Nguyễn Thị Thêm
Trước hết tui xác nhận, dù tui nói tiếng
Nam Kỳ Quốc rặc, nhưng tui cũng là "Dân Nẫu".
Trong của trái tim người con dân Bình Định, tui không xấu hổ khi có người
hỏi :
Ừa thì dân Nẫu có gì mà xấu. Bởi ba
tui từ Bình Định vào Nam lập nghiệp từ nhỏ.
Khi có người thắc mắc tại sao lại gọi
là "Dân Nẫu" tiếng lóng để chỉ người miền Phú Yên, Bình Định.
Trong một bài tui không biết tác giả
đã viết như thế này :
(xin trích) - “Năm
1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan có
bổn phận đưa lưu dân nghèo không sản nghiệp khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo
Cù Mông đến đèo Cả (tỉnh Phú yên bây giờ). Sau 33 năm khai phá vùng đất mới,
hình thành làng mạc, năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên gồm hai
huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nâng cấp phủ Phú
Yên thành dinh Trấn Biên. Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa, dân cư
thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới
cấp huyện có cấp Thuộc, dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như Phường,
Nậu, Man.
Phường là các làng nghề có quy mô như
phường Lụa, phường Sông Nhiễu. Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một
nghề, người đứng đầu gọi là đầu Nậu.
Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm...
Do sự phát triển của xã hội Đàng Trong, năm 1726, chúa Nguyễn Phúc Chu (1697-1738) cử Đại ký lục chính danh Nguyễn Đăng Đệ quy định phạm vi, chức năng của các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính như “Thuộc”, “Nậu” bị xóa bỏ.
Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm...
Do sự phát triển của xã hội Đàng Trong, năm 1726, chúa Nguyễn Phúc Chu (1697-1738) cử Đại ký lục chính danh Nguyễn Đăng Đệ quy định phạm vi, chức năng của các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính như “Thuộc”, “Nậu” bị xóa bỏ.
Khái niệm thành tố chung cấp hành
chính “Nậu” được biến nghĩa dùng để gọi người đứng đầu trong đám người nào đó
và sau này dùng để gọi đại từ nhân xưng ngôi thứ ba.
Từ “Nậu” không xuất hiện độc lập mà chỉ
có mặt trong các tổ hợp danh ngữ:
Ví dụ:
- Mất chồng như nậu mất trâu
Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm.
- Tiếc công anh đào ao thả cá
Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm.
- Tiếc công anh đào ao thả cá
Năm bảy tháng trời nậu lạ tới câu.
- Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên.
Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú
Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng
cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng”, “bả”.
Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh”, “chỉ”. Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẫu''.
Nẫu đã đi vào ca dao Bình Định, Phú
Yên khá mượt mà, chân chất :
Ai nề sông núi Phú Yên
Cho nẫu nhắn gởi nỗi niềm nhớ quê
Phương ngữ Thuận Quảng (Thuận Hóa - Quảng Nam) với “mô, tề, răng, rứa, chừ”, vượt qua đèo Bình Đê (ranh giới Bình Định - Quảng Ngãi) được đổi thành “đâu, kia, sao, vậy, giờ”.
Cho nẫu nhắn gởi nỗi niềm nhớ quê
Phương ngữ Thuận Quảng (Thuận Hóa - Quảng Nam) với “mô, tề, răng, rứa, chừ”, vượt qua đèo Bình Đê (ranh giới Bình Định - Quảng Ngãi) được đổi thành “đâu, kia, sao, vậy, giờ”.
Và đặc trưng ngữ âm của vùng Nam Trung
bộ (Bình Định, Phú Yên) không phân biệt rạch ròi cách phát âm dấu hỏi và dấu
ngã. Đặc biệt, bà con vùng biển từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Gành Đỏ (Sông Cầu-Phú
Yên), các âm dấu ngã đều phát âm thành dấu hỏi.
Riêng đồng bằng Tuy Hòa, khi phát âm
không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã. Bởi vậy, “Nẩu” hay được phát âm là “Nẫu”.
Đồng bằng Tuy Hòa trù phú, nhiều nhà
giàu trong vùng cho con cái đi học chữ phương xa. Các vị có chữ nghĩa viết chữ
“Nẩu” theo phát âm quen miệng thành chữ “Nẫu”.
