Được trang bị cánh cửa
nặng 90 tấn, có khả năng chống bom nguyên tử... những căn hầm chứa hàng
nghìn tấn vàng hay hạt giống này là bất khả xâm phạm!
Việc đột nhập vào những căn hầm hay khu
trú ẩn đặc biệt của chính phủ, tư nhân hoặc quân đội vô cùng khó khăn,
không hề đơn giản như trong những bộ phim của Hollywood.
|
Sau đây là danh sách những căn hầm được xem là bất khả xâm phạm:
Fort Knox – Hầm dữ trự của chính phủ Mỹ
Fort Knox – Hầm dữ trự của chính phủ Mỹ
Thực chất đây là một tòa lâu đài với an ninh vô cùng nghiêm ngặt. Có khoảng 5.000 tấn vàng trong Fort Knox.
Căn hầm được xây dựng bởi những tảng đá nguyên khối. Bức tường có bề dày gần 1,2 mét và được gia cố thêm bởi khung thép.
Bảo vệ tòa nhà là đội ngũ bảo vệ
được trang bị cả súng máy và hệ thống an ninh hiện đại. Xung quanh là
bốn hàng rào thép gai, hai trong số chúng có gắn điện. Gần đó là doanh
trại quân đội với 30.000 lính vũ trang.
Cho dù vượt qua được hết những trở
ngại trên thì cánh cửa chính nặng 22 tấn là cả một vấn đề. Chìa khóa để
mở cửa thuộc về một nhóm 10 người. Cánh cửa chỉ mở được khi cả 10 người
cùng hợp tác với nhau.
Điệp viên 007 và trận đấu bên trong Fort Knox trong phim. |
Cho đến hiện nay, chưa có một vụ trộm nào được công bố xảy ra tại Fort Knox. Trong bộ phim 007 “Ngón tay vàng”, điệp viên James Bond đã có màn trình diễn để đời với bối cảnh tại Fort Knox.
Hầm vàng liên bang tại New York, Mỹ
Bên dưới những con phố của
Manhattan, New York là căn hầm chứa vàng còn lớn hơn cả Fort Knox. Căn
hầm nằm sâu dưới lòng đất khoảng 25 mét và bao bọc bởi những khối đá
vững chắc.
Cánh cửa chính nặng 90 tấn chịu được
mọi loại chất nổ. Đội ngũ bảo vệ vòng ngoài được huấn luyện đặc biệt
với kỹ năng bắn súng hơn cả lính bắn tỉa.
Cánh cửa vào hầm. |
Không ai có thể vào trong hầm, công việc sắp xếp vàng được người máy đảm nhiệm. Không chỉ trữ vàng cho nước Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng gửi vàng tại đây.
Ước tính khoảng 25% số vàng của thế giới nằm ở hầm vàng này.
Hầm trữ vàng và hầm trữ bạc của nước Anh
Hầm trữ vàng và hầm trữ bạc của nước Anh
Đây là hầm vàng lớn thứ hai thế giới, chứa hơn 5.000 tấn vàng. Thời chiến tranh, nó từng được dùng làm hầm tránh bom.
Cánh cửa có khả năng chống bom được
khóa bởi hệ thống nhận dạng giọng nói. Những chìa khóa phụ có chiều dài
gần một mét không thể sao chép. Một số hệ thống an ninh khác không được
công bố.
Nữ hoàng Anh trong chuyến thăm hầm vàng. |
Ngân hàng Anh từ chối cung cấp thông tin chi tiết về căn hầm. Tuy nhiên, người ta ước tính nó có tổng diện tích sàn lớn hơn cả tòa tháp London.
Cũng giống như người anh em của
mình, hầm trữ bạc của Anh cũng được xem là không thể đột nhập. Nó có khả
năng chống bom nguyên tử, loại 37 kiloton từng thử nghiệm tại Nevada,
Mỹ.
Hầm vàng JPMorgan, Mỹ
Hầm vàng JPMorgan, Mỹ
Khi kinh tế thế giới lao dốc, nhiều
người chuyển sang dự trữ vàng tránh lạm phát. Đây là cơ hội cho
JPMorgan-Chase thành lập hầm lưu trữ vàng tại Manhattan, Mỹ.
Nằm sâu hàng chục mét dưới lòng đất và rộng hơn sân bóng đá, đây là một trong những hầm vàng lớn nhất thế giới.
