Vũ
Hoàng Thư
Những cơn
bão rớt lại ghé Nam Cali. Buổi
sáng đi làm sũng nước, xa lộ kẹt,
chung quanh mình là mù, cánh quạt
nước quay liên hồi.
Cửa đóng kín, nhớ
hai câu thơ của anh Võ Ý hồi
rất xưa
anh ấy bay trong mưa
và nhớ người em gái một
thời, mang máng như
thế này:
Trời mưa bay phương mờ kín gió
Luôn là câu hỏi của
một người
đứng lại,
ngừng nhịp
so với không gian và thời
gian để nhớ về
một người.
Tiếng hát Lệ
Thu vang tròn trong xe như
gào vào tim
Nếu về sau em có qua cầu
Không chẳng vì sầu,
thương chẳng còn đâu
Mà nói chuyện quên nhau
Nếu vì sao, quay gót cuốn mau
Dấu chân sâu in vết không lâu
Chẳng nợ gì nhau...
Cứ thế,
nghe mãi Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời,lập lại
cho đến khi tới sở
làm. Bài hát gợi đến quán không tên cuối
đường Pasteur Saigon những
sáng trời mưa như
thế này, Phiệt
còn nhớ? Bay vờn những
cơn bão rớt
đã qua và đi mất. Gửi quý vị
Nếu Một
Mai Em Sẽ Qua Đời (youtube đính kèm) nếu
nghe trong mưa sẽ thú vị
lắm. Đang nói đến
mưa xin gửi
luôn đến quý vị một
bài viết cận Tết
mấy năm trước
đọc giải
trí.
Vũ Hoàng Thư
*
* *
Mưa và Hoa
tản mạn
ban
đầu lại với ban sơ
về chung thoắt vỡ nỗi ngờ ngợ riêng
Lời
nào kéo đổ một không gian xưa.
Hình tượng chao trong góc cạnh Picasso bay lồng
bờm ngựa
thả thành chiếc
áo dài phất phới. Con mắt
lập thể
nhòa mờ nhường cho tia nhìn hạt
dẻ. Nâu phớt
hồ thu. Không chỉ
là hồ mà còn mây vương.
Những đám mây vô trú xứ.
Tinh cầu lặng đứng
soi bóng mây len về cuối khóe mi. Ánh mắt
không tuổi dâng hồn ta cao vút thiên thanh. Giống như
mơ, người
trong tranh bước xuống, liêu trai quảy
gót xa dần. Những gam màu lắng
xuống, vàng rớt
của thu, xanh lạnh
và thinh lắng của đông đọng
lại. Âm thanh còn gì ngoài những tiếng
rơi vỡ
bờ của
biển vọng.
Tiếng sóng xa, khơi
dậy những
luống cát đã lỉm
chìm trong quá khứ. Trong ngắt một
màu nắng hanh bay vàng lọn tóc. Có nắng
làm ngày dậy giữa lòng cây cỏ
và vũ trụ. Nắng phả
một màu tằm
lên áo lụa vừa đủ
bức cho giọt
mồ hôi lăn loang yếm
thắm. Và ngực
ôi phập phồng giữa
trưa nhiệm
mầu sững
đứng...
Ngụm café nhỏ
đắng còn hương
nơi đầu
lưỡi trong một
ngày lười. Ngày tháng chạp mưa
lê hơn tuần
lễ. Dai dẳng,
cơn dầm
cuối năm tiếp
tục gõ vào mái những
âm đều đặn.
Tiếng hát quyện
vang trong mưa, buồn vỡ
như bong bóng xà phòng lớn
dần màu cầu
vồng một
ngày mới lớn. Bảy
sắc quợn
óng vàng cam, ngả sang xanh tím vô định vởn
vơ bay. Phút chốc
bong bóng tan, không khí hoàn không khí. Hư
không về với thinh không. Về
với, về
lại, hay chưa
một mảy
may đi ? Bong bóng vỡ bay ngược lại
tám thế kỷ trước,
đáp xuống thùng nước của
Ni Sư Vô Nhai Như
Đại (Mugai Nyodai), thuộc
tông Lâm Tế Nhật. Chuyện
kể một
đêm trăng nọ, Ni gánh nước bằng
đôi thùng gỗ niền tre. Trăng soi nghiêng mặt nước,
tròng trành như công án trĩu nặng lòng Ni. Ngẫu
nhiên hay cơ duyên đến, đó là niềm
bí nhiệm của đêm trăng, niền
tre cũ chợt đứt rời,
đáy thùng rơi xuống. Nước
trôi, trăng mất. Bỗng ngộ
ra, Ni làm mấy câu thơ,
Ta
đã tìm mọi
cách để giữ lại chiếc thùng cũ,
Vì
những sợi nan tre đã yếu ớt và sắp đứt,
Cho
đến cuối cùng rồi đáy thùng cũng rơi mất.
Không
còn nước trong thùng !
