Quinhon11
Hôm Houston bị lụt nặng, đang lúc nước dâng ngập thành sông, không ra khỏi được khu vực mình ở, thì được tin Anh Hai (anh chồng) mất ở NC. Thế là hai vợ chồng vội vàng bỏ hết để lái xe về dự đám tang.
Sau nhiều lần tưởng bỏ cuộc, khó khăn lắm tụi mình mới ra được xa lộ 290. Một phần cũng nhờ chiếc xe truck của xã xệ cao nên mới dám liều mà bươn đi.
Sau nhiều lần tưởng bỏ cuộc, khó khăn lắm tụi mình mới ra được xa lộ 290. Một phần cũng nhờ chiếc xe truck của xã xệ cao nên mới dám liều mà bươn đi.
Mình đã từng dự nhiều đám tang. Đám tang thì đương nhiên là buồn, nhưng cũng là dịp để gia đình, anh em, con cháu, tụ lại với một tinh thần tương thân, tương trợ. Nghĩa tử là nghĩa tận, đôi khi nó còn mang một thâm ý sâu xa hơn, đó là sự gần gủi của dòng tộc.
Anh em con cháu ai cũng ráng tranh thủ về tiễn đưa Anh Hai, Bác hai, Cậu Hai.. lần cuối. Vợ chồng mình tới sớm nhất nên lãnh phần đưa đón người ở phi trường, đở đần phần nào cho gia đình chị Hai, đang lúc tang gia bối rối.
Mọi người đến không lo chỗ ở, vì nhà Anh chị Hai rộng lắm. Căn nhà xinh xắn 5 phòng ngủ. Hai đứa con thành đạt đã có gia đình ra riêng, chỉ còn đôi vợ chồng già với mấy đứa cháu nhỏ chạy qua chạy lại ở chơi với anh chị. Bây giờ Anh Hai ra đi, căn nhà càng thênh thang trống vắng.
Thương thì thương lắm, nhưng cái cảm giác tang tóc làm ai cũng có chút e dè. Đêm về, vợ chồng mình ôm mền xuống phòng khách, chiếm một chỗ gần lò sưởi trải mền ngủ, để nhường phòng cho các anh chị lớn hơn. Vậy mà sáng ra, mình lên lầu mới biết 2 căn phòng đều bỏ trống. Năm anh chị dồn vào một phòng, trên giường, dưới đất ngủ la liệt. Thì ra các chị sợ không dám ngủ riêng. Hôm sau thêm các anh em nữa tới thì mới bớt sợ.
Có một đêm xã xệ mình đang ngủ, đèn tắt hết, màn đêm tối thui .. bỗng ông ngồi bật dậy nhìn dáo dác, để rồi phát hiện cái khung hình rọi lớn của anh Hai đem từ nhà quàng về, ai đó đem để ngay trên cái ghế gần chỗ ổng nằm, làm ổng linh tính có ai đó cứ nhìn ổng chăm chăm.. Sau khi đem bức hình để chỗ khác ổng mới ngủ được. Nghĩ cũng lạ.!
Anh Hai hiền lắm, con cháu bạn bè ai cũng thương, mình nghĩ anh có hậu vận tốt. Ngã bệnh từ năm kia, cái năm vợ chồng mình lên thăm tưởng chừng không qua khỏi vậy mà nhờ y học ở Mỹ tân tiến, Bác sĩ tận tình, anh sống thêm được gần hai năm nữa.
Suốt hai năm ra vào nhà thương, vợ và hai con luôn sát bên cạnh. Ba người thay phiên chia 3 ca luôn có mặt bên anh, từ lúc thức cho đến lúc ngủ, trong nhà thương cũng như ở nhà. Anh hoàn toàn không có cảnh tuổi già bệnh hoạn đơn độc, con cháu bỏ rơi.. hay phải vào viện dưỡng lão.
