Cẩm Tú Cầu
Sông Cầu - Ảnh trên NET |
Con
đường quốc lộ 19 từ Pleiku về Qui Nhơn hôm nay thật tấp nập, xe cộ rất
nhiều, cứ cặp đôi cha chở con trên chiếc xe Honda hai bánh, con có đeo
balo sau lưng, đó là những sĩ tử đi thi đại học, thỉnh thoảng cũng có
mẹ chở, nhìn những người mẹ chở con đi thi lòng tôi lại trào dâng nỗi
xúc động, tôi nghĩ đến người đàn bà còn trẻ không ngại nắng gió, đèo dốc
hai bên đường xông pha chở con đi thi. tấm lòng người mẹ thật vô giá
Chúng tôi cũng đưa cháu ngoại đi thi, nhìn nét mặt của cháu, như đang ẩn chứa một nỗi lo âu vời vợi cho những ngày sắp tới, trong những phòng thi đầy hồi hộp căng thẳng
Về đến Qui Nhơn, cháu ở lại để đi thi, còn chúng tôi đi Sông Cầu Phú Yên, trên xe có thêm ba cô em gái và một đứa cháu.
Con đường ven biển một bên là núi, một bên là biển nước xanh, có sóng vỗ ầm ào, tung bọt trắng xoá trên bờ đá đẹp vô cùng, một dãy bãi tắm chạy dài từ Qui Nhơn đến tận Sông Cầu, đi trên con đường này, tuy đèo dốc quanh co, nhưng lòng tôi lại mang một cảm giác nhẹ nhàng êm ái
Trên đường đi chúng tôi ghé lại chụp hình rất nhiều nơi, nhưng nơi mà tôi thấy lòng mình xao xuyến bâng khuâng nhất là hòn vong phu ở núi giữa Nha Trang và Tuy Hoà. Tôi mượng tượng, hình ảnh đôi vợ chồng trẻ, đang sống bên nhau hạnh phúc, nồng nàn tình yêu thương thắm thiết, lại phải chia ly, để đấng trượng phu lên đường đi cứu nước, buổi chia xa thật não lòng.....Rồi ngày ngày người chinh phụ ôm con lên núi, nhìn ra biển cả ngóng trông.
Xa xa trên chóp núi cao, hình bóng người cô phụ đứng ôm con, nhìn ra biển khơi, đợi chồng, đợi chồng đến hoá đá, đứng đợi chồng mặc cho ngày tháng qua đi, tấm thân liểu yếu, chẳng ngại ngùng sương gió, mặc cho ngày tháng phôi pha, mặc cho mưa nắng dãi dầu, vẫn sắt son mong đợi chồng về, hình ảnh ấy như khắc sâu vào trái tim tôi, mang nhiều cảm xúc, nhiều suy nghĩ, nhiều nỗi khoắc khoải vấn vương mãi trong lòng
..Đến khi ánh nắng chiều đã ngả màu hoàng hôn, trời bắt đầu loang tím, chúng tôi đến Mủi Điện ở Tuy Hoà. Nơi bắt gặp ánh mặt trời nhô lên lần đầu tiên trên đất nước, đó là điểm cực Đông trên đất liền của tổ quốc, nơi đây có ngọn Hải Đăng mang tên Đại Lãnh, còn gọi là Hảỉ đăng Mũi Điện, ánh đèn của nó được nhìn thấy từ 17 hải lý, toạ lạc trên ngọn núi nhô ra biển, phía dưới có bãi Môn, một bải tắm nước trong veo thấy cát, rất sạch, rất hoang sơ
Chiều hôm ấy, chúng tôi đến nơi, trong cái chập choạng của bóng tối ở một nơi lạ lẫm, giữa núi rừng hoang vắng, tôi thấy rợn người, nhưng rồi qua chuyện trò, với người bảo vệ nơi đây, cũng là chủ quán, hai vợ chồng vui tính, hiếu khách, tôi thấy quen dần và yên tâm
