Phạm Lê Huy
Đồi Phượng Hoàng, ngày… tháng… năm 197…
Sim thân quí,
Sau mấy ngày ăn Tết sớm với gia đình, Quân trở lại đơn vị vào trưa 30 tháng chạp. Chưa kịp nghỉ ngơi thì xế chiều lại được lệnh ba lô lên đường gấp vào Đồi Phượng Hoàng. Sim thấy không, lính chiến là thế đấy, đâu có được nghỉ ngơi nhiều. Cũng may mấy ngày nay tiền đồn này vẫn bình yên vô sự.
À… Vì mãi đọc lệnh hành quân, suýt nữa Quân quên mất chuyện này nếu không nhờ chú lính bếp nhắc “Còn túm này nữa… Thẩm quyền !” – “À há… Cám ơn em… Xách theo giùm qua đi !”. “Túm này” là cái giỏ lác có hai đòn bánh tét, một hũ dưa chua củ kiệu của má Quân và bịch bánh mứt Sim làm với cái thiệp xuân mà Sim khéo léo gói ghém cho. Lại thêm một chục cái thiệp xuân của các bạn cùng lớp tự làm lấy nhờ Sim chuyển đến các anh lính trong đơn vị Quân. Những tấm thiệp ấy tuy đơn sơ tuy “học trò” nhưng chứa chan tấm lòng hậu phương thiệt nồng ấm. Cám ơn Sim và các bạn nhiều lắm.
Sim này,
Một tuần phép của Quân qua cái vèo, lẹ quá. Nhưng vậy cũng đủ rồi, cũng diễm phúc hơn những người lính chiến khác rồi. Trong lúc mình ăn Tết với gia đình với người thân thì những người lính chiến ấy phải trực diện với chiến trường, với bao bất trắc hiểm nguy để cho hậu phương mình được yên bình.
Ngày Quân đột ngột về phép, cả nhà ngạc nhiên lắm. Ba Quân vui trong ánh mắt nhưng nụ cười thì không trọn vẹn vì ba biết rằng Quân lại cũng sẽ phải ra đi, môi ba mấp máy : “Con về… nhà vui lắm… ấm cúng hẵn lên !”. Má ôm chầm lấy Quân reo mừng trong nước mắt : “Trời… Quân… Con về đó hả ? Phép được mấy ngày ? Ở chơi qua Tết không ?”. Quân nghẹn lời, gượng cười : “Một tuần thôi má à !”. Thằng em kế thiệt tình… xúi dại : “Dù thêm mấy ngày sau Tết đi anh Hai” – “Đâu được mạy !”. Con Út Nhè, nay đã lớn bộn, tía lia cái miệng : “Chị Sim nhắc anh hoài… Qua bển thăm chỉ chút” – “Ờ… Tau sẽ qua”.
Khỏi nói Sim cũng dư biết là, mấy ngày này nhà Quân vui lắm, rộn ràng lắm. Ngày Quân về, tuy ba má chẳng dư dủ gì mấy nhưng cũng sắm sửa “cầu dừa đủ xài”, cũng có bánh chưng xanh nhưng không có cây nêu tràng pháo.
Lâu lắm rồi, cũng ba / bốn năm rồi chớ ít sao, từ ngày ra đơn vị đến nay, đây là lần đầu Quân được về phép Tết, được thắp nhang vọng nhớ gia tiên, được chúc Tết mừng tuổi ba má và hai đứa em dại. Chắp tay trước bàn thờ gia tiên, Quân thành tâm cầu nguyện cho đất nước mình sớm chấm dứt chiến tranh để người người được sống yên lành trong thanh bình. Lại nữa, mấy ngày phép ngắn ngủi ấy được trò chuyện với Sim, Quân vui lắm, cảm thấy mình được an ủi được chia sẻ thật nhiều. Cám ơn Sim nhiều lắm.
Nhớ chiều xuân hôm đó, trên bãi cỏ xanh mướt sau nhà Sim, ngồi cắn
hột dưa nhâm nhi bánh mứt trò chuyện với nhau đó, Sim và Quân đã kể cho nhau
nghe thiệt nhiều về chuyện vui buồn thời đi học, chuyện buồn vui đời lính.
Những mẫu chuyện không đầu không đuôi ấy dễ gì quên Sim há ! Và, với ngón đờn
vụng về, Quân khua điệu rumba đệm bài Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh qua
cái giọng ồ ề của mình
Khi nắng nhẹ vương trên lưng đồi
xa vắng miền quê bao năm rồi
về gặp em ngây thơ duyên dáng
hôm xưa tiễn anh nơi cuối làng
…
“Hay quá… Hay quá… Anh Quân!” – “Nhạc hay chớ Quân hát có hay đâu!” – “Không… Anh hát cũng hay nữa mà ! Gì thì gì, chớ với Sim … Anh vẫn hát hay nhứt… Thiệt đó… Bis… Bis… đi anh !”. Quân lại hát, và thiệt hồn nhiên, Sim vói tay vỗ nhịp lên thùng đờn hát theo
…
Em nhé mình thương nhau muôn đời
anh giữ gìn biên cương xa vời
Đừng buồn khi xa nhau em nhé
thăm em đôi ngày rồi anh đi
Chẳng hiểu sao, cái đoạn cuối này mình hát đi hát lại vài lần. Mà Sim biết không, cũng chẳng hiểu sao hôm đó tiếng hát tiếng đờn chẳng ăn nhập gì với nhau hết. Nhớ lại, Quân thấy mình… xệ quá.
