Wednesday, February 19, 2014

MÙA XUÂN CỦA MẸ

Cẩm Tú Cầu 



Chồng bà ra đi vĩnh viễn từ khi bà mới 27 tuổi, hụt hẫng đau buồn đến tê dại rồi cũng qua đi. Bà có một con trai 4 tuổi, bà quyết tâm dặn lòng nhất định ở vậy thờ chồng nuôi con. Nhưng vì sắc đẹp ngọt ngào tươi thắm của bà đã là động lực làm cho bà không giữ tròn tâm nguyện. Bao nhiêu trái tim của đấng mày râu xao động vì bà, người có vợ, người chưa vợ, kẻ góa vợ rất là nhiều người, theo đuổi bà, bà đều từ chối. Duyên nợ xui khiến sao bà lại có tình cảm với một người có vợ mà không con. Người nấy không những theo bà mà cả người vợ trẻ cũng theo năn nỉ chiều chuộng bà, để bà bằng lòng đi bước nữa cùng ông. Hai ông bà hứa sẽ xem cháu Nam con tai riêng của bà như là con ruột của mình.
    Ngày qua tháng lại bà xiêu lòng. 


 Hai năm sau một cuộc sống chồng một vợ đôi thật đầm ấm, thật vui vẻ, trong nhà đầy ắp tiếng cười. Rồi năm sau bà sinh cho ông một trai, làm sao kể hết nỗi vui mừng tràn dâng trong lòng ông. thôi thì ông sắm sữa cho bà đủ thứ, cưng chiều đủ điều hết mực nâng niu hai mẹ con bà. Điều này làm cho bà lớn có ý không bằng lòng, không vui, tuy không nói ra nhưng trong sâu thẳm trái tim của bà lớn đau khổ ngấm ngầm, có những điều mắt không thấy, tai không nghe, nhưng tự đáy lòng vẫn âm ỉ một nỗi ấm ức, tàn khốc khó xua tan. còn  gì đau đớn hơn khi trước mắt mình, người yêu của mình lại âu yếm nâng niu người khác, chăm sóc người khác, từ đó nảy sinh lòng đố kỵ . Ba năm sau bà sinh tiếp cho ông một gái, khi ấy vì thế cuộc xoay vần ông đi bị đi tù, trong tù ông được hai người bới xách thăm nuôi, hai người đàn bà ở nhà lại hòa thuận như xưa, hai bà thay phiên nhau bán hàng (hai bà có gian hàng tạp hóa ở chợ Cồn - Đà nẵng). Cuộc sống cũng tạm qua ngày tháng.

 
   Ba năm sau ông trở về, bà lại sinh thêm cho ông một trai nữa,lúc ấy không khí trong nhà thật buồn tẻ vì chật vật. Vì thiếu thốn bà lớn bà nhỏ cải nhau suốt ngày. Buồn quá bà mới dắt con của chồng trước ra ở riêng, thỉnh thoảng bà mới về thăm con một lần vì thời kì bao cấp, nuôi một đứa bà cũng vất vả lắm rồi.
   Mãi mấy năm sau ông được đi định cư nước ngoài theo diện HO. Bà lớn mới khuyên bà nhỏ cho ba dứa con cùng đi theo ba nó, còn bà không có tên trong hộ khẩu phải ở lại cùng đứa con riêng. Lúc ấy nội tâm bà xâu xé trầm trọng, dằn vặt triền miên, bà phân vân nếu để hết chúng ở lại thì bà không thể nào nuôi nổi, lại còn tương lai của chúng nữa, mà cho đi hết thì, ôi! mới nghĩ thôi, đã tan nát cả cỏi lòng. Làm sao đây? Đứa nhỏ nhất mới có 9 tuổi, 9 tuổi đã xa mẹ, rồi đây nơi đất khách quê người chúng có bị ngược đãi không? Bà đau đớn xót xa chìm trong bao suy tưởng, tâm hồn bà xáo trộn rồi chìm lắng trong mơ hồ. cứ nghĩ phải chia lìa cùng các con, bà chết từng khúc ruột. Cuối cùng bà đau buồn, ruột gan tan nát, nhưng cũng đành cho chúng đi theo ba,  theo lời khuyên của nhiều người bà con thân thuộc.

