Thursday, April 17, 2014

CHUYỆN TÌNH

Cẩm Tú Cầu





Ông nội tôi là một người đàn ông trắng trẻo đẹp trai, nhưng ông rất đa tình, ông có đến bốn bà vợ. Bà nội tôi là chính thức bà con quan Thượng Thư, bà không đẹp nhưng tính tình hiền từ và rất bao dung. Trong nhà chỉ có bà nội tôi là được ngang hàng cùng ông còn những bà khác đều phải gọi ông bằng quan đốc (vì ông là hiệu trưởng trường Lysée Khải Định thời bấy giờ) Bà nội tôi sinh cho ông bốn trai và ba gái, tôi là cháu nội đầu lòng của ông. Bà hai không con là người hoàngtộc, đam mê đen đỏ ở mãi trong cung đam mê mạc chược, tứ sắc ít khi về nhà Còn bà ba từ khi ông mê bà Tư bà cũng bỏ ông luôn, bà về ở với người con gái duy nhất của bà chẳng cần màng đến mối tình chung chạ. Bà Tư sinh cho ông ba trai hai gái. 

Khi mang thai cô út bà nội tôi đau ốm luôn, ông buồn đi xem hát bội có cô đào trẻ hát hầu ba ông quan Tỉnh. Ông mê mẫn tâm thần khi ấy ông đã bốn mươi hai tuổi và cô đào hát mới mười sáu tuổi Khi ấy ông về buộc bà nội tôi cưới lẽ cho ông. Từ đó ông say mê bà Tư, Ông mê sự ngọt ngào, sự trẻ trung sự màu mè của bà Tư làm cho bà nội tôi đau khổ, buồn rầu, một nỗi buồn chua xót âỉ, chấtchứa trong lòng.

Tuy ông đa tình nhưng ông vẫn có trách nhiệm với gia đình con cái. Ba tôi là một luật sư tốt nghiệp ở Pháp, chú hai tôi là một Bác sĩ cũng tốt nghiệp ở Pháp, còn chú thứ ba và hai cô đều là giáo viên. Chỉ có chú út và cô út theo binh nghiệp. Người nào ông cũng chuẩn bị cho đầy đủ vật chất. Riêng bà nội tôi có đến hai cơ ngơi ( phần của ông ngoại tôi cho). Khi cô út được chín tháng tuổi thì bà nội tôi đau rất nặng ở nhà đánh ba, bốn dây thép nhưng ông tôi không về. Khi ấy ông đang đi vãng cảnh chùa Hương cùng bà Tư. Đến khi ông về thì bà đã tắc thở.
 Bà ra đi trong  niềm uất hận, nỗi thống khổ đắng cay ngập tràn. Ma chay cho bà nội tôi xong ông giao hai con út cho dì Hai (người quản gia trong gia đình) chăm sóc. Từ đó ông cũng ít ghé thăm. Ông lo mua đất mua ruộng xây nhà tận dưới quê bà Tư, một vùng quê hẻo lánh xa phố phường. Một trang viên đẹp đẽ để ông an hưởng tuổi già bên người vợ trẻ  đến hết cuộc  đời.

Nhưng năm 1945- 1947 chiến tranh xảy ra ông hết làm việc, những tiện nghi gia đình thiếu thốn xa chốn kinh thành. Mặc dù ông đã chuẩn bị chu đáo một trang viên  thoáng mát, phía sau là nh đồng bát ngát, sáng đón nắng sớm, chiều ngắm mây trôi, buổi đêm về ngôi nhà tràn ngập ánh trăng có vườn hoa cây cảnh.  Khi rổi rảnh ông cùng hai con trai lớn của bà Tư lên núi hái thuốc, ông nghiên cứu bói toán và thuốc Nam giúp dân trong làng chữa những bệnh vặt. 
Được bốn năm ông sống êm đềm bên người vợ trẻ, bỗng một hôm ông vô tình phát hiện ra bà Tư không còn chung thủy cùng ông, bà trở về bên người tình xưa của bà. Ông đau khổ tái tê, ông lẩm bẩm "quả báo nhản tiền, quả báo nhản tiền".. 

Ông khăn gói ra đi, đi đến vợ chồng chú Ba và cô út chú út đang ở cùng dì Hai. Người con thứ hai của ông với bà Tư dẫn ông đi khi ấy ông đang bịnh. Thời buổi chiến tranh quảng đường hơn sáu mươi cây số cha con ông đi đến ba ngày. Một buổi chiều mùa hè cả nhà đang quây quầng bên mâm cơm thì thấy ông, trông tiều tụy thiểu não làm sao, ông mặc bộ đồ lụa cổ cao rộng thùng thình vừa bước chân vào nhà ông đã ngất xỉu. Dì Hai và các con vội đở ông về phòng quạt lửa, nấu cháo xoa bóp chân tay cho ông. Ông nằm thiêm thíếp. Đêm đó chúng tôi chia phiên nhau ở bên ông, hai ngày sau ông đã ăn được cháo phục hồi lần lần, một tuần sau ông đã đi lui, đi tới trong nhà. Người mừng rỡ thấy rõ nhất là dì Hai, bà quấn quýt bên ông suốt ngày. 