Nói nôm na, tiếng Nẫu là tiếng địa
phương của vùng Bình Định và Phú Yên có nghĩa là họ, hay người ta, vì là "đại
từ nhân xưng" nó nằm ở vị trí ngôi thứ ba vừa số ít mà cũng vừa số nhiều” -
(Hết trích).
Cho nên dù muốn dù không tui cũng là "Dân
Nẫu" dù tui chưa một lần về quê nội. Quê nội
tui nghèo lắm đó là làng An Nhơn tỉnh Bình Định. Người dân đa phần làm ruộng và
làm bánh tráng đa, nấu rượu hay làm nón. Loại nón Gò Găng đặc biệt của người
Bình Định. Cái gốc gác quê hương bây giờ còn sót lại là gia đình chú của tui. Bởi
chú không chịu vào Nam lập nghiệp. Chú ở lại lo hương quả, phần mộ tổ tiên và
hương khói nhà từ đường.
Chú tui bây giờ đã 90 tuổi và vẫn còn
sống.Tui còn nhớ về chú. Chú thiệt lùn. Mà kỳ nghen, người Bình Định thường là
lùn lùn chứ không cao. Có lẽ vì gần núi hay phong thổ nơi ấy khiến người dân
Bình Định không cao lớn, to con như người ta.
Chú Sáu tui lùn, nói năng chơn chất,
âm điệu quê mùa và khó nghe. Nhưng chú đi bộ giỏi lắm. Đố thanh niên đi lại
chú. Có lẽ quê nội tui đồi núi nhiều ít có xe cộ. Phương tiện di chuyển là đi bộ
nên chú tui đi thật nhanh. Ở quê nhà chú nấu rượu và tráng bánh đa. Bây giờ
nghe đâu con chú vẫn còn làm nghề cha truyền con nối này. Nhưng tân tiến hơn vì
có máy móc không làm thủ công như chú ngày xưa.
Kỷ niệm khiến tui nhớ về chú nhiều nhất
là lúc tui còn bé lắm. Thuở ấy kế bên cạnh nhà tui là nhà "Cậu Ruẫn"
Ai là người sống lâu năm ở Bình Sơn thì mới biết. Nhà cậu bán tạp hóa, nhưng
ban đêm cậu mở lớp dạy thêm. Học trò không phân biệt lớp mấy, cậu cũng nhận.
Thù lao chẳng có gì đáng kể vì ai có gì thì nộp cái đó. Gạo, mước mắm hay đôi
khi một ký thịt heo cậu cũng vui vẻ. Có những người gửi con học mà không đóng
gì hết cậu cũng xí xóa. Miễn là mấy đứa nhỏ chịu học là cậu vui. Cậu thường
giúp Cha và ông trùm lo việc nhà thờ. Tụi tui là học sinh của cậu nên tham gia
vào toán rước kiệu mỗi khi lễ trọng. Nhóm chúng tui là nhóm mặc đồng phục đánh
trắc nhịp nhàng đi sau kiệu rước.
Hôm đó Cậu cho làm toán chạy. Liên tiếp
mấy bài tui về nhất. Một bài viết chính tả tui cũng đứng đầu về không bị lỗi. Cậu
thưởng cho tui quyển Thế Giới Tự Do và một cuốn sách truyện tựa đề Mài Dao Dạy
Vợ.
Tui mừng lắm. Hí hửng về khoe với ba má
tui. Năm đó chú Sáu tui vào thăm, lúc chú về hai quyển sách đó không cánh mà
bay. Tui tìm khắp nơi không có. Ba tui mới cho biết chú đã xin ba tui đem về
cho con chú. Tui giận và ghét chú lắm. Tui khóc không chịu ăn cơm luôn, ba tui
hứa mua cho tui quyển sách khác, nhưng tui không chịu. Đầu óc trẻ thơ tui đâm
ra giận luôn mấy chú người Bình Định mà ba tui đang cưu mang để tìm việc làm.
Kỷ niệm đó hằn in trong tôi vì sau đó
Cậu Ruẫn đã bị phe bên kia về thủ tiêu kèm theo bản án. Trường học đóng cửa và
các chú người cùng quê không còn làm kẹo kéo vào trường bán cho học trò tụi
tui. Mợ Ruẫn và các con sau đó đùm túm nhau bỏ làng quê đi đâu không biết.