Hôm sau Quân theo Sim đi Chợ Tết của thị trấn mình trong tiếng đại bác ầm ầm từ xa vọng về -- tuy không vui không nhộn nhịp gì mấy nhưng cũng đủ nhắc mình nhớ lại những cái Tết truyền thống thanh bình của mười mấy năm về trước. Trong nắng Xuân tươi mát, cùng Sim đi vòng vòng khu Chợ Tết, Quân nghe lòng mình lâng lâng giữa các sạp bánh mứt trái cây, giữa các hàng hoa tươi mà người ta đã chuẩn bị chăm sóc từ mấy tháng trước. Chỉ thiếu pháo điển pháo tống cho thêm phần rộn rã vui nhộn trong ba ngày Tết, đã làm mất đi ý nghiã “tống cựu nghênh tân” xưa nay của dân tộc mình.
Trước ngày ra lại đơn vị, Quân đến chào má Sim và sung sướng biết bao khi Quân được má Sim xem mình như người thân trong nhà. Bà cụ thiệt hiền lành và phúc hậu. Còn ba Sim bị mất tích trên đường đi công tác khi Sim còn học Mẫu Giáo, vẫn chưa biết tin tức gì thêm. Bên tách trà thơm nóng và dĩa bánh mứt khéo làm, má Sim hỏi : “Chừng nào cháu lấy vợ?”. Quân thiệt tình thưa : “Dạ… Cháu là lính tác chiến, biết sấp ngửa lúc nào, nên chưa dám nghĩ đến chuyện vợ con”. Bà cụ chép miệng : “Thiệt khổ cho tuổi trẻ các cháu… Chiến tranh hoài… ”. Còn ba Sim thì không biết bây giờ ra sao, biết đâu… Quân không khỏi xúc động khi má Sim đưa tay ôm lấy ngực mình, đôi mắt nhòe đi.
Khi chào má Sim ra về, bà ấn vào tay Quân cái poncho liner còn mới tinh trong bao nylon, giọng chân tình : “Cháu đem theo đắp cho ấm, trong rừng trong núi lạnh lắm”. Quân cám ơn bà và từ chối hoài không được. Bà kiễng chân hôn lên trán Quân, giọng xa xôi : “Tội nghiệp… Thằng Hoàng con cô nếu còn sống thì cũng bằng tuổi cháu. Nó bỏ cô chú ra đi lúc một tuổi vì cô thiếu sữa cho nó bú hồi tản cư năm năm-tư”.
Nhớ Sim hỏi, các anh lính chiến đón Xuân ăn Tết ra sao. Như thế này, Sim… Ngộ lắm... Tụi này ăn Tết… ngay bên chiến hào. Năm nay, cùng với những món quà Tết do hậu phương gởi ra tiền tuyến hằng năm, còn có chút ít bánh mứt dưa chua do Quân mang theo nữa. Anh em trong đơn vị chia sớt nhau mỗi người một chút; một chút thôi nhưng cũng đủ cho họ nhớ nhà lắm, ấm lòng lắm; và cũng biết được tấm lòng nồng hậu của hậu phương vẫn luôn hướng về mình, đó là một an ủi lớn lao giành cho lính chiến.
Sim biết không, chú lính bếp của Quân coi vậy mà có tài, “văn nghệ” một cây. Nó hát không hay nhưng lại hay hát, đại đội vui thêm là cũng nhờ nó. Quân hỏi : “Nhớ nhà không… Hát bài gì đi mạy ?” – “Bài Mùa Xuân Đầu Tiên của Tuấn Khanh… nghen… Thẩm quyền !” – “Ờ… Hát đi !”. Và ngay bên chiến hào, nó nhẹ tay vỗ nhịp lên báng súng, cất tiếng hát :
Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy
anh trở về bên em
Bao lần ngồi thâu đêm
nghe mùa xuân vừa đến
… … ...
Khi nắng nhẹ vương trên lưng đồi
xa vắng miền quê bao năm rồi
về gặp em ngây thơ duyên dáng
hôm xưa tiễn anh nơi cuối làng
…
“Hay quá… Hay quá… Anh Quân!” – “Nhạc hay chớ Quân hát có hay đâu!” – “Không… Anh hát cũng hay nữa mà ! Gì thì gì, chớ với Sim … Anh vẫn hát hay nhứt… Thiệt đó… Bis… Bis… đi anh !”. Quân lại hát, và thiệt hồn nhiên, Sim vói tay vỗ nhịp lên thùng đờn hát theo
…
Em nhé mình thương nhau muôn đời
anh giữ gìn biên cương xa vời
Đừng buồn khi xa nhau em nhé
thăm em đôi ngày rồi anh đi
Chẳng hiểu sao, cái đoạn cuối này mình hát đi hát lại vài lần. Mà Sim biết không, cũng chẳng hiểu sao hôm đó tiếng hát tiếng đờn chẳng ăn nhập gì với nhau hết. Nhớ lại, Quân thấy mình… xệ quá.