   Sau phút chia ly não lòng, bà trở về với bao trống vắng mênh mang, với nỗi đau đớn triền miên âm ỉ thắt lòng. Từ đó mỗi năm bà nhận thư và quà một lần nhưng hai năm sau, ông mất bà lớn có gửi quà cho bà nhưng gửi chung tận ngoài Huế bà không thể đi xa được, đành thôi. Càng nghĩ bà càng cảm thấy cay đắng cho cuộc đời, bà âm thầm thổn thức xót xa bao đêm dài khóc thầm, đành chôn chặt quá khứ. Bà nghĩ mình chỉ là công cụ sinh con để nối dỏi tông đường cho người khác. Công ăn việc làm  của con trai bà thay đổi liên tục nên  chỗ ở cũng thay đổi theo, vì thế bà mất liên lạc cùng các con ở Mỹ. 
   Từ đây, bà nguyện ăn chay trường, suốt ngày kinh kệ, trong trái tim bà cứ mãi hy vọng sẽ có một ngày bà sẽ gặp được các con, dù xa cách ngàn trùng, dù con đường dài đến nửa vòng trái đất, với niềm hy vọng trãi dài theo tháng năm ....
   Mãi đến hơn mười năm sau khi con bà đã ổn định cuộc sống bà mới kể nỗi buồn thảm, nỗi nhớ nhung các con trong lòng bà, bà đem những tấm ảnh cũ những bức thư các con bà đã gửi cho bà trước đây, tâm sự cùng  với người láng giềng. Người này đã từng đi Mỹ đôi lần và nhiều bạn bè thân quen ở Mỹ để nhờ tìm kiếm dùm. Với lòng nhiệt tình hiếm có, một người em kết nghĩa- cũng là thầy giáo dạy toán cho các con của người láng giềng- ba tháng sau  với địa chỉ cách nay đã 10 năm người em đã tìm ra địa chỉ mới của  các con  bà , vì con bà cũng thay đổi chỗ ở nhiều lần.
Có địa chỉ của các con bà mừng quá, bà liền nhờ người hàng xóm viết thư cho các con, rằng bà chỉ cần một điều duy nhất biết được tin tức các con mà thôi.
       Những cuộc điện thoại tới tấp, những lời thăm hỏi triều mến ngọt ngào,  tình mẩu tử thiêng liêng bao năm qua tưởng chừng như đã mất hút, nay lại được trở về gắn liền, kết nối như chưa từng bị gián đoạn, bị chia xa

        Một buổi chiều mùa đông bà được tin con gái bà sẽ về vào dịp tết cổ truyền Việt Nam, bà mừng quýnh quáng, đêm đêm bà mơ rồi đây, bà sẽ được ôm con vào lòng, hình hài nhỏ bé ngày xưa, như còn đọng lại trong đôi tay, trong tâm trí bà, bà mơ hồ, như đang nghe tiếng nói thỏ thẻ của con gái, những bước đi, những nụ cười thơ dại ngày nào vẫn còn in sâu trong tìm thức của bà, bà cư đợi, cứ chờ, cứ mong mỏi.....Thời gian qua mau......

      Vào một ngày cuối tháng chạp, nắng ấm, tiết trời trong sáng, hoa lá xanh tươi người con gái trở về lần theo địa chỉ trên bì thư, cô gái bở ngở bước vào nhà đã gọi toáng lên :
- Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con đã về.....
    Không gian như chìm lắng rồi  vỡ òa, rồi như có tiếng vọng từ nơi xa xăm nào
     rộn rã ngân vang......... 
Sau khoảnh khắc ngỡ ngàng, hai mẹ con ôm chầm nhau nước mắt tuôn rơi. Giây phút thiêng liêng đất trời cũng cảm động, cũng mủi lòng, qua đi, qua đi,  bà mới ngắm nhìn con gái duy nhất của mình
- Con gái của mẹ lớn quá! Mẹ rất mừng nhưng ở bên đó có vất vả lắm không con?
- Dạ. ở đâu cũng phải làm việc để sống thôi mẹ ạ. Có người về quê chỉ là " áo gấm về làng" đó  mẹ ơi.
  Từ đây những giọt nước mắt đêm đêm âm thầm đã chấm dứt. Bà chẳng còn mơ ước gì hơn, được găp con gái bà và biết được tin tức của các con .
Lòng bà đã nở hoa.
   Bao năm xa cách giờ các con đã đem đến mùa xuân cho mẹ rồi. 



Cẩm Tú Cầu   _____________________________________
                 __________________________________________________________

No comments:

Post a Comment