Mỗi lần vào Nam, chú Sáu tui đem vào
những đặc sản quê hương là bánh tráng đa, bánh in và bánh cốm thơm mùi gừng rất
ngon. Đặc biệt nhất là nón lá Gò Găng cho má tui và rượu do chính chú nấu để ba
tui đãi khách. Có một lần trời mưa, tui đội cái nón Gò Găng đi học. Nhóm bạn chọc
tui là "Bà già trầu" làm tui quê quá trời. Bởi nón Gò Găng thô
hơn nón Huế. Vành rộng và bên trong rất nhiều nan tre đan nhau rất đẹp và dày.
Do đó nó khá nặng lại nhiều màu mè, bên ngoài lại bọc một lớp vành bằng nylon
cho khỏi ướt. Tui chút xíu, đội cái nón to đùng lại nặng nề không thấy mặt mày ở
đâu nên tụi bạn chọc cũng đúng. Từ đó tui không bao giờ đội cái nón lá quê
hương đó nữa.
Chú Sáu tui rất sợ ba tui. Sau này đã
có cháu nội, nhưng khi vô thăm gia đình tui, suốt thời gian ở lại chú không dám
uống rượu. Dù con cháu mời chú cũng lắc đầu. Chú nói :
- Thôi ! Chú sợ anh Hai la.
Bởi ở quê nội tôi anh hai rất có uy với
em vì quyền huynh thế phụ. Nghe đâu lúc ba tui trong Nam, chú Năm thay mặt ba dạy
dỗ chú Sáu nhiều trận cũng ly kỳ lắm.
Chú Năm tui cũng lùn và đương nhiên ba
tui cũng không cao. Nhờ trời, lai bên ngoại nên tụi tui giò cẳng cũng kha khá
không đến nỗi nào.
Chú Năm tui rất giỏi chữ Hán và đánh
võ thật tài.
Hồi chú mới vô Nam, chú mở lò dạy võ
Bình Định tại nhà ba tui. Buổi chiều một nhóm thanh niên ra sân múa quyền, tấn,
thủ. Gậy gộc múa lia chia vui lắm. Chú đa tài, biết làm nhiều thứ để sinh nhai
nên sau này chú Năm tui rất khá.
Chú Năm được ba tui gửi tiền về đài thọ
cho ăn học nên chú giỏi tiếng Hán và cũng rất bảo thủ. Trong nhà chú vẽ một bức
tranh thật lớn. Trong đó ngoài hình vẽ, chú viết vào những câu chữ Hán, chữ Nôm
lẫn chữ Quốc Ngữ. Đại loại :
- Huynh đệ như thủ túc, phu thê như y
phục.
- Trai thời trung, hiếu làm đầu.
Gái thời
tiết hạnh là câu trao mình.
- Nam vô tửu như kỳ vô phong. vân...
vân...
Có một lần hai vợ chồng tui tới thăm,
chú và chồng tui cãi nhau kịch liệt về những tư tưởng quá hủ lậu này. Rốt cuộc
hai ông đều xỉn, gục tại chỗ.
Ngày má tui theo lệnh chồng về quê
Bình Định rước bà nội tui vô Nam. Má dụ em tui :
- Con ở nhà giỏi nghen ! Má ra quê đón
bà nội vô. Bà nội răng còn tốt lắm. Nội vô sẽ xước mía cho con ăn. Khỏi cần
dùng dao róc mía.
Thế là má tui ra đi, tụi tui hai chị
em ở nhà chờ nội về với hình ảnh thật đẹp, nội ngồi xước mía hai chị em ăn đã đời
luôn.
Bà nội tui xuống xe. Một bà già lùn
lùn, mặc bộ đồ đen, choàng một khăn sọc nâu đen cột chéo trên đầu. Một mắt
bị che bởi một mãnh khăn chéo hình tam giác. Nội vô nhà kêu hai đứa và cười.
Hai chị em tui dội ngược. Hai hàm răng
nội đen thùi lại dính cổ trầu đo đỏ thấy ớn. Thằng em tui chạy trốn sau lưng
tui thập thò nhìn nội. Còn tui khoanh tay "Thưa nội mới
dô", rồi chạy tuốt ra sau hè.
Đó là lần đầu tiên tui tiếp xúc với nội,
một người Bình Định chính gốc và nói toàn giọng Nẫu khó nghe.
Bởi ba tui vô Nam lâu nên nói giọng đã
pha tiếng Sài gòn. Âm điệu và từ dùng đã thay đổi nhiều.