Bữa cơm tối rất ngon, toàn hải sản tươi mới, chúng tôi ăn rất ngon miệng, nhưng mà nơi đây muổi kinh khủng, những con muổi rừng to như con ruồi, chúng bu quanh để cắn chúng tôi chẳng muốn rời, thật khó chịu vô cùng. Tối đó chúng tôi ngủ trong một căn nhà 9 mét vuông cho 6 người cùng chung một cái mùng, trải chiếu dưới nền nhà, phòng ngủ là nhà bảo vệ của trạm hải đăng, trên triền núi. Tối đó tôi ra sân ngắm vầng trăng lưởi liềm đầu tháng le lói trên không gian, rải rác có những vì sao xa xa chớp nháy giữa bầu trời đêm. Ông xã tôi chỉ cho tôi xem chùm sao đại hùng tình, sao bắc đẩu và nói nơi phương trời ấy có quê hương xứ Huế thân yêu và đầy thơ mộng của chúng mình. Chung quanh chỉ có núi và biển , Trong tĩnh lặng của màn đêm, tôi nghe tiếng sóng vỗ rì rào rất gần, xa xa ngoài kia là biển đêm đen tối, chỉ thấy có những ánh đèn của những người đi làm cá. Vạn vật chìm trong màn đêm u tối, tôi lắng lòng để thưởng thức những cung bậc dịu êm của đất trời, không khí nơi đây thật trong lành và mát mẻ, tôi như mê đi và tâm hồn bồng bênh theo tiếng gió, tiếng sóng ngàn khơi. Cũng may nơi này tương đối ít muổi. Đến 10 giờ điện tắt, chủ nhà thay thế bằng cái đèn dầu, nhìn cái đèn dầu bổng tôi nhớ đến thời chiến tranh Pháp Việt xa xưa đầu thế kỉ trước. Hồi ấy cũng dùng toàn đèn dầu. Ai cũng rủ nhau ngủ sớm để sáng mai dậy 4 giờ 30 xem mặt trời lên. Nhưng tôi biết ba cô em gái của tôi rất khó ngủ, phần vì quá chật, phần vì lạ lẫm và ở một nơi mà chỉ có thể đi tản cư mới ở như thế này....
Sáng hôm ấy, người bảo vệ dẫn chúng tôi ra bờ đá ven quốc lộ, cách Mủi Điện khoảng hai cây số, đứng trên bờ đá sát ven biển, để nhìn mặt trời lên, không đợi chờ lâu, từ phía Đông, những đường hồng bắt đầu ưng ửng phía chân trời, rồi từ từ nhú lên lần lần một vành hồng nhỏ. Đến lúc cái đĩa khổng lồ nhô lên được hai phần ba thì mặt nước biển đối diện với cái đĩa chuyển sang màu đỏ, sáng lóng lánh một đường dài, rồi cái đĩa từ dưới nước nhô lên cao dần, cao dần, mây xung quanh cũng mang màu đỏ, tuy là màu đỏ nhưng tôi thấy nó dịu dàng và hiền hoà, ánh sáng rất êm dịu. Đến khi những tia nắng vàng đầu tiên được rải khắp đó đây, mặt trời lên cao, nắng và nước hoà quyện cùng nhau, mặt biển êm ắng, sáng và đẹp vô cùng. Chúng tôi trở về bãi Môn tắm nắng, tắm nước, nơi đây cát rất mịn, tôi nhìn những hang còng mà chạnh nhớ đến câu chuyện cổ tích dã tràng xe cát biển đông, có hai câu thơ
Dã tràng xe cát Biển Đông
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì ?
Sáng hôm ấy, tôi gặp những người đi làm cá đêm kéo lưới về, những con cá tươi, có đôi mắt trong veo, vảy óng ánh sáng ngời dưới nắng ban mai. Nơi đây có một con lạch nước ngọt chảy từ trong núi ra. có thể tắm để rủ sạch nước mặn. Tôi đứng nhìn chung quanh. đó đây toàn là núi, nước và cát trắng, biển xanh, có một con đường bằng xi măng, dẫn lên ngọn hải đăng., Nhưng trưa quá rồi chúng tôi không lên
Chia tay ngọn hải đăng, mủi Đại Lãnh, đáng lẽ chúng tôi vô Vũng Rô, nhưng nơi ấy tôi đã đến một lần hồi năm 1967, lúc ấy Vũng Rô còn hoang sơ, cảnh vật còn chìm trong quên lảng.
Tôi nhớ hôm ấy là buổi sáng đầy nắng vàng, tôi đứng trên cao nhìn xuống, Vũng Rô rất đẹp, nước xanh biếc, một màu xanh mà tôi không thể diển tả bằng lời.