Mình nghĩ, trong cuộc sống đừng nên suy nghĩ bi quan quá, mọi việc đều có phước có phần. Nếu có một ngày mình lâm vào cảnh bi đát thì cũng nên nghĩ đó là trả nghiệp cho kiếp trước, đừng nên trách móc con cháu hay bất cứ ai. Một khi mình tập được tánh chấp nhận thì lòng sẽ nhẹ nhàng hơn.
Có nhiều điểm hay, làm mình thán phục cộng đồng người Việt ở Raleigh - NC. Hôm mình tới đã thấy nhiều đồ ăn để sẳn ở bếp nhà chị, do biết nhà chị sẽ có nhiều khách về nên tự động đem đồ ăn tới, họ giúp đở rất tận tình, chu đáo. Hai ngày sau còn có người đem thêm bánh cuốn, bánh mì..
Hỏi chị Hai thì chị nói tất cả đều là của cộng đồng, thân hữu mang tới.
Còn hàng xóm người bản xứ thì sao? Những chậu cúc, cẩm chướng đủ màu từng cụm trước sân nhà anh đang khoe sắc thắm. Chị Hai nói là của hàng xóm, nghe anh Hai vào nhà thương, họ tự mua hoa đem về trồng trước sân, như lời chúc phúc cho anh Hai mau lành bệnh. Cả năm nay họ cũng cắt cỏ dùm..
Hôm đưa anh ra nghĩa trang, thật hay! miếng đất anh nằm cách miếng đất Tía Má có vài bước. Chị hai chỉ miếng đất cũng gần đó: "mộ Mẹ chị bên kia".. Rồi chị thanh thản nhẹ nhàng: "sau này chị cũng nằm bên Anh Hai.. gần tất cả mọi người".
Hôm ở nhà quàng, có vài cảnh tượng làm mình có chút suy nghĩ: Bốn đứa cháu dễ thương của anh chị Hai, tuy còn nhỏ chỉ trên dưới 10 tuổi, đầu chít khăn tang, cũng quì lạy theo Cha mẹ. Thấy mẹ khóc cũng ôm mẹ khóc theo. Dù dâu chị người Tân gia Ba, rễ chị là người Mỹ, nhưng mọi nghi lễ chúng vẫn theo sát, với một sự tôn trọng đặt biệt.
Thằng bé cháu ngoại của anh chị mới 10 tuổi mà đỉnh đạt, dễ thương vô cùng. Cháu bận bộ vest trang trọng, trong buổi lễ có một thằng bé cùng tuổi cũng bận vest bước vào, theo sau là cha mẹ người Mỹ trắng, tươm tất, lịch sự. Cháu ung dung bước ra chào và dẫn những người này giới thiệu với bà ngoại, với cha mẹ: Đây là người bạn thân nhất của con (my best friend). Trong lúc cha mẹ hai bên bắt tay chia buồn, thì thằng bé dẫn bạn tới trước quan tài giới thiệu: "Ông ngoại của mình nằm đây", rồi đứa này bắt chước chấp tay cùng vái theo đứa kia, dễ thương vô cùng.
Vậy đó, khóc thì khóc theo cha mẹ, buồn thì buồn theo cha mẹ, nhưng lúc Xã xệ bảo đứng gần quan tài chụp hình, thì 4 đứa, đứa nào cũng tạo dáng và cười toe toét. Chúng ngây thơ, trong sáng làm sao, mình nhìn con cháu mà trong lòng thấy vui hết sức.
Trong nghĩa trang yên tỉnh này, nhìn thấy hai thế hệ đã nằm xuống, và rồi sẽ có thế hệ thứ ba, thứ tư.. mình chợt nghĩ với con cháu đời sau, nơi đây chẳng phải là cội nguồn sao?. Bao thế hệ đã đến đây, sống và chết trên mãnh đất này. Mảnh đất bao dung, có cơm ăn, có áo mặt, có kiến thức, có tự do, có tình người..
Với đời con cháu nơi đây lại chính là nơi chôn nhau cắt rốn, kỷ niệm, bạn bè.. của chúng nó
Vậy thì cái ngôn từ, cái ý niệm về "quê hương", theo quan niệm của người VN bỏ nước ra đi tìm tự do của thế hệ đầu, cũng cần nhìn lại. Có phải??
