Cẩm Tú Cầu
Con đường này tôi đã qua lại nhiều lần, nhưng sáng hôm nay tôi thấy nó mới mẻ và khác lạ vô cùng. Nó đã gieo vào lòng tôi một cảm giác bâng khuâng, đầy háo hức,đầy rộn rã trong lòng. Ra khỏi thành phố Pleiku mười cây số, trước mắt tôi là cánh đồng An Phú bát ngát xanh tươi, những thửa ruộng sát hai bên đường quốc lộ, người ta trồng hoa, những đám hoa huệ trắng xoá ngang ngát hương thơm, một mùi thơm làm mê
hoặc lòng người, mỗi khi xe chạy ngang qua, mùi thơm cứ vương vấn nồng nàn mãi một đoạn xa. đối diện với hoa huệ trắng người ta trồng hoa cúc vàng, nhìn từ xa như một tấm thảm hoa vàng rực rỡ, đẹp vô cùng. sang trọng vô cùng. Cánh đồng nầy là vựa lúa của phố núi Pleiku, gạo nơi này rất ngon, ngoài ra còn cung cấp các loại cá đồng tươi ngon tuyệt vời, như cá rô đồng chiên giòn chấm với nước mắm gừng, ngon tuyệt, những con lươn vàng ươm, nấu lẩu rất ngon, có cua đồng nấu canh rau thập toàn, ăn vào mát cả ruột gan, cua đồng còn nấu lẩu với lá khổ qua, hoặc lẩu chua cũng ngon lắm. còn có cả trứng gà, trứng vịt, do vịt ăn lúa và cỏ của đồng lúa này.
Nơi này cách quốc lộ 19 khoảng 100m về phía tay mặt, trên Pleiku đi
xuống là Đồng xanh, khu vui chơi giải trí, rất tiện cho việc đi dã ngoại
cuối tuần, ở đó có đền thờ vua Hùng, có cây gỗ hoá đá trên ngàn năm
tuổi, những thảm cỏ mềm, xanh mướt, những hàng cây nhãn toả bóng mát
rượi, những nơi câu cá, nghỉ ngơi rất thuận tiện và thư giản tâm hồn
Con đường quanh co đèo dốc, hai bên đường, cây lá xanh tươi, vì mùa này là mùa mưa, qua hai rừng thông bạc ngàn xanh ngát, qua bao thị trấn, rộn rịp đông vui. Rồi qua hai cái đèo Mangyang và An Khê, thì đến thị trấn Tây Sơn, chúng tôi ghé vào Hầm Hô, một thắng cảnh của Bình Định, của đất Tây Sơn
Cách quốc lộ 19 ba cây số, ở đầu cầu, một con đường bê tông
sạch sẽ, hai bên đường ruộng lúa, vừa sạ xong, mới nhú mầm. mùi đất mới,
mùi bùn cho ta một cảm giác đặc biệt mùi vị của quê hương.Việt Nam yêu
dấu
Khi đến gần Hầm Hô, có những cây dương liểu, được bàn tay người
cắt tỉa, đủ hình dáng, đến cổng chúng tôi mua vé vào, bây giờ là con
đường mát rượi, có hàng cau thẳng tắp, cau chưa có hoa, nhưng cũng toả
ra một bóng mát diệu mềm, rồi đến một vườn thú toàn đà điểu, cây cối
xung quanh mát đến nhẹ người. Chúng tôi nắm tay nhau đi trên con đường
dầy hoa dại và cỏ thơm
Chúng tôi đi xuống bến đò, là một kênh nước dẫn thuỷ nhập điền, rộng
chừng ba mét, nước trong veo, nhìn thấy đáy, bai bên bờ cây lá xanh um,
là cánh rừng nguyên sinh, chưa có bàn tay con người chặt phá, những
cụm hoa mọc trên đá, rất lạ lẩm, đó đây hoa lá chen chúc nhau, tôi nhìn
những cây khế đang trổ hoa tim tím, những cánh hoa nhỏ li ty, không mùi
thơm nhưng tôi cũng say sưa ngắm chúng đến mê người, thuyền là những
chiếc xuồng nhỏ, làm bằng tole rất dày, còn trét thêm dầu hắt cho chắc
chắn, lỡ có va đập vào những tản đá hai bên bờ kênh khỏi bị vỡ. Một
thuyền chỉ chở được bốn người. Những chiếc thuyền chèo nhỏ nhắn, lướt
trên dòng nước trong. uốn lượn giữa hai bờ cây cối, rậm rạp, quanh co im
lắng, thỉnh thoảng có những tiếng chim gọi đàn, ríu rít, đưa nhau về
phía ngàn xa, bướm ở đây đẹp vô cùng, những cánh bướm vàng, xanh tía,
rằn rằn, chập chờn bên những khóm hoa dại, những con chuồn chuồn kim như
nốt nhạc, thảnh thơi đậu bên hoa, tất cả là bài thơ tinh đầy diễm ảo
làm tê mê lòng người......