Tần ngần trong giây lát, chúng tôi lại vội vã trở về Tuy Hoà, Trên đường đi, nhìn về phía Bắc cầu Đà Rằng, xa xa tôi thấy ngọn bảo tháp, nằm trên núi Nhạn, Được gọi là tháp Nhạn, ngọn tháp đã chịu đựng với thời gian mưa nắng, tôi được biết tháp của người Chăm, trãi qua gần ngàn năm tuổi, tháp vừa là lăng mộ, vừa là nơi thờ thánh thần và tiến hành các nghi lễ cúng bái của người Chăm
Lúc này đã trưa chung tôi tìm đến ghềnh đá đĩa, một buổi trưa nắng chói chang, tôi lần xuống ghềnh đá, sát biển, những tảng đá xếp sát vào nhau, theo hình lục giác, như có bàn tay người sắp đặt, một cảnh tượng thiên nhiên, nhìn thấy thích vô cùng, những tản đá chồng chất lên nhau, nhìn bề mặt, bề xiêng, bề ngang chúng ta đều thấy hình lục giác, chúng hiện hữu từ bao giờ không ai biết, thời gian và năm tháng đã phủ lên một lớp rêu đen sì, dù bọt nước vỗ vào đá bao tháng năm, nhưng gềnh đá đĩa vẫn không lay động Ngoài kia là biển xanh, có những chiếc tàu đang đánh cá.
Hai hôm sau một buổi sáng rổi rảnh chúng tôi đi Gò Bồi chơi, Tôi cứ nghĩ Gò Bồi là một vùng biển, đầy mùi nước mắm, nhưng trên đường đi tôi thấy toàn ruộng lúa, lúa rất xanh và tốt vô cùng, những cơn gió thổi qua, từng làn sóng xanh dập dền, chạy dài trên tấm thảm xanh khổng lồ, rất đẹp trên nền trời đầy mây trắng. Lang thang trên đường cố ý tìm quán bánh xèo tôm nhảy, nhưng hôm nay họ nghỉ bán
Tôi tìm nhà bia tượng niệm nhà thơ Xuân Diệu mà chẳng thấy, ngoài thơ, tôi rất ngưỡng mộ những bài văn xuôi của ông, nhất là bài Giao lại tuổi thơ
" Người tướng xông pha trăm trận không buồn vì da ngựa bọc thây mà đau vì sau mình, không ai đi dẹp giặc. Giang sơn tuổi nhỏ, tôi buông ra mà không muốn buông hẳn; lòng băn khoăn không biết những vưu vật của tạo hóa, bạn sau tôi có biết giữ gìn chăng? Ta đi rồi, ai đến đây? Ai đến có phụ phàng những ngày biếc? Này gã trai tơ, sách chật năm ngăn, mộng ứ rương hòm, tôi xin giao lại cái giang sơn thơ mộng cho người. Mà gọi làm chi khác tình vậy nhỉ! Ở trong tuổi đẹp, chúng ta để là bầu bạn: giang sơn tuổi nhỏ, này anh giao lại cho em......."
Trên đường về , chúng tôi ghé Tịnh xá Ngọc Sơn, một ngôi chùa nhỏ nhưng có tháp rất cao và nhọn giống tháp ở Ấn Độ, trên chóp sơn màu vàng, trước chùa có tượng Phật đứng mặc áo vàng. quang cảnh chùa rất trang nghiêm, cây cảnh rất đẹp
Rồi chúng tôi ghé mộ ông Đào Tấn, người sáng lập ra hát bộ Bình Định, ông được an táng trên núi Hoàng Mai, một núi giữa đồng bằng, có đá lởm chởm, có rừng bạch đàn xung quanh, mỗi lần có làn gió thổi qua, tiếng lá khô xào xạc, những cây bạch đàn, nghiêng nghiêng theo chiều gió, cây cỏ lung linh trong nắng ban mai, phong cảnh nơi đây rất mát và êm dịu vô cùng. Đứng trên bậc cấp, đường lên mộ ông, nhìn chung quanh, một khung cảnh thật nên thơ, bát ngát, phía trước có hàng tre uốn mình theo từng cơn gió
Về lại trước trường thi, chúng tôi bắt gặp những bậc cha mẹ của các sĩ tử, nhất là người mẹ, nét mặt người nào cũng đầy ắp lo lắng, phập phồng căng thẳng, tâm tư như gửi trọn vào phòng thi của con mình, từng ánh mắt, từng lời nói, từng ánh nhìn, tôi như đọc được bao nỗi hồi hộp, lo âu đang mang nặng trong lòng. Đôi mắt người nào cũng dán vào phòng thi, theo dỏi bóng dáng con mình đã ra chưa, khi ra nét mặt có vui không, tâm tư người mẹ vui buồn theo từng cử chỉ, từng nét mặt của con mình
Trưa hôm ấy cháu thi xong chúng tôi về thẳng Pleiku. Trên đường về lại tấp nập sĩ tử trở về, con đường trở nên nhộn nhịp đông vui
Cẩm Tú Cầu.