Quinhon11
Suốt hai năm ra vào nhà thương, vợ và hai con luôn sát bên cạnh. Ba người thay phiên chia 3 ca luôn có mặt bên anh, từ lúc thức cho đến lúc ngủ, trong nhà thương cũng như ở nhà. Anh hoàn toàn không có cảnh tuổi già bệnh hoạn đơn độc, con cháu bỏ rơi.. hay phải vào viện dưỡng lão.
Mình nghĩ, trong cuộc sống đừng nên suy nghĩ bi quan quá, mọi việc đều có phước có phần. Nếu có một ngày mình lâm vào cảnh bi đát thì cũng nên nghĩ đó là trả nghiệp cho kiếp trước, đừng nên trách móc con cháu hay bất cứ ai. Một khi mình tập được tánh chấp nhận thì lòng sẽ nhẹ nhàng hơn.
Có nhiều điểm hay, làm mình thán phục cộng đồng người Việt ở Raleigh - NC. Hôm mình tới đã thấy nhiều đồ ăn để sẳn ở bếp nhà chị, do biết nhà chị sẽ có nhiều khách về nên tự động đem đồ ăn tới, họ giúp đở rất tận tình, chu đáo. Hai ngày sau còn có người đem thêm bánh cuốn, bánh mì..
Hỏi chị Hai thì chị nói tất cả đều là của cộng đồng, thân hữu mang tới.
Còn hàng xóm người bản xứ thì sao? Những chậu cúc, cẩm chướng đủ màu từng cụm trước sân nhà anh đang khoe sắc thắm. Chị Hai nói là của hàng xóm, nghe anh Hai vào nhà thương, họ tự mua hoa đem về trồng trước sân, như lời chúc phúc cho anh Hai mau lành bệnh. Cả năm nay họ cũng cắt cỏ dùm..
Hôm đưa anh ra nghĩa trang, thật hay! miếng đất anh nằm cách miếng đất Tía Má có vài bước. Chị hai chỉ miếng đất cũng gần đó: "mộ Mẹ chị bên kia".. Rồi chị thanh thản nhẹ nhàng: "sau này chị cũng nằm bên Anh Hai.. gần tất cả mọi người".
Hôm ở nhà quàng, có vài cảnh tượng làm mình có chút suy nghĩ: Bốn đứa cháu dễ thương của anh chị Hai, tuy còn nhỏ chỉ trên dưới 10 tuổi, đầu chít khăn tang, cũng quì lạy theo Cha mẹ. Thấy mẹ khóc cũng ôm mẹ khóc theo. Dù dâu chị người Tân gia Ba, rễ chị là người Mỹ, nhưng mọi nghi lễ chúng vẫn theo sát, với một sự tôn trọng đặt biệt.
Thằng bé cháu ngoại của anh chị mới 10 tuổi mà đỉnh đạt, dễ thương vô cùng. Cháu bận bộ vest trang trọng, trong buổi lễ có một thằng bé cùng tuổi cũng bận vest bước vào, theo sau là cha mẹ người Mỹ trắng, tươm tất, lịch sự. Cháu ung dung bước ra chào và dẫn những người này giới thiệu với bà ngoại, với cha mẹ: Đây là người bạn thân nhất của con (my best friend). Trong lúc cha mẹ hai bên bắt tay chia buồn, thì thằng bé dẫn bạn tới trước quan tài giới thiệu: "Ông ngoại của mình nằm đây", rồi đứa này bắt chước chấp tay cùng vái theo đứa kia, dễ thương vô cùng.
Vậy đó, khóc thì khóc theo cha mẹ, buồn thì buồn theo cha mẹ, nhưng lúc Xã xệ bảo đứng gần quan tài chụp hình, thì 4 đứa, đứa nào cũng tạo dáng và cười toe toét. Chúng ngây thơ, trong sáng làm sao, mình nhìn con cháu mà trong lòng thấy vui hết sức.