Cánh cửa chính của căn hầm. |
Điều thú vị là hầm vàng của Cục dữ trữ liên bang Mỹ cũng nằm gần sát. Người ta cho rằng có đường hầm bí mật giữa hai bên và nền kinh tế Mỹ được điều chỉnh bởi chính phủ và JPMorgan.
Căn hầm thứ hai của JPMorgan nằm ở thủ đô London của Anh. Tương tự như tại Mỹ, căn hầm này cũng nằm gần của ngân hàng nước Anh.
Ngân hàng Thụy sỹ
Ngân hàng Thụy sỹ
Nổi tiếng khắp thế giới và là đề tài
bàn luận của rất nhiều vụ cướp ngân hàng. Đây là một trong những ngân
hàng an toàn nhất thế giới.
Hơn 200 năm qua, những chiếc hộp cá nhân ký gửi tại ngân hàng Thụy Sỹ được tin dùng bởi giới thượng lưu khắp thế giới.
Những ngăn lưu trữ trong ngân hàng. |
Khách hàng được bảo mật danh tính khi sử dụng hệ thống của ngân hàng. Chính vì vậy, rất nhiều tội phạm và chính khách giàu có sử dụng ngân hàng Thụy Sỹ để che giấu tài sản và trốn thuế.
Có những trường hợp, ngân hàng không
được phép liên hệ khách hàng để đảm bảo an toàn. Khi khách hàng qua
đời, rất khó để có thể hoàn trả tài khoản cho người thân của khách hàng.
Hầm núi Sắt
Hầm núi Sắt
Tại Germantown, New York (Mỹ) có một
căn hầm khá đặc biệt. Nó mở cửa cho tất cả khách hàng trên thế giới lưu
trữ hàng hóa của mình. Được xây dựng trên một hầm mỏ cũ, nó từng là
nông trại trồng nấm trước khi được biến thành hầm lưu trữ.
Bức hình Einstein lè lưỡi tại Hầm núi Sắt. |
Bản gốc bức hình Einstein lè lưỡi trước ống kính hay bằng sáng chế bóng đèn của Edison đều nằm ở đây. Tỉ phú Bill Gates cũng có tên trong danh sách những khách hàng của hầm núi Sắt.
Đường dẫn vào căn hầm. |
Công ty sở hữu căn hầm tận dụng sự lo sợ của người dân trong Chiến tranh Lạnh để thu hút khách hàng. Căn hầm rộng lớn nằm trong lòng núi có khả năng trở thành khu tránh bom khi chiến tranh hạt nhân nổ ra.
Để vào bên trong, bạn cần cung cấp
nhiều loại giấy phép khác nhau cũng như sự cho phép đặc biệt. Thêm vào
đó là hai lớp bảo vệ nghiêm ngặt.
Họ lục soát bất cứ ai ra vào căn hầm
mà không ngại ngùng những vị trí ngạy cảm. Sau cùng là cánh cửa chính
nặng 28 tấn với cơ chế khóa ba lớp ngăn cách thế giới bên ngoài và căn
hầm sâu gần 400m trong núi.
Hầm Mormon
Hầm Mormon
Căn hầm còn được biết đến với tên
gọi hầm lưu trữ núi Granite. Nó được đào sâu 200m vào trong lòng núi đá
tại Little Cottonwood, Utah, Mỹ.
Được bao quanh bởi đá và gia cố bởi
thép, nó có thể chống chịu đủ loại thuốc nổ nhằm khoan vào hầm. Hoàn
thành năm 1965, nó được coi là thư viện lưu trữ rất nhiều tài liệu liên
quan đến tôn giáo.
Tất cả đến từ hơn 100 quốc gia với khoảng 3,5 tỉ tấm hình các loại.
Bên ngoài đường dẫn vào hầm. |
Chủ sở hữu của căn hầm thuộc về nhà thờ.
Bên trong chứa đựng rất nhiều bí mật mà ngay cả thành viên nhà thờ cũng
không thể tiếp cận. Nhiều người cho rằng nó còn lưu trữ các bằng chứng
chống lại Thiên chúa giáo.
Những người quản lý đứng đầu căn hầm
từ chối tất cả các nghi vấn, họ nói rằng nhà thờ chỉ lưu trữ văn bản
thông thường trước khi số hóa chúng.