Nghe nói nội tui là con quan, từ nhỏ
được cưng chiều, răng nội nhuộm từ hồi còn con gái. Mỗi năm đều dùng thuốc để
làm bóng và giữ răng đen, chắc. Cả đời nội chưa hề ra khỏi quê làng nên nội nói
chuyện giọng rất cứng và dùng những từ địa phương rất lạ. Tui nhớ một lần kêu
tui đi lấy cái đòn cho nội ngồi, tui vô vác cây đòn gánh của má tui ra. Nội nói
:
- Không phải. Cái đòn ngồi.
Thì ra nội muốn cái ghế đẫu thấp. Mỗi
khi làm gì sai nội nói "Đừng làm dẫy". Mỗi khi nội ngạc nhiên nội nói
"Dẫy na" hay "Úy châu cha quơi". Nội dùng từ "Nẫu"
để ám chỉ người khác. Làm điều gì nội vừa lòng nội nói ''được rầu'' (được rồi)
hay ''cái đầu gấu nậu đau từ hầu tấu'' (Cái đầu gối nội đau từ hồi tối). Ban đầu
nghe tui không hiểu, lâu dần thấy thân thiết, quen thuộc. Vắng nội tui lại nhớ
cái âm điệu quê mùa, thô kệch mà thân thiết biết bao nhiêu.
Nội nghe má kể chị em tui ước có nội
vô xước mía cho ăn. Nội sai ba ra vườn chặt mía rồi kêu Út vô để ăn mía. Nội xước
mía ngon lành rồi đưa cho Út. Út cầm miếng mía có dính cỗ trầu rồi… đứng im. Em
không dám quăng đi, mà cũng chẳng dám bỏ vào miệng. Nhìn hàm răng đen thùi,
nhìn cái khăn chéo đen che nửa bên mắt, nhìn toàn thân nội kỳ kỳ, lạ lùng dễ sợ.
Cuối cùng em bật khóc. Cả nhà vỡ lẽ ra. Má ôm em vào lòng dỗ dành. Từ đó chị em
tui không còn mơ nội xước mía cho mình ăn nữa.
Khi má tui ra quê chồng đón nội vào Nam. Má kể về quê chồng như sau :
Khi má tui ra quê chồng đón nội vào Nam. Má kể về quê chồng như sau :
“Làng quê nghèo lắm. Má phải làm mâm
cơm cúng gia tiên và chào hỏi họ hàng bên chồng. Má đi chợ mua thức ăn. Chợ xa
lắm mà chỉ có đi bộ mà thôi. Má gánh một gánh tiền Hồ, lội qua mấy cánh đồng
men đường núi. Tiền xài như giấy rác, một gánh tiền mua một gánh thức ăn đem về.
Má đem nội vào Nam, đi bệnh viện mổ mắt
và phụng dưỡng nội cho đến cuối đời. Nội mất thọ 94 tuổi, lúc đó má tui gần 70”.
Tôi chưa về quê nội lần nào vì thời buổi
chiến tranh, tui lấy chồng xa rồi bao nhiêu biến cố xảy ra, tui trở thành người
bỏ quên quê cha đất tổ.
Mỗi khi có ai nói về dân Nẫu tui lại
cười cười vì mình cũng là dân nẫu. Một quê hương không xa mấy mà chẳng được một
lần về. Nơi đó, người dân hiền lành, chân chất, cục mịch nhưng thẳng ngay và trực
tính. Giọng nói của ba tui hay các chú đều chậm rãi, từ từ nhưng nhấn mạnh những
gì quan trọng. Nó toát ra một cái gì chín chắn và uy nghiêm. Cho nên, dù ba tui
không nói nhiều, nhưng khi ông chỉ cái ghế bảo "Ngồi
xuống" là tụi tui khiếp vía thấy
mình có lỗi và ân hận đã làm ông phiền lòng.
Đôi khi người ta dùng từ "Người
Nẫu" có ngầm ý chê bai. Nhưng đó chỉ là
phân biệt vùng, miền kỳ thị lẫn nhau. Người Bình Định hiền lành, thiệt thà
không điêu ngoa hay xảo ngữ, cho nên hay bị người miền khác lừa. Có câu thiên hạ
hay ví von :
Quảng Nam hay cãi,
Quảng Ngãi hay lo,
Bình Định co ro.