Trong nghĩa trang yên tỉnh này, nhìn thấy hai thế hệ đã nằm xuống, và rồi sẽ có thế hệ thứ ba, thứ tư.. mình chợt nghĩ với con cháu đời sau, nơi đây chẳng phải là cội nguồn sao?. Bao thế hệ đã đến đây, sống và chết trên mãnh đất này. Mảnh đất bao dung, có cơm ăn, có áo mặt, có kiến thức, có tự do, có tình người..
Với đời con cháu nơi đây lại chính là nơi chôn nhau cắt rốn, kỷ niệm, bạn bè.. của chúng nó
Vậy thì cái ngôn từ, cái ý niệm về "quê hương", theo quan niệm của người VN bỏ nước ra đi tìm tự do của thế hệ đầu, cũng cần nhìn lại. Có phải??
Quinhon11
___________________________________________
Cô Qui Nhơn ơi, đọc xong bài này của cô làm con phải rơi lệ. Phải chi nhiều bác và ông bà đều có được cách quan sát và suy nghỉ như cô thì có những người làm con, làm dâu, làm cháu như chúng con đâu có phải ngậm ngùi mà phải để người thân muốn phải về Việt Nam mà để " dưởng già" và được chôn cất ở cái chổ gọi là "quê hương"! Mà trong khi rất nhiều hoặc tất cả con cháu thì sống ở đây. Và còn thêm một nỗi buồn nữa là nước Việt Nam sắp sửa còn đâu trong vòng vài năm nữa thì đâu là quê hương của năm xưa! Thôi xẳn dịp chúng con cũng xin chia buồn cùng gia đình và cầu nguyện linh hồn của bác Hai sớm tiêu diu miền cực lạc.
ReplyDeletecho em cọp dê bài chị về FB của nhóm bạn học của tụi em nhe . cám ơn chị đã chia sẻ vấn đề rất thực tế với thế hệ chị em mình .
ReplyDeleteáo tím
Chi oi, chi viet bai hay va cam dong the.
ReplyDeleteTO: THÚY lÊ.
ReplyDeleteQN cũng ở vào trường hợp như Thúy viết, cả một đại gia đình con cháu ở đây nhưng hai cụ nhất quyết về VN, "QUÊ HƯƠNG" để chết...
Thôi thì cũng đành .. vậy thì phải vậy..
Cám ơn em chia sẻ sự đồng cảm. / QN
___
To : Áo Tím.
Áo tím cứ tự nhiên , mình còn phải cám ơn bạn đã thích bài viết của mình.. Chỉ là có thời gian .. rồi nghĩ ngợi lung tung ..
QN
_________
To : Helen
Cám ơn em vào đọc và chia sẻ
_________
Thanks mọi người./ QN
Hôm nay mới có dịp ghé vào nhà QN thăm mới hay tin anh Hai đã mất. Ừ, cách đây 2 năm đã có nghe QN kể khi mới phát hiện bệnh của anh Hai mà giờ anh đã ra đi. Thành thật chia buồn cùng anh Anh và QN.
DeleteThân chúc mọi sự luôn an lành
Gà Ta
QN Cám ơn chị Gà.
DeleteSinh lão bệnh tử là chuyện ai cũng phải trãi qua. Quan trọng là sống làm sao để mình thanh thản ra đi và con cháu mỗi khi nhớ đến mình thì trong lòng có sự thương yêu , trìu mến..
QN cũng chúc chị và anh Hoà thân tâm an lạc
QN
Bài rất hay và thực tiễn. Mình cũng xin phép share vào trang nhà cho bà con đọc nha chị Qui Nhơn.
ReplyDeleteCám ơn nhiều. Mến chúc chị sức khỏe và bình an.
NPN
Chào NPN
DeleteCám ơn chị vào thăm trang nhà. Mỗi bài QN viết và gởi lên đây QN đều mong chúng được đi càng xa càng tốt.
Cám ơn đã góp một tay chuyển tiếp
Mến./QN