Chúng tôi cũng đưa cháu ngoại đi thi, nhìn nét mặt của cháu, như đang ẩn chứa một nỗi lo âu vời vợi cho những ngày sắp tới, trong những phòng thi đầy hồi hộp căng thẳng
Về đến Qui Nhơn, cháu ở lại để đi thi, còn chúng tôi đi Sông Cầu Phú Yên, trên xe có thêm ba cô em gái và một đứa cháu.
Con đường ven biển một bên là núi, một bên là biển nước xanh, có sóng vỗ ầm ào, tung bọt trắng xoá trên bờ đá đẹp vô cùng, một dãy bãi tắm chạy dài từ Qui Nhơn đến tận Sông Cầu, đi trên con đường này, tuy đèo dốc quanh co, nhưng lòng tôi lại mang một cảm giác nhẹ nhàng êm ái
Trên đường đi chúng tôi ghé lại chụp hình rất nhiều nơi, nhưng nơi mà tôi thấy lòng mình xao xuyến bâng khuâng nhất là hòn vong phu ở núi giữa Nha Trang và Tuy Hoà. Tôi mượng tượng, hình ảnh đôi vợ chồng trẻ, đang sống bên nhau hạnh phúc, nồng nàn tình yêu thương thắm thiết, lại phải chia ly, để đấng trượng phu lên đường đi cứu nước, buổi chia xa thật não lòng.....Rồi ngày ngày người chinh phụ ôm con lên núi, nhìn ra biển cả ngóng trông.
Xa xa trên chóp núi cao, hình bóng người cô phụ đứng ôm con, nhìn ra biển khơi, đợi chồng, đợi chồng đến hoá đá, đứng đợi chồng mặc cho ngày tháng qua đi, tấm thân liểu yếu, chẳng ngại ngùng sương gió, mặc cho ngày tháng phôi pha, mặc cho mưa nắng dãi dầu, vẫn sắt son mong đợi chồng về, hình ảnh ấy như khắc sâu vào trái tim tôi, mang nhiều cảm xúc, nhiều suy nghĩ, nhiều nỗi khoắc khoải vấn vương mãi trong lòng
..Đến khi ánh nắng chiều đã ngả màu hoàng hôn, trời bắt đầu loang tím, chúng tôi đến Mủi Điện ở Tuy Hoà. Nơi bắt gặp ánh mặt trời nhô lên lần đầu tiên trên đất nước, đó là điểm cực Đông trên đất liền của tổ quốc, nơi đây có ngọn Hải Đăng mang tên Đại Lãnh, còn gọi là Hảỉ đăng Mũi Điện, ánh đèn của nó được nhìn thấy từ 17 hải lý, toạ lạc trên ngọn núi nhô ra biển, phía dưới có bãi Môn, một bải tắm nước trong veo thấy cát, rất sạch, rất hoang sơ
Chiều hôm ấy, chúng tôi đến nơi, trong cái chập choạng của bóng tối ở một nơi lạ lẫm, giữa núi rừng hoang vắng, tôi thấy rợn người, nhưng rồi qua chuyện trò, với người bảo vệ nơi đây, cũng là chủ quán, hai vợ chồng vui tính, hiếu khách, tôi thấy quen dần và yên tâm
Bữa cơm tối rất ngon, toàn hải sản tươi mới, chúng tôi ăn rất ngon miệng, nhưng mà nơi đây muổi kinh khủng, những con muổi rừng to như con ruồi, chúng bu quanh để cắn chúng tôi chẳng muốn rời, thật khó chịu vô cùng. Tối đó chúng tôi ngủ trong một căn nhà 9 mét vuông cho 6 người cùng chung một cái mùng, trải chiếu dưới nền nhà, phòng ngủ là nhà bảo vệ của trạm hải đăng, trên triền núi. Tối đó tôi ra sân ngắm vầng trăng lưởi liềm đầu tháng le lói trên không gian, rải rác có những vì sao xa xa chớp nháy giữa bầu trời đêm. Ông xã tôi chỉ cho tôi xem chùm sao đại hùng tình, sao bắc đẩu và nói nơi phương trời ấy có quê hương xứ Huế thân yêu và đầy thơ mộng của chúng mình. Chung quanh chỉ có núi và biển , Trong tĩnh lặng của màn đêm, tôi nghe tiếng sóng vỗ rì rào rất gần, xa xa ngoài kia là biển đêm đen tối, chỉ thấy có những ánh đèn của những người đi làm cá. Vạn vật chìm trong màn đêm u tối, tôi lắng lòng để thưởng thức những cung bậc dịu êm của đất trời, không khí nơi đây thật trong lành và mát mẻ, tôi như mê đi và tâm hồn bồng bênh theo tiếng gió, tiếng sóng ngàn khơi. Cũng may nơi này tương đối ít muổi. Đến 10 giờ điện tắt, chủ nhà thay thế bằng cái đèn dầu, nhìn cái đèn dầu bổng tôi nhớ đến thời chiến tranh Pháp Việt xa xưa đầu thế kỉ trước. Hồi ấy cũng dùng toàn đèn dầu. Ai cũng rủ nhau ngủ sớm để sáng mai dậy 4 giờ 30 xem mặt trời lên. Nhưng tôi biết ba cô em gái của tôi rất khó ngủ, phần vì quá chật, phần vì lạ lẫm và ở một nơi mà chỉ có thể đi tản cư mới ở như thế này....
