Sunday, March 9, 2014

Những chuyện cực kì bí ẩn..

 ..  mà khoa học chưa thể giải thích nổi.



 
Núi chết
 
Cao nguyên 1079 tại miền bắc Urals, Kholat Sjahyl, được dịch theo ngôn ngữ của người Mansi là “Núi Chết” khi thời gian và thực tế đã chứng tỏ cái tên đó hoàn toàn đúng với những gì đã xảy ra. 


Vào ngày 2/2/1959, một đoàn khách du lịch từ Học viện Bách khoa Urals đã dựng trại trên sườn núi này và vài ngày sau, tất cả họ đều được phát hiện là đã chết. Không ai rõ nguyên nhân của những cái chết này là do đâu.
Người ta cũng phỏng đoán rằng có thể đoàn người đã bị sét đánh hay bị đĩa bay tấn công. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, họ đã bỏ mạng vì thâm nhập vào đúng nơi đã diễn ra các cuộc thử nghiệm vũ khí. Tuy nhiên, không ai chứng minh được các giả thiết này.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là khi khám nghiệm thi thể của các nạn nhân, người ta thấy trên lớp da của họ có những vạch đỏ rất khác thường. Do đó có thể khẳng định họ đã bị thương từ bên trong và bị xuất huyết.
Cũng có người giải thích có thể bom khinh khí đã làm loãng không khí của một vùng rộng lớn trong khu vực này. Khi đó, mạch máu của con người nổ tung vì áp suất bên trong lên rất cao, có thể dẫn đến cơ thể bị nổ thành nhiều mảnh. Mặc dù vậy, giả thiết này cũng chưa được khẳng định.
Những hiện tượng kỳ lạ tương tự còn được phát hiện tại Thung lũng Chết ở Kamchatka, thung lũng nằm trên biên giới của khu vực cấm săn bắn Kronotsky. Cho đến nay đã không còn ai thấy xa lạ với những đống xương trắng chất chồng trong thung lũng. Có cả xác của các loài chim, những chú chồn gulo và thậm chí cả những con gấu rất lớn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận những cái chết này xảy ra do khí xyanic phát ra từ núi lửa tại các điểm nứt trên bề mặt trái đất, khí này đã làm tê liệt hệ hô hấp của các sinh vật.
 Những lời giải thích này cũng chưa được chứng minh đầy đủ.

Thung lũng Chết

Một địa danh khác cũng được đặt tên là Thung lũng Chết nằm tại cộng hòa Yakutia, Nga. Thung lũng này nằm tại vùng Vilyui Thượng và những câu chuyện kỳ lạ ở đây xoay quanh tác hại của những vật có hình bán cầu bằng kim loại nằm nhô ra tại những nơi bị đóng băng.
Những câu chuyện này kể rằng, chỉ cần ngủ qua đêm tại một nơi gần những vật thể đó, không ai tránh khỏi cái chết. Người ta đã nghiên cứu những nạn nhân xấu số tại đây và thấy rằng họ giống hệt như những người chết vì tia phóng xạ. Tuy nhiên, liệu ở khu Yakutia này có nguồn phóng xạ mạnh như vậy hay không?
Không một cuộc thám hiểm địa lý nào tại vùng này tìm ra một chất phóng xạ như vậy.
Tiếng tăm về Thung lũng Chết ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) hay còn gọi là thung lũng Tre Đen, cũng không nằm ngoài những hiện tượng bí ẩn. Mùa hè năm 1950, có khoảng 100 người đã đột ngột bị biến mất ở đó và một chiếc máy bay cũng gặp nạn tại khu vực này không rõ lý do.
Con số nạn nhân lớn như vậy lại một lần nữa xảy ra vào năm 1962. Một người đàn ông dẫn đường cho đoàn lữ hành là các nhà địa lý sống sót đã kể lại tai nạn đó như sau: “Ngay khi đoàn thám hiểm bước vào thung lũng, một đám sương mù dày đặc bao vây lấy đoàn người. Người ta nghe thấy những âm thanh rất mơ hồ nhưng không rõ là tiếng gì. Và khi sương mù tan, những âm thanh đó cũng biến mất.”
Các nhà khoa học mới đây đã tổ chức một chuyến thám hiểm đến khu vực bí ẩn ở Tứ Xuyên. Họ nói rằng những vụ việc kỳ kạ đó xảy ra có lẽ là do hơi độc đậm đặc từ những thực vật chết phân hủy và làm người ta nghẹt thở, sau đó mất phương hướng và chết tại những khe đất có rất nhiều trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà khoa học khác lại cho rằng nguyên nhân của những cái chết bí ẩn là hoàn toàn có thể nhìn thấy được.
Trên thực tế, các thảm kịch xảy ra ở đó bởi vì một khu vực đất có lực từ cực mạnh nằm trong thung lũng Tre đen. Hiện tượng kỳ lạ này cũng điển hình cho một thung lũng chết khác ở Trung Quốc nằm trong khu vực miền núi thuộc tỉnh Cát Lâm. Vì những lý do không ai biết, các vụ đâm máy bay liên tục xảy ra tại đó cùng với lượng người mất tích ngày càng tăng lên.
Những vụ tai nạn hay xảy ra đến nỗi mà những người đi đào củ sâm, vốn rất quen thuộc với khu vực, cũng lần lượt mất tích một khi họ dám đi vào vùng núi. Cứ vào đến đó, la bàn lại quay lung tung và người ra dễ dàng mất trí nhớ và phương hướng. Những người du hành cùng lạc tại một địa điểm nhưng đều không thể tìm được đường ra. Và thung lũng chết ngày càng lấy đi mạng sống của nhiều người xấu số. 

Minh Hiền (Chuyển tiếp)


_______________________________________________________

No comments:

Post a Comment