Saturday, October 11, 2014

Cấp cứu: HÔ HẤP NHÂN TẠO

           Phương Tôn

                   

image009


Đọc các bài báo „Người đi đường ‘tàn nhẫn’ với nạn nhân bị Tai Nạn Giao Thông“ tại Việt Nam hiện nay người đọc phải tự đặt ngay câu hỏi liệu đây chỉ là một hiện tượng nhất thời hay là tính vô cảm đã ăn sâu bén rễ vào người dân của một đất nước đã từng được xem là thân thiện, bác ái khó ai bì kịp? 


Thật sự đây là một câu hỏi khó giải thích vì một mặt tình tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau của người dân Việt vẫn được duy trì nhưng mặt khác tính vô cảm, ngoảnh mặt làm ngơ khi gặp người bị tai nạn cũng gia tăng không kém! Phải chăng có vấn đề „lấn cấn“ nào đó để người ta phải vô cảm như vậy? 

Giải đáp câu hỏi này là bổn phận của nhà cầm quyền, các nhà xã hội học và các nhà giáo dục… Riêng người viết bài này chú ý đến hai quan niệm tiêu biểu để nhận ra nguồn gốc gây nên những thái độ vô cảm tai hại vô lường:

Nhóm người thứ nhất cho rằng, “Những trường hợp như thế này, người đi đường cần gọi ngay 113 và 115 để họ đến ngay hiện trường tai nạn, chứ mình can thiệp vào nạn nhân có thể không khả thi bằng.”

Nhóm thứ hai cho rằng, “Có trường hợp làm ơn thì mắc oán, nhiều khi người bị đụng không biết ai đụng nên khi thấy mình lại gần thì ngỡ là mình đụng họ mới chết, có người vì muốn bồi thường nên đổ thừa cho mình đụng để vòi tiền …”

Hai quan điểm tiêu biểu trên đây cho thấy một nhóm người không tin vào khả năng, thiện chí của mình có thể cứu giúp người bị nạn và cho rằng đây là cái „Job“ của Bác sĩ, của nhân viên chuyên môn về y tế cứu cấp. Nhóm thứ hai đành phải vô cảm vì sợ bị lừa gạt mang họa vào thân.

Lối suy nghĩ trên khỉ chỉ xảy ra đối với người Việt mà thật tế cho thấy cũng rất phổ biến khắp thế giới. Để cải thiện, chính phủ các nước tây Âu hiện nay đang ra sức tuyên truyền giáo dục và ngay cả dùng đến Luật pháp để giúp và buộc người dân hiểu rõ trách nhiệm, được trang bị kiến thức khả năng để khi đối diện với tình huống nguy cấp có đủ tự tin để „xắn tay áo“ lao mình vào cứu giúp người khác.

Luật pháp hiện nay tại một số nước quy định phạt tiền và ngay cả phạt tù những ai chứng kiến tai nạn mà cố tình làm ngơ không chịu cứu giúp người bị nạn.

Trong các thủ thuật cấp cứu, điều tối thiểu và cũng quan trọng nhất là mọi người phải nắm vững Kỹ thuật Cấp cứu HÔ HẤP NHÂN TẠO vì chỉ trong một vài phút, não bộ không đủ dưỡng khí thì sẽ bị hủy hoại. Hàng năm theo phỏng đoán trên thế giới có đến vài trăm ngàn người đứng tim ngưng thở được cứu sống nếu họ được cấp cứu HÔ HẤP NHÂN TẠO kịp thời 