Một hôm tôi tỉnh giấc nghe gịọng bà nho nhỏ '' Điều mà tôi áp ủ đã lâu , rất lâu nay đã thành sự thật, giây phút đầu tiên tôi thấy ông khi ấy ông là chú rễ. Cái buổi sáng định mệnh ấy là tiếng sét thiêng liêng của cuộc đời tôi, định mệnh trớ trêu đã làm cho tôi đau khổ dằn vặt suốt bốn mươi năm qua, lúc ấy tôi mới mười ba tuổi mà ông là vị thánh nhân tuyệt vời cao xa vời vợi, tôi ngây dại đắm đuối nhìn về phía ông.Tôi chỉ là con ở mướn hầu hạ bà chủ , được bà chủ thương cho kề cận bên mình, (vì khi bà nội tôi đi lấy chồng, được bà ngoại tôi  cho dẫn dì Hai theo) nhiều lúc tôi muốn xé rào nhưng tôi thương bà chủ quá. Đến khi bà chủ ra đi vĩnh viễn, khi ấy tôi không còn cơ hội nữa vì ông đã có bà Tư, thua ông những hai sáu tuổi, thỉnh thoảng ông mới ghé qua làm cho tôi nhớ nhung mòn mỏi khát khao điên cuồng. Bây giờ chiếc đũa thần tình yêu đã biến hóa đưa ông về bên tôi.

    Từ cái buổi xa xưa ấy một tình yêu điên rồ, một tình yêu lạc đường đã ngự trị trong trái tim non trẻ của tôi làm cho tôi đau khổ triền miên. Nhưng bây giờ tôi không còn ngần ngại, không còn e dè, tôi buông lỏng tâm tư buông lỏng lời nói, buông lỏng ánh nhìn đầy khát vọng về phía ông. Vì quá yêu ông tôi từ một con bé nhà quê không biết chữ đã cố gắng học theo các con ông, cố gắng đọc sách  báo để mở rông tầm hiểu biết. Trong tâm trí tôi mơ đến một ngày, một ngày nào đó được đối diện cùng ông, ngồi bên ông nói chuyên ngang hàng. Và ngày ấy đã đến, đã đến rồi tôi chẳng còn mơ ước gì hơn, chẳng còn vướng bận. Một niềm hân hoan chưa từng có tràn ngập trong tôi, Tôi chăm sóc hai con ông nay đã hai hai và mười tám tuổi. Ngày ngày tôi cố tìm kiếm nhũng nét giống ông trên người chúng, để mà nhớ, để mà yêu thương gần gũi. Măc dù bây giờ ông không còn là quan lớn, không ai dám gọi ông từ ấy, cái từ quan liêu ấy nhưng đối với tôi, ông vẫn là vị quan cao xa ngút ngàn mà tôi không thể nào, không thể nào với tới. 
    Bà cầm tay ông ấp lên ngực mình, bà ngỡ ông đã ngủ, nhưng bng ông lên tiếng '' Bao năm qua tôi hiểu lòng bà, chỉ cần nhìn ánh mắt là đủ hiểu thấu tâm can. Đôi lúc tôi cũng có ý nghĩ đốt biên giới, nhưng tôi thương bà như tình thương ruột thịt, tội nghiệp bà tôi cũng thấy bà là người đẹp nhất trong bốn bà vợ của tôi, từ dáng đi đến lời nói cử chỉ, tất cả đều dịu dàng êm ái. Nhưng giờ đây tôi không còn gì nữa tất cả đều tan biến, tuổi già cằn cổi đã làm cho tôi hụt hẩng chán chường. Tôi biết mối tình thầm kín của bà và sự lắc léo của số phận, làm cho lòng tôi cũng dao động, cũng xót xa" Ông nở nụ cười thương hại về phía bà.

Được sự chăm sóc chu đáo của dì Hai ông mau chóng khỏe ra da dẻ hồng hào, ông sống  bên dì Hai và các con nhưng trong trái tim ông vẫn thường trực nhớ về hình bóng trẻ trung xinh đẹp của bà Tư, hình bóng mà mỗi lần ông nghĩ đến là trái tim ông nhói đau, như có một vết cứa sâu thăm thẳm.
Ba năm sau, một buổi tối đầy trăng ông bảo với dì Hai Ông thấytrong người không còn hơi sức nữa, chắc ông sắp ra đi, ông dặn dì Hai ông chỉ ăn hoa quả trái cây và ông coi ngày tốt để ra đi được thanh thản con cháu ăn nên làm ra. Một buổi chiều đầu hè, gió mát hiu hiu ông mệt nhọc rồi lim dần lịm dần vào giấc ngủ miên man. Dì Hai cầm tay ông thì thầm"Ông ơi! nếu có kiếp sau tôi vẫn nguyện yêu ông với tình yêu vô vọng, cái khoảng khắc xa xưa huyền dịu ấy, lúc ông làm chú rễ ấy, hình ảnh ông, buổi sáng định mệnh ấy đã in sâu trong trái tim tôi, không bao giờ phai nhòa, tôi khát khao, tôi đau đớn, tôi nhớ nhung.."Nhưng trái tim ông đã ngừng đập, ông đã  về với suối vàng. Chắc trên đường về nơi miên viễn, ông đang mỉn cười mãn nguyện

Qua ngày sau đám tang ông quá buồn tẻ, một vị thanh tra học chánh Trung Kỳ đám tang không kèn, không trống, không có cổ xe tang. Người đưa tang không quá mười người, trên đường trở về giấc ngủ ngàn thu của ông quá âm thầm ảm đạm, quá lặng lẽ, lặng lẽ đến mủi lòng.


 Cẩm Tú Cầu 

___________________________________________________

No comments:

Post a Comment