Hầm Pionen
Hầm Pionen
Căn hầm nằm sâu 30m dưới lòng đất
của thành phố Stockholm, Thụy sĩ. Nó từng là hầm tránh bom hạt nhân, bây
giờ là trung tâm dữ liệu.
Người sở hữu chính là công ty
Bahnhof, quản lý của WikiLeaks. Những dữ liệu quan trọng nhất của
WiliLeaks nằm ở đây. Đây là điều mà chính phủ Mỹ và một số nước vô cùng
quan ngại.
Trung tâm dữ liệu bên trong hầm. |
Chỉ có một đường hầm duy nhất để vào hầm và cánh cửa dày gần nửa mét đủ khả năng bảo vệ bất cứ ai bên trong.
Thiết kế của căn hầm Pionen khá kỳ
dị, rất phù hợp với những người bị truy nã như Julian Assange, kẻ nắm
giữ rất nhiều bí mật của chính phủ các nước.
Hầm hạt giống toàn cầu cho ngày tận thế
Hầm hạt giống toàn cầu cho ngày tận thế
Tại Na Uy có một căn hầm đặc biệt,
nó được hỗ trợ bởi chính phủ của nhiều nước cũng như các tổ chức kinh tế
đặc biệt. Căn hầm được thiết kế để lưu giữ các loại hạt giống khắp thế
giới.
Nó đảm bảo tính đa dạng và nguồn
giống cho nhân loại khi thảm họa xảy ra trên Trái Đất. Hiện nay nó đang
lưu trữ khoảng hơn 500.000 loại hạt giống khác nhau.
Hầm Svalbard lưu trữ hạt giống. |
Được xây dựng ở Svalbard, nơi hẻo lánh và không dễ dàng tiếp cận. Căn hầm nằm sâu hơn 100m trong lòng núi từng là mỏ đồng trên hòn đảo toàn đá tại vùng Bắc Cực.
Cửa hầm cao hơn mặt nước biển 130m
đảm bảo tránh được nước biển dâng cao. Những két sắt lưu giữ hạt giống
được đặt sau cửa chống bom, các hệ thống cảm biến và cửa gió đặc biệt.
Ngoài ra nó còn được bổ sung một bức
tường bê tông dày một mét. Vị trí đặc biệt của căn hầm đảm bảo sự an
toàn cho hạt giống bất kể thảm họa gì xảy ra.
Gia đình nhà Bill Gates,
Rockefellers và các công ty GMO rất quan tâm đến căn hầm này. Có giả
thuyết cho rằng, họ đang tìm cách chi phối thế giới bằng cách thu gom và
lưu giữ những hạt giống có giá trị.
Một khi thảm họa xảy ra, họ sẽ là những người quyền lực nhất.
Ngân hàng kim cương Antwerp, Bỉ
Ngân hàng kim cương Antwerp, Bỉ
Căn hầm bí mật chứa khoảng 70% các
chế tác kim cương trên thế giới với hơn 1.500 khách hàng. Hệ thống an
ninh bao gồm cảm biến thân nhiệt, radar hiệu ứng Doppler, cảm biến từ
trường và chuyển động cùng hệ thống khóa vô cùng tinh vi.
Nếu mã khóa bị nhập sai hai lần, hệ
thống sẽ khóa tất cả trong vòng vài giờ. Cánh cửa nặng 3 tấn và cần 12
giờ khoan liên tục để có thể xuyên được.
Mô hình các loại cảm biến trong vụ trộm kim cương nổi tiếng. |
Trớ trêu thay, năm 2003 nó đã bị trộm. Lúc đó Antwerp lưu giữ kim cương có giá trị hàng trăm triệu đô la Mỹ.
Băng cướp “Hội Turin” hành động như
trong phim, bằng cách nào đó họ tắt tất cả hệ thống báo động. Đến sáng
hôm sau nhân viên an ninh mới phát hiện ra sự đột nhập.
Cảnh sát sau đó bắt giữ một người tên
Leonardo Notarbartolo nhờ dấu vết ADN tại hiện trường. Anh ta khai rằng
một khách hàng đề nghị băng cướp lấy cắp kim cương để tính tiền bảo
hiểm.
Thế nhưng, cách thức đột nhập và số kim
cương bị mất không bao giờ được tìm ra. Nhiều giả thuyết cho rằng băng
cướp có tay trong giúp đỡ để khai thác lỗ hổng an ninh.
Theo Trí thức trẻ
_____________________________________________
No comments:
Post a Comment