Quảng Ngãi hay lo,
Bình Định co ro.
Thừa Thiên ăn hết.
đã nói lên cái tính thiệt thà, chơn chất
tiện tặn của người “Xứ Nẫu”
quê tui.
Ba tui là người Nẫu. Một người cha hiền
lành, cần cù và trung thực. Tôi hãnh diện về cha tui. Hãnh diện khi trong người
mình cũng có gốc gác “Người Nẫu”.
Tui không đủ ngôn từ để nói về “Dân
Nẫu” của tui. Tui xin mượn đoạn kết của bài viết mà tui không
biết tác giả để kết thúc bài viết này. Cám ơn tác giả đã cho tui tìm về quê nội
và thương vô cùng “Xứ Nẫu”
của tui.
(xin trích) - “Hồi
nhỏ, mỗi lần tôi làm điều gì không đúng, ông nội tôi thường nói: “đửng làm dẫy,
nẫu cừ” (đừng làm vậy, người ta cười), nhưng cũng có khi ông nội cho tôi thoải
mái, muốn làm gì thì làm, kể cả vấn thuốc rê của ổng ra sân ngồi hút phì phà
như người lớn, vì: “nẫu cừ thì kệ nẫu cừ, nẫu cừ lạnh bụng, hở mừ cái răng”.
Dân Nẫu đúng như giọng xứ Nẫu, hiền nhưng cộc cằn, phóng khoáng nhưng ngang ngạnh,
tình cảm nhưng hơi thô kệch…
Dân Nẫu đi đến đâu cũng là “dân nhà
quê”, học hành đến mấy vẫn không trút được cái gốc “Nẫu” của mình. Nẫu không
khôn ngoan, khéo léo như người Bắc. Nẫu không dịu dàng, lịch lãm như người xứ
Huế. Nẫu cũng chẳng rộng rãi, vô tư như người Nam. Nẫu là Nẫu. “Nẫu dzẫy” (nẫu
vậy), Dân Nẫu không quan tâm người khác nghĩ gì về mình, tốt xấu gì cũng mặc,
“kệ nẫu”. Cho nên dân Nẫu đi xứ khác làm ăn bị thiệt thòi nhiều, ít bạn, nhưng
nếu có bạn, nẫu sẽ sống chết với bạn... ” - (hết trích).
Cho nên bạn hãy yên tâm khi kết bạn với "Người Nẫu". Họ thiệt thà, chơn chất nhưng tốt bụng. Họ sẽ là những người bạn
đáng tin cậy.
Hãy tin tui đi. Vì tui cũng là "Người
Nẫu".
Nguyễn Thị Thêm
(ngo-quyen.org)
__________________________________________________
OMG! Nẫu nảy nở! Vui quá vì hai hôm nay đọc được hai bài nói về xứ của mình. Bài viết hay và có nhiều chi tiết mới. Cảm ơn chị. Khi còn ở Việt Nam tôi nghe 4 câu như vầy:
ReplyDeleteQuảng Năm hay cãi
Quảng Ngãi hãy lo
Bình Định nằm co
Thừa Thiên ních hết.
Chữ "ních" có vẻ "nẫu" hơn... Anyway, một chút chia xẻ thôi.
Cảm ơn người viết. Tuyết Vân.
Một chuyện cười của “Xứ Nẫu“ :
ReplyDeleteMột anh du khách đi đến xứ Nẫu, hỏi cô gái đang cấy lúa bên đường :
- Cô ơi, cho hỏi thăm, ruộng này của ai vậy ?
- Ruộng nẫu đó anh !
- Cái nhà đằng kia của ai vậy em ?
- Của nẫu đó anh !
- Vậy chiếc xe Honda kia ?
- Cũng của nẫu đó anh !
Đang lúc đó có chiếc phi cơ đang bay trên trời anh du khách mới hỏi thêm :
- Vậy còn máy bay kia là của ai ?
- Cũng của nẫu luôn đó anh !
Anh du khách trố mắt : "Trời… Ông Nẫu là ông nào mà giàu quá vậy ta… !".
Nguyễn Thị Thêm : Cái tên nghe thật quen . Nếu có thể chị Thêm cho mình biết trước 75 chị đã học trường nào ở Qui nhơn đễ mình bắt quàng làm họ .
ReplyDeleteCám ơn chị