Thuyền đi khoảng hơn 2000m, trước mắt tôi vỡ oà một con đập nước
tràn, nơi gặp gỡ của con sông Đông Hưu, sông Cát đổ vào sông Phù Phong,
Đến đây hai bên bờ không còn nhiều cây cối, mà đá ơi là đá, đá nằm ngổn
ngang, đá dựng đứng như bức tường kiên cố của thành quách thời xa
xưa,đá nằm e ấp dưới nước đủ cả hình dáng khác nhau, có nơi như bầy voi
đang tắm, có chỗ như đàn ngựa đang phi, thanh gươm đang hướng thẳng lên
trời, như đàn cá sấu há miệng ...v....v......Những tảng đá khổng lồ
chồng chất lên nhau, có tảng bị vết đạn lổ chổ, dấu vết chiến tranh ngày
xưa còn in hằn. có những tảng đá hoa cương lấp lánh trong nắng, rất đẹp
Chen giữa những tảng đá là những vùng nước trong xanh, tinh khiết, rất
tiện cho du khách đến tắm.
Nhìn về phía tay mặt, bên kia suối đá là một cánh rừng bạc ngàn,
có những nhà chòi rất tiện cho những gia đình đi picnic cuối tuần
Về
phía tay trái có nhà hàng, phục vụ thức ăn cho du khách, toàn những món
đặc sản của cá sông Côn, cá Hầm Hô. dưới nước có đàn vịt gỗ để phục vụ
du khách, đạp vịt
Bên tay trái cùng phía nhà hàng là một con đường mòn để du khách
có thể đi bộ ngắm cảnh, có thể thưởng thức vể đẹp của rừng núi nguyên
sơ, cây cối chằng chịt, những cây si dây nhợ rủ xuống như tóc của các
nàng thiếu nữ xoả dài, chờ đợi mùa trăng, những cây hoa mẫu đơn to ước
chừng có thể ôm trong vòng tay,hoa trên cao đỏ thắm, du khách thơ thẩn
trong rừng, để ngắm cảnh, để nhìn những cành lá lung linh trong nắng,
run rẩy trong gió cuối xuân, qua bầu trời xanh, mát dịu, cả một khu rừng
nguyên sơ e ấp trong bóng nắng loang lở, được rọi xuống con đường im
mát hiền hoà, con đường này đi bộ rất tuyệt vời, nó như xuyên núi, xuyên
đồi, hai bên đường màu xanh của cây dại, màu tím của hoa rừng. màu vàng
của lá úa, màu đỏ nâu của trái lạ, du khách sẽ nghe tiếng ve kêu râm
ran, hoà lẩn tiếng gió xào xạc của ngàn cây, tạo thành một âm thanh mê
đắm lòng người...... Làm sao tôi có thể nói hết vẻ đep hoang sơ của Hầm
Hô, làm sao tôi có thể diễn tả cảm giác của một buổi đi du ngoạn, bằng
thuyền lênh đênh trên con kênh nước trong veo mát rượi, uốn lượn giữa
núi rừng âm u, hai bên bờ lau lách...Thật tuyệt vời..
Nơi đây còn là, cứ địa của danh tướng Võ văn Dũng thời Tây Sơn và của
anh hùng Mai Xuân Thưởng thời chống Pháp, Quanh tôi như còn thấp thoáng
hình bóng của các vị tiền nhân ..
Bước chân ra về mà lòng tôi cứ lưu luyến, lưu luyến mãi, tôi đưa
mắt nhìn chung quanh một lượt, như cố thu hết bao nhiêu hình ành, núi
rừng, cây cối, từng tản đá, từng dòng nước trong veo, tất cả, tất cả vào
tâm trí tôi, lưu giữ mãi mãi.....
Trưa hôm ấy về Tây Sơn, chúng tôi ăn cơm ở nhà hàng Thanh Thanh Tây Sơn, có món cá rô đồng chiên giòn chấm nước mắm gừng rất ngon, có canh rau tập tàng nấu với cua đồng, nó tuyệt làm sao.....
Về Qui Nhơn thăm mẹ già trăm tuổi. Mẹ vẫn ngồi trên chiếc ghế, ở
cửa, mẹ ngước đôi mắt mờ đục nhìn chung quanh, nhìn ra đường . Nhưng mẹ
có thấy gì đâu, mọi vật trong mắt mẹ, chỉ mờ mờ, rất mờ. Thương mẹ quá,
mẹ ơi! Các con của mẹ, mẹ cũng quên.......Nhưng mà thơ thì mẹ không thể
nào quên, mẹ thuộc làu làu, mẹ đọc suốt ngày.....Chinh phụ ngâm, Cung
oán ngâm khúc và truyện Kiều, mẹ ngâm nga suốt buổi, nhìn mẹ lòng tôi
bổng rưng rưng, một cảm giác vừa ngọt ngào, vừa chua xót, nặng trỉu tâm
tư
Chiều lại chúng tôi đi Bãi Bầu, cách Qui Nhơn gần mười cây số, về phía Nam, men theo con đường núi và sát biển rất đẹp. Bãi Bầu là bãi tắm thuộc địa phận Sông Cầu, nơi đây rất rộng, nước trong veo, rất sạch, bãi cát trắng mịn, những con sóng bạc đầu, không vội vã xô nhau, tôi không tắm, ngồi nhìn ra biển cả mênh mông, nhin ra nước trong xanh xa tít tắp tận chân trời, lòng tôi mang nhiều tâm sự ngổn ngang của kiếp người, trời về chiều, hoàng hôn sắp tắt, những tia nắng cuối ngày còn sót lại vương vải trên ngọn cây, xa thật xa, vài con thuyền đánh cá đã lên đèn..