Không
còn trăng trong nước
! [1]
Thì ra trăng bị giam hãm trong cõi lòng chật hẹp
tự bấy
lâu. Tâm ấy, cảnh kia nương
nhờ nhau mà có. Giây phút ấy có lẽ
Ni sư là người
giàu có nhất trần gian ! Trăng tù ngục
của Ni từ
chiếc thùng cũ nay được
giải thoát thành trăng bao la tắm đẫm
trần gian. Mọi
ràng buộc rã đứt theo chiếc
niền tre rữa
mục. Hãy đập
vỡ những
chiếc thùng sóng sánh nhốt
trăng đáy nước cho trăng trở về
thuở ban đầu,
cho trăng là trăng uyên nguyên.
Cứ
thế chiều
vọng bằng
tiếng chuông trầm,
om om trong tiếng nước một
khúc xưa. Tiếng ai hát chiều
nay vang lừng trên sóng… [2] Nghe chăng
thiên thai, một cõi mơ hồ
không có trên mặt đất. Cũng vì người
mơ thiên đường
và sợ địa
ngục, nên người
chọn chốn
trần gian ở
giữa, nơi
đó khoảnh hạnh phước
ngồi gọn
lỏn đề
huề với
khổ đau. Cõi ở
giữa lưng
chừng có đủ
quỷ sứ
nằm ngơi
nơi ý và thiên thần
ngự ở
con tim. Thiên đàng vòi vọi
cõi trên, địa ngục sâu chìm chốn
dưới, không đâu bằng
được cõi người.
Lưu Nguyễn
bỏ mặc
thần tiên trở
về trần
vì luyến lưu một
tiếng hát ? Hay tiếng
lá rơi ? Của
thu ?
Và
khúc hát hôm nào em cất
tiếng
Vẫn thường hằng cùng ta vọng triền miên
Et
la chanson que tu chantais
Toujours,
toujours je l'entendrai!
(Les feuilles mortes - J.
Prévert)
Ông Prévert bên trời Tây nhớ
hoài một tiếng hát, nhạc
sĩ Hoàng Giác mình mới thoáng thấy người
hái hoa, liền đã“Tôi nhắn
cô em đôi lời…
”. Lời gì ? Lời thân thiết
từ khi bắt
gặp cô cô nơi
cổ mộ
? Lời ngẫu
nhỉ cho lần
gặp gỡ
ngắn ngủi
? Nhưng chẳng
ngẫu nhỉ
mà Hoàng Giác đâm yêu Hoa. Hoa ở
đây phải viết hoa vì Hoa là Người.
Gặp người
rồi về
đâm nhớ như Tú Uyên của
Bích Câu Kỳ Ngộ, "Nỗi
nàng canh cánh nào quên / Vẫn
còn quanh quẩn
người tiên khéo là ?".
Giai thoại kể
rằng, nhớ
như thế,
Hoàng Giác viết bài nhạc Mơ
Hoa. Trong hoa ẩn tàng chất nắng.
Nắng nuôi lá, bảo
hòa diệp lục tố
cho hoa bung cánh rộ với thế
gian. Người con gái cũng như thế,
ngạo với
nhân gian một nụ cười
[3]. Ngạo
đồng âm với
dạo, là đánh vòng quẩn
quanh với đời, hay ngạo
là chế diễu, là cười
vào mũi ? Nghĩa thế nào thì các đấng
mày râu vẫn cứ khốn
đốn một
đời.
Một
đêm xuân mộng mị, Bạch
Cư Dị
xuất thần
thảo bút bài Hoa Phi Hoa. Thi sĩ chạm trán giây phút thiên thu của mong manh, không là nọ, chẳng
phải kia. Cái gì mông lung, cái gì ta không thể nắm
bắt.
Hoa
phi hoa,
Vụ phi vụ.
Dạ bán lai,
Thiên
minh khứ.
Lai
như xuân mộng kỷ đa thời,
Khứ tự triêu vân vô mịch xứ !
(Hoa
phi hoa – Bạch
Cư Dị)
Không
phải hoa
Chẳng là sương
Giữa đêm đến
Sáng
ngày đi
Đến như xuân mộng vờn qua chốc,
Đi
tựa mây mai không dạng tăm !
Trông hoa nhớ người,
ta trở về với
bước chân đôi trên mặt
đất. Người
không đến, chỉ có cơn
mưa tháng chạp
và những nụ hoa ngại
ngùng mở trong gió. Hay giữa đêm xuân, ý thôi trông chờ, những
bước chân tịch
mịch mở
lòng hoa,
chân
về trong ý niệm ngừng
giữa đêm hoa nở nụ bừng bừng khai
Vũ
Hoàng Thư
Cuối năm Canh Dần
______________
[1] Gõ Cửa Thiền
(101 Zen Stories – Thiền Sư Muju) Nguyên Minh dịch
[2] Thiên Thai, nhạc Văn Cao
[3] Cảnh đoạn
trường, thơ
Thái Can :
Em về điểm
phấn tô son lại
Ngạo với
nhân gian một nụ cười.
_________________________________________________________________
No comments:
Post a Comment