Sáng hôm ấy, người bảo vệ dẫn chúng tôi ra bờ đá ven quốc lộ, cách Mủi Điện khoảng hai cây số, đứng trên bờ đá sát ven biển, để nhìn mặt trời lên, không đợi chờ lâu, từ phía Đông, những đường hồng bắt đầu ưng ửng phía chân trời, rồi từ từ nhú lên lần lần một vành hồng nhỏ. Đến lúc cái đĩa khổng lồ nhô lên được hai phần ba thì mặt nước biển đối diện với cái đĩa chuyển sang màu đỏ, sáng lóng lánh một đường dài, rồi cái đĩa từ dưới nước nhô lên cao dần, cao dần, mây xung quanh cũng mang màu đỏ, tuy là màu đỏ nhưng tôi thấy nó dịu dàng và hiền hoà, ánh sáng rất êm dịu. Đến khi những tia nắng vàng đầu tiên được rải khắp đó đây, mặt trời lên cao, nắng và nước hoà quyện cùng nhau, mặt biển êm ắng, sáng và đẹp vô cùng. Chúng tôi trở về bãi Môn tắm nắng, tắm nước, nơi đây cát rất mịn, tôi nhìn những hang còng mà chạnh nhớ đến câu chuyện cổ tích dã tràng xe cát biển đông, có hai câu thơ
Dã tràng xe cát Biển Đông
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì ?
Sáng hôm ấy, tôi gặp những người đi làm cá đêm kéo lưới về, những con cá tươi, có đôi mắt trong veo, vảy óng ánh sáng ngời dưới nắng ban mai. Nơi đây có một con lạch nước ngọt chảy từ trong núi ra. có thể tắm để rủ sạch nước mặn. Tôi đứng nhìn chung quanh. đó đây toàn là núi, nước và cát trắng, biển xanh, có một con đường bằng xi măng, dẫn lên ngọn hải đăng., Nhưng trưa quá rồi chúng tôi không lên
Chia tay ngọn hải đăng, mủi Đại Lãnh, đáng lẽ chúng tôi vô Vũng Rô, nhưng nơi ấy tôi đã đến một lần hồi năm 1967, lúc ấy Vũng Rô còn hoang sơ, cảnh vật còn chìm trong quên lảng.
Tôi nhớ hôm ấy là buổi sáng đầy nắng vàng, tôi đứng trên cao nhìn xuống, Vũng Rô rất đẹp, nước xanh biếc, một màu xanh mà tôi không thể diển tả bằng lời.
