


Làm thế nào quên được nỗi đau vô tận của một dân tộc trước chiến thắng của chế độ cộng sản, một bạo quyền được áp đặt và thực hiện bằng máu và nước mắt của người thua trận? Nỗi đau nầy khó thể chôn chặt tận đáy sâu của dĩ vãng. Dù thời gian có khả năng hàn gắn, nó vẫn xuất hiện, sâu đậm, phủ trùm lên tâm hồn tôi nhiều cay đắng mỗi khi nhớ đến thảm cảnh mà người Việt tỵ nạn đã trải qua với bao vết thương được thế giới tự do tận tình băng bó. Làm sao tôi quên được cặp mắt đỏ ngầu như chó dại của các bộ đội cộng sản đứng trên chiến xa càn quét những ổ kháng cự của chiến sĩ miền Nam ở cửa ngõ vào Saigon. Ký ức của tôi khó phai mờ hình ảnh của người dân hoảng hốt chạy tán loạn tìm đường trốn bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, trốn cái gọi là thiên đàng cộng sản với bao tội ác gớm ghê từng bao trùm miền Bắc.
Những người chạy trốn đó rất có lý, những kẻ ở lại ngồi khoanh tay, bất lực, nhìn nhau, nước mắt lưng tròng. Vì kẻ chiến thắng không đợi lâu để trả thù, con đại bàng thù hận đã thò ra móng vuốt, vươn đôi cánh lớn để phủ trùm bằng bóng tối của địa ngục vô số trại tập trung, từ nơi ấy vang lên những tiếng kêu đau đớn và tuyệt vọng của tù nhân đói khát, bị khảo tra và cũng tại nơi ấy văng vẳng lời rên xiết của hàng ngàn linh hồn người tù miền Nam bị xử bắn tùy tiện hay bị chết vì kiệt sức.
Sự trả thù tàn ác của cộng sản, kết hợp với sự tan vỡ của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy hàng trăm ngàn người Việt Nam ra biển cả để đi tìm tự do trong khoảng thời gian kéo dài hơn mười năm. Những người đến được bến bờ đã thành công trong việc tạo dựng lại cuộc đời trên thế giới tự do. Tôi hiện diện trong số người ấy. Nhưng biết bao người khác đã bị sóng biển cuốn đi, thân xác bị chôn vùi dưới lòng đại dương. Hãy tưởng tượng nỗi đau vô tận của người mẹ, người vợ, người con trông chờ một cách tuyệt vọng dấu hiệu về sự sống sót của người thân. Họ đã đến được bến bờ hay chưa? Đối với câu hỏi trọng đại nầy, đài BBC lúc bấy giờ là niềm hy vọng cuối cùng để tìm câu giải đáp dù không trọn vẹn. Hầu như toàn dân miền Nam đều theo dõi một cách tích cực đài nầy để mong biết được tin tức của các chiếc tàu đến được bến bờ hay được cứu vớt ngoài biển khơi.
Đối với người Việt hải ngoại, thời gian không bôi xóa được ký ức buồn nhưng làm giảm nỗi đau của một vết thương chưa lành hẳn. Nhưng một vết thương khác lại hình thành, không kém sâu đậm: đó là nỗi đau nhìn dân tộc Việt Nam sống tăm tối trong thảm cảnh nô lệ được áp đặt bởi một chế độ khát máu; trong chế độ ấy, hàng trăm blogger bị bắt bỏ tù trong nhiều năm, vô số công dân bị khảo tra hay bị giết trong đồn công an, nô lệ tình dục là một phương tiện để sống còn. Chế độ ấy đã đẩy nền kinh tế hiện tại và tương lai vào con đường đen tối, bị hủy diệt bởi tham nhũng của bọn tư bản đỏ, những tên ngu dốt xưa là đao phủ thủ, nay biến thành nhà quản trị, tổng trưởng, viên chức cao cấp của đảng, đoàn.
Chúng tôi đau vì cái đau của dân tộc VN đang sống hấp hối, bị áp bức nặng nề dưới gông cùm cộng sản. Giấc mơ của chúng tôi mong có một nước Việt Nam tự do, thoát vòng nô lệ của cộng sản độc tài bỗng bị đứt đoạn vì một hiện thực tàn nhẫn: chế độ khát máu kia nuôi cả triệu công an, bộ đội, sẵn sàng tắm máu nhân dân, đập tan mọi tranh đấu cho tự do và quyền con người.
Ngày 30 tháng tư hôm nay, được Canada nhìn nhận là Ngày Hành Trình Tìm Tự Do, người Việt hải ngoại tưởng nhớ những anh hùng của họ : năm tướng lảnh và hàng chục sỉ quan VNCH đã tuẫn tiết khi Saigon thất thủ. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho vong linh những người đã bỏ mình trên biển cả hay trong rừng sâu. Và đây cũng là dịp chúng tôi tỏ lòng tri-ân sâu xa các dân tộc và các nhà lãnh đạo của các quốc gia đã đón nhận chúng tôi với lòng quảng đại và biếu cho chúng tôi một món quà vô giá: sự tự do.
Nim hi hn
(*) Bài nầy được viết bằng tiếng Pháp để đăng trên La Presse được tác giả viết lại bằng tiếng Việt
Có lẽ bạn cho tôi là người bỏ cuộc
Vì giấc mơ gián đoạn bất ngờ.
Thấy bạo quyền, thấy hàng triệu công an
Đang chờ chực sắp gây cơn tắm máu.
Không! Tôi vẫn nuôi niềm hoài vọng
Ngày lụi tàn của bọn thú làm người.
Mãi theo đuổi hư danh trong cuộc sống,
Bỗng giật mình trong tuổi xế chiều,
Ngẫm nhìn lại : Còn đâu quê hương cũ!
Bọn Cộng nô đã bán nước mất rồi.
Bán đất, bán rừng, bán cả biển khơi
Cho Tàu phù tràn lan trên đất Việt.

Hỡi ơi! 
Còn đâu môi trường sống của dân tôi.
Bao đất đai đã biến thành nhượng địa,
Cánh rừng thiêng đã thành bãi tha ma,
Lòng biển cả biến thành mầm hủy diệt,
Để ngư dân gác lưới mãi trông chờ.
Chờ uổng công Đảng, Đoàn loài thú dử,
Đầu độc dân bằng hóa chất tàu phù,
Hủy diệt dân bằng mầm móng ung thư,
Để hán-hóa toàn non sông đất Việt.
Các bạn trẻ ơi, hãy đừng có như tôi! 
Đừng chờ đợi, đừng mộng mơ, 
đừng thụ động, Hãy đứng lên đòi quyền sống cho dân.
Diệt cộng nô, phá áp bức, diệt tham ô.
Làm cho chúng phải sống trong sợ hãi. 
Hãy xem chúng như loài chó dại 
Đập chúng bằng hèo gậy ở mọi nơi. 
Để chúng dừng khảo tra người vô tội 
Để chúng dừng hút máu của nhân dân.
Để chúng dừng cười cợt sống vô luân 
Trên khổ đau của dân nghèo hấp hối. 

Tôi ích kỷ sống riêng tôi cho đến ngày tóc bạc 
Viết dòng chữ nầy vẫn còn thẹn với lương tâm 
Vì mộng mơ, chờ đợi bốn mươi năm
Tôi tỉnh giấc với bao niềm hối hận.

Trần Anh Kiệt - http://thoibao.com


________________________________________________

No comments:

Post a Comment