Tối đó chị em chúng tôi đi uống cafe sân vườn ở đường Bạch Đằng. Lâu
lắm rồi chị em chúng tôi mới có dịp đi bên nhau, ngồi cùng bàn trong
một đêm, đầy sao, lòng tôi cứ bâng khuâng, bâng khuâng mãi một cảm giác,
buổi hội ngộ đầy ắp yêu thương......
Ở lại Qui Nhơn một đêm, sáng hôm sau, thật sớm chúng tôi ra biển Qui Nhơn để tắm, nhưng mà biển không trong sạch như ở bãi Bầu, tôi nhìn mặt trời vừa lên trên vùng trời ban mai của biển, những tia nắng đầu ngày, chiếu xuống nước xanh, nó trở thành những vệt trắng loá, lóng lánh, khắp vùng. Những đám rau muống biển xanh um bò lan tràn trên cát mịn
Trưa hôm ấy giỗ ba tôi, tôi thắp cây hương lên bàn thờ ba, mà nghe
lòng ngậm nhùi nhớ đến thuở sanh tiền, ông thường răn dạy chúng tôi,
tiếng nói ông như đang âm vọng đâu đây, giọng đầy ấm áp "Tiền tài như
phấn thổ, nhân nghĩa tựa thiên kim " tuy ông rất nghiêm khắc với con
cái, nhưng mỗi khi đi đâu về, ông cũng có quà cho chị em chúng tôi, dù
chị em chúng tôi đã rất lớn, Mới đó mà đã hơn mấy chục năm , thời gian
qua nhanh quá, lòng tôi mang nhiều nỗi nhớ nhung, hình ảnh ba cứ theo
tôi từng giấc ngủ, tôi nhìn vào đôi mắt sâu và buồn buồn trên ảnh của
ba, mà nghe lòng rưng rưng, nhớ đến cuộc đời ba đã vất vả suốt bao tháng
năm. nhớ đến giọng nói đầy yêu thương của ba, nhớ những lúc đã làm
phật lòng ba, mà nghe tâm tư mình day dứt....
Ông nội mất từ khi ba mới có mười bốn tuổi, từ đó ông phải tự đi học
nghề, rồi làm cho chủ trả công, ông đã chịu đựng bao nhiêu, nỗi nhọc
nhằn, tủi thân cho số phận, nhưng ông vẫn cố gắng vươn lên, đưng vững,
giữa cuộc đời, sau này, với tinh thần cầu tiến, ông đẫ học tiếng Anh,
tiếng Pháp rất thông thạo
Một giờ rưởi, chúng tôi về lại Pleiku, nhưng khi qua khỏi cầu Tây
Sơn, chúng tôi rẽ vào phía trái khoảng ba cây số, một vùng đất rộng,
mênh mông, phía trước có dãy núi xanh. vùng này có tên là núi Ấn Chúng
tôi thấy một đàn tế trời trên cao, muốn lên chắc phải đi đến trăm bậc
cấp. Nhưng anh đã lên, nhìn bóng dáng anh nhỏ dần, nhỏ dần trong mắt
tôi, rồi đến khi mất hút, chỉ còn thấy những đám mây trắng, giữa bầu
trời xanh. Đến nơi anh thắp hương khấn vái trời cao , cầu cho đất nước
thanh bình, cầu cho chinh chiến đừng bao giờ xảy ra...Và mơ về những
ngọn gió xa xôi nào sẽ đổi chiều..
Nơi này cách đây hơn hai trăm năm, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã
đến để tế trời đất, trước khi xuất quân ra trận, diệt quân thù. Nhìn
lên đàn tế từ xa tít trên cao, tôi mơ hồ như thấy lại hình bóng của vị
vua, tài ba lỗi lạc năm xưa, trong bộ áo giáp, chiến trận hiên ngang,
đang hướng lên trời, đang tế trời đất, để xuất quân đánh giặc phương
Bắc, đánh đuổi quân Thanh Đâu đây như còn âm vang tiếng reo hò của ba
quân quyết chiến, quyết chiến, tiếng ngựa hí vang rền, cả một vùng đồi
núi mênh mông......Tuy tôi không lên cao được nhưng ở chân đàn tế, tôi
cũng thắp một nén nhang, cầu trời đất , biến hoá, những phép mầu, trừng
trị những kẻ muốn xâm lăng đất nước mình
Thấy đã chiều rồi chúng tôi trở về Pleiku, qua khỏi đèo MangYang trời đổ mưa và đầy ắp sương mù....
Cẩm Tú Cầu
______________________________________________
No comments:
Post a Comment