Tần ngần trong giây lát, chúng tôi lại vội vã trở về Tuy Hoà, Trên đường đi, nhìn về phía Bắc cầu Đà Rằng, xa xa tôi thấy ngọn bảo tháp, nằm trên núi Nhạn, Được gọi là tháp Nhạn, ngọn tháp đã chịu đựng với thời gian mưa nắng, tôi được biết tháp của người Chăm, trãi qua gần ngàn năm tuổi, tháp vừa là lăng mộ, vừa là nơi thờ thánh thần và tiến hành các nghi lễ cúng bái của người Chăm
Lúc này đã trưa chung tôi tìm đến ghềnh đá đĩa, một buổi trưa nắng chói chang, tôi lần xuống ghềnh đá, sát biển, những tảng đá xếp sát vào nhau, theo hình lục giác, như có bàn tay người sắp đặt, một cảnh tượng thiên nhiên, nhìn thấy thích vô cùng, những tản đá chồng chất lên nhau, nhìn bề mặt, bề xiêng, bề ngang chúng ta đều thấy hình lục giác, chúng hiện hữu từ bao giờ không ai biết, thời gian và năm tháng đã phủ lên một lớp rêu đen sì, dù bọt nước vỗ vào đá bao tháng năm, nhưng gềnh đá đĩa vẫn không lay động Ngoài kia là biển xanh, có những chiếc tàu đang đánh cá.
Hai hôm sau một buổi sáng rổi rảnh chúng tôi đi Gò Bồi chơi, Tôi cứ nghĩ Gò Bồi là một vùng biển, đầy mùi nước mắm, nhưng trên đường đi tôi thấy toàn ruộng lúa, lúa rất xanh và tốt vô cùng, những cơn gió thổi qua, từng làn sóng xanh dập dền, chạy dài trên tấm thảm xanh khổng lồ, rất đẹp trên nền trời đầy mây trắng. Lang thang trên đường cố ý tìm quán bánh xèo tôm nhảy, nhưng hôm nay họ nghỉ bán
Tôi tìm nhà bia tượng niệm nhà thơ Xuân Diệu mà chẳng thấy, ngoài thơ, tôi rất ngưỡng mộ những bài văn xuôi của ông, nhất là bài Giao lại tuổi thơ
" Người tướng xông pha trăm trận không buồn vì da ngựa bọc thây mà đau vì sau mình, không ai đi dẹp giặc. Giang sơn tuổi nhỏ, tôi buông ra mà không muốn buông hẳn; lòng băn khoăn không biết những vưu vật của tạo hóa, bạn sau tôi có biết giữ gìn chăng? Ta đi rồi, ai đến đây? Ai đến có phụ phàng những ngày biếc? Này gã trai tơ, sách chật năm ngăn, mộng ứ rương hòm, tôi xin giao lại cái giang sơn thơ mộng cho người. Mà gọi làm chi khác tình vậy nhỉ! Ở trong tuổi đẹp, chúng ta để là bầu bạn: giang sơn tuổi nhỏ, này anh giao lại cho em......."
Trên đường về , chúng tôi ghé Tịnh xá Ngọc Sơn, một ngôi chùa nhỏ nhưng có tháp rất cao và nhọn giống tháp ở Ấn Độ, trên chóp sơn màu vàng, trước chùa có tượng Phật đứng mặc áo vàng. quang cảnh chùa rất trang nghiêm, cây cảnh rất đẹp
Rồi chúng tôi ghé mộ ông Đào Tấn, người sáng lập ra hát bộ Bình Định, ông được an táng trên núi Hoàng Mai, một núi giữa đồng bằng, có đá lởm chởm, có rừng bạch đàn xung quanh, mỗi lần có làn gió thổi qua, tiếng lá khô xào xạc, những cây bạch đàn, nghiêng nghiêng theo chiều gió, cây cỏ lung linh trong nắng ban mai, phong cảnh nơi đây rất mát và êm dịu vô cùng. Đứng trên bậc cấp, đường lên mộ ông, nhìn chung quanh, một khung cảnh thật nên thơ, bát ngát, phía trước có hàng tre uốn mình theo từng cơn gió
Về lại trước trường thi, chúng tôi bắt gặp những bậc cha mẹ của các sĩ tử, nhất là người mẹ, nét mặt người nào cũng đầy ắp lo lắng, phập phồng căng thẳng, tâm tư như gửi trọn vào phòng thi của con mình, từng ánh mắt, từng lời nói, từng ánh nhìn, tôi như đọc được bao nỗi hồi hộp, lo âu đang mang nặng trong lòng. Đôi mắt người nào cũng dán vào phòng thi, theo dỏi bóng dáng con mình đã ra chưa, khi ra nét mặt có vui không, tâm tư người mẹ vui buồn theo từng cử chỉ, từng nét mặt của con mình
Trưa hôm ấy cháu thi xong chúng tôi về thẳng Pleiku. Trên đường về lại tấp nập sĩ tử trở về, con đường trở nên nhộn nhịp đông vui
Cẩm Tú Cầu.
__________________________________________________
No comments:
Post a Comment