Kỹ thuật cấp cứu HÔ HẤP NHÂN TẠO
Khi gặp người bị nạn ta phải tìm hiểu xem người đó
  1. Bất tỉnh nhưng còn thở được thì phải
  • Gọi ngay cấp cứu
Mở miệng xem trong miệng có gì có thể làm ngẹt thở không, sau đó lật nằm nghiêng để tránh ói mửa lọt vô cuống phổi gây ngẹt thở


image001
image002
image003
image004

Chờ cấp cứu đến, mỗi 30 phút lại lật về phía khác.
  1. Nếu bất tỉnh mà không thấy có hơi thở, thử có mạch đập hay không
Nhấn nhẹ với 2 đầu ngón trỏ và ngón giữa ở cổ tay để kiểm soát có mạch đập hay không. Tuyệt đối không dùng ngón cái do ngón cái cũng có mạch đập riêng do đó ta có thể lầm lẫn khi tìm mạch.


image005


- Coi thử ngực có thoi thóp hay không
- Nghe thử có tiếng thở hay không.
- Áp má vào mũi người bị nạn coi thử có hơi thở hay không


image006


Nếu không có hơi thở, mạch đập phải:
  • Gọi cấp cứu
  • Ngay lập tức HÔ HẤP NHÂN TẠO
  •  
Dấu hiệu để nhận biết người bị Nhồi máu cơ tim (heart attack)
Người bị nạn bất tỉnh, không có phản ứng khi người khác lay gọi. Hơi thở không bình thường, thở hổn hển, miệng hớp không khí.
Khi thấy như vậy thì không được chậm trễ giây phút nào, phải dùng ngay các biện pháp cấp cứu.
Đầu tiên phải gọi ngay cấp cứu, sau đó xem:
Nếu người bị nạn còn tỉnh, hiểu và nói được, dìu đưa họ nằm tư thế thoái mái, dựa người lên cao, mở áo quần cho thoáng, canh chừng hơi thở và nhịp mạch, đợi bác sĩ cấp cứu đến.
Trường hợp người bị nạn không còn tỉnh, hãy bắt đầu biện pháp cấp cứu HÔ HẤP NHÂN TẠO. 

Kỹ thuật HÔ HẤP NHÂN TẠO
Đặt người bị nạn nằm trên nền cứng, tốt nhất là nằm trên nền nhà. Tuyệt đối không đặt nằm trên giường nệm hay ghế Sa Lông!
Bạn hãy dùng một bàn tay giữ trên trán, tay kia thớn nhẹ cái cằm lên. Mở miệng kiểm soát coi có gì trong miệng có thể gây cản trở đường hô hấp không. Nếu có, moi lấy nó ra.


image007


Sau đó bắt đầu hô hấp nhân tạo: Quỳ bên cạnh người bị nạn bất tỉnh. Đặt u bàn tay phía trong lên ngực khoãng giữa hai núm vú.

image008


Chống thẳng tay, đặt mu bàn tay còn lại lên bàn tay kia rồi nhấn mạnh lồng ngực xuống sâu chừng 4-5cm. Thả tay ra để lồng ngực trở lại trạng thái ban đầu. Cứ tiếp tục nhấn thả như vậy theo nhịp độ khoảng 2 lần mỗi giây (80 đến 100 lần mỗi phút).

image009


Trước đây có lời khuyên nên nhấn bơm 30 lần rồi thổi hơi 2 lần nhưng theo các cuộc nghiên cứu mới nhất cho thấy việc thổi hơi không cần thiết. Quan trọng là phải nhấn bơm liên tục.
Cứ lập lại như vậy cho đến khi cấp cứu đến.
Khi thấy dấu hiệu người bị nạn thở, có dấu hiệu sống trở lại thì ngưng HÔ HẤP NHÂN TẠO nhưng phải canh chừng cẩn thận ( nếu thấy không thở được trở lại thì phải HÔ HẤP NHÂN TẠO trở lại).
Lật người nằm tư thế nghiêng.
Quan trọng nhất phải luôn luôn ghi nhớ:

Đừng sợ làm sai. Chẳng thà làm sai còn hơn là không làm gì hết.
Cấp cứu là chuyện của mọi người, không phải là chuyện riêng của Bác sĩ.

Phương Tôn - Tháng 9.2014


__________________________________________________________________

No comments:

Post a Comment