Hôm sau Quân theo Sim đi Chợ Tết của thị trấn mình trong tiếng đại bác ầm ầm từ xa vọng về -- tuy không vui không nhộn nhịp gì mấy nhưng cũng đủ nhắc mình nhớ lại những cái Tết truyền thống thanh bình của mười mấy năm về trước. Trong nắng Xuân tươi mát, cùng Sim đi vòng vòng khu Chợ Tết, Quân nghe lòng mình lâng lâng giữa các sạp bánh mứt trái cây, giữa các hàng hoa tươi mà người ta đã chuẩn bị chăm sóc từ mấy tháng trước. Chỉ thiếu pháo điển pháo tống cho thêm phần rộn rã vui nhộn trong ba ngày Tết, đã làm mất đi ý nghiã “tống cựu nghênh tân” xưa nay của dân tộc mình.
Trước ngày ra lại đơn vị, Quân đến chào má Sim và sung sướng biết bao khi Quân được má Sim xem mình như người thân trong nhà. Bà cụ thiệt hiền lành và phúc hậu. Còn ba Sim bị mất tích trên đường đi công tác khi Sim còn học Mẫu Giáo, vẫn chưa biết tin tức gì thêm. Bên tách trà thơm nóng và dĩa bánh mứt khéo làm, má Sim hỏi : “Chừng nào cháu lấy vợ?”. Quân thiệt tình thưa : “Dạ… Cháu là lính tác chiến, biết sấp ngửa lúc nào, nên chưa dám nghĩ đến chuyện vợ con”. Bà cụ chép miệng : “Thiệt khổ cho tuổi trẻ các cháu… Chiến tranh hoài… ”. Còn ba Sim thì không biết bây giờ ra sao, biết đâu… Quân không khỏi xúc động khi má Sim đưa tay ôm lấy ngực mình, đôi mắt nhòe đi.
Khi chào má Sim ra về, bà ấn vào tay Quân cái poncho liner còn mới tinh trong bao nylon, giọng chân tình : “Cháu đem theo đắp cho ấm, trong rừng trong núi lạnh lắm”. Quân cám ơn bà và từ chối hoài không được. Bà kiễng chân hôn lên trán Quân, giọng xa xôi : “Tội nghiệp… Thằng Hoàng con cô nếu còn sống thì cũng bằng tuổi cháu. Nó bỏ cô chú ra đi lúc một tuổi vì cô thiếu sữa cho nó bú hồi tản cư năm năm-tư”.
Nhớ Sim hỏi, các anh lính chiến đón Xuân ăn Tết ra sao. Như thế này, Sim… Ngộ lắm... Tụi này ăn Tết… ngay bên chiến hào. Năm nay, cùng với những món quà Tết do hậu phương gởi ra tiền tuyến hằng năm, còn có chút ít bánh mứt dưa chua do Quân mang theo nữa. Anh em trong đơn vị chia sớt nhau mỗi người một chút; một chút thôi nhưng cũng đủ cho họ nhớ nhà lắm, ấm lòng lắm; và cũng biết được tấm lòng nồng hậu của hậu phương vẫn luôn hướng về mình, đó là một an ủi lớn lao giành cho lính chiến.
Sim biết không, chú lính bếp của Quân coi vậy mà có tài, “văn nghệ” một cây. Nó hát không hay nhưng lại hay hát, đại đội vui thêm là cũng nhờ nó. Quân hỏi : “Nhớ nhà không… Hát bài gì đi mạy ?” – “Bài Mùa Xuân Đầu Tiên của Tuấn Khanh… nghen… Thẩm quyền !” – “Ờ… Hát đi !”. Và ngay bên chiến hào, nó nhẹ tay vỗ nhịp lên báng súng, cất tiếng hát :
Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy
anh trở về bên em
Bao lần ngồi thâu đêm
nghe mùa xuân vừa đến
… … ...
Xin yêu thương
đến vơi hận thù
để tiếng hát hôm nay
người chiến sĩ mơ say
bên đàn trẻ bé thơ ngây
Những câu hát này cũng là khát khao cháy bỏng thật lòng của người lính và cũng là ước mơ muôn đời của hằng triệu triệu người dân Việt hiền hòa mình, phải không Sim ?
Thôi nha… Thân quý chúc bác gái và Sim luôn được mọi sự an lành.
Mến thư,
Quân
để tiếng hát hôm nay
người chiến sĩ mơ say
bên đàn trẻ bé thơ ngây
Những câu hát này cũng là khát khao cháy bỏng thật lòng của người lính và cũng là ước mơ muôn đời của hằng triệu triệu người dân Việt hiền hòa mình, phải không Sim ?
Thôi nha… Thân quý chúc bác gái và Sim luôn được mọi sự an lành.
Mến thư,
Quân
Phạm Lê Huy ______________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
No comments:
Post a Comment