Công thức gói bánh chưng
Nguyễn Tài Ngọc
Nguyễn Tài Ngọc
QN11 xin cám ơn tác giả Nguyễn tài Ngọc cho phép đăng tải loạt bài nấu bánh chưng rất thú vị của Anh lên trang nhà..http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm
Tôi hơi ngạc nhiên sau bài viết
về bánh chưng lần vừa
rồi, nhiều phụ nữ viết email hỏi tôi
chỉ cho rõ cách gói bánh chưng và cho recipe. Việc chỉ
có mấy cô, mấy bà, không một đấng nam nhi
viết email không làm tôi ngạc nhiên, vì các ông đực
rựa hôm nào cũng bận
rộn rủ nhau đi nhậu, làm gì có thì giờ nữ
công gia chánh nấu nướng. Điều làm tôi ngạc
nhiên là tôi viết bài nấu bánh chưng với mục
đích là tường trình một sự kiện, chứ
tôi không phải là bà Quốc Việt dậy nấu ăn,
nên tôi không nghĩ là sẽ có người hỏi
tường tận về cách gói và nấu bánh chưng.
Nếu ai có vào website Saigonocean.com, ngay trang đầu tiên chúng tôi viết rõ diễn đàn chính yếu của Saigonocean là văn học, nghệ thuật, âm nhạc, giải trí, không chỗ nào có đề cập đến nữ công gia chánh, nấu ăn. Lý do là nếu tôi và anh Lê Hân có bị bắt buộc phải nấu bếp thì 99% là nhà cháy nên hai anh em chúng tôi không dám múa rìu qua mắt các cô, các bà, chỉ dẫn làm cách nào nấu thịt ruồi bẩy món hay đùi kiến chiên bơ.
Nếu ai có vào website Saigonocean.com, ngay trang đầu tiên chúng tôi viết rõ diễn đàn chính yếu của Saigonocean là văn học, nghệ thuật, âm nhạc, giải trí, không chỗ nào có đề cập đến nữ công gia chánh, nấu ăn. Lý do là nếu tôi và anh Lê Hân có bị bắt buộc phải nấu bếp thì 99% là nhà cháy nên hai anh em chúng tôi không dám múa rìu qua mắt các cô, các bà, chỉ dẫn làm cách nào nấu thịt ruồi bẩy món hay đùi kiến chiên bơ.
Thật sự khi mua vật liệu
nấu bánh chưng, tôi chẳng bao
giờ đo lường. Lá chuối chỉ
có 99 cents một bọc, nếu mua dư thì vợ tôi dùng
để gói bánh giò. Hành hương,
thịt heo cũng thế, mua thêm vài bọc, vài pounds, dư
thì dùng để nấu món khác như chè ba mầu. Hôm nào gặp cô bán hàng nói năng liếng
thoắng dễ thương thì thay vì mua 10 gói đậu
xanh, tôi mua 30 gói (cho cô ấy biết tôi là dân "shang").
Đậu xanh dư thì nấu một nồi
chè táo xoạn đem xuống phố Bolsa bỏ mối
người ta bán dùm, do đó tôi không sợ bỏ phí
những món mình mua dư thừa.
Vì nấu không cân lượng và
nhớ không chính xác, tôi ngại cho recipe cho người khác.
Vài ông bà cụ trong nhà thờ ngày xưa tôi tặng thơ,
bây giờ đã mất, cụ ông hay cụ bà vẫn còn
sống thỉnh thoảng gặp nói với tôi
: "Ông/Bà nhà tôi ngày
xưa còn giữ mấy bài
thơ Thầy cho, thỉnh thoảng cứ đem ra
đọc lại rồi cười hoài, bây giờ
chồng/vợ tôi mất rồi", làm tôi có cảm
tưởng tội lỗi thơ của tôi đã giết
chết bao nhiêu người. Nếu tôi chỉ cách gói bánh chưng, người ta có thể sẽ toi
mạng sau khi ăn bánh chưng theo công thức tôi làm.
Lương tâm tôi chắc chắn không để cho tôi
ngủ yên mỗi đêm: giết người bằng
thơ chưa đủ, bây giờ tôi giết người
bằng bánh chưng.
Thế nhưng vì "nấu ngon
không bằng hay nấu", vì tôi thật sự không quen
biết các bà các cô viết email xin recipe, nếu họ làm
bánh chưng theo tôi chỉ, nấu ăn có bị trúng
độc phải vào nhà thương Từ Dũ bơm
ruột thì tôi cũng chẳng quan tâm vì tôi không quen biết
thân thiết, và vì tôi nhận một email sau đây của
một anh bạn chuyển đến, nên tôi quyết
định viết bài này để chỉ recipe bánh
chưng tôi làm.
Trong các Yahoo group, thỉnh thoảng người ta thường thảo luận đề tài trong một email được chuyển tiếp từ người này sang người khác. Một Yahoo group đem bài nấu bánh chưng của tôi ra thảo luận. Một bà góp ý kiến, viết email sau đây, chữ nghiêng mầu xanh. Tôi nghĩ cần phải lên tiếng giải thích lời bàn Gia Cát Lượng của tôi (chữ mầu đen) về email này, trong trường hợp có người muốn gói bánh chưng, đọc email bà ta viết thì sẽ biết đâu là hư thực:
Trong các Yahoo group, thỉnh thoảng người ta thường thảo luận đề tài trong một email được chuyển tiếp từ người này sang người khác. Một Yahoo group đem bài nấu bánh chưng của tôi ra thảo luận. Một bà góp ý kiến, viết email sau đây, chữ nghiêng mầu xanh. Tôi nghĩ cần phải lên tiếng giải thích lời bàn Gia Cát Lượng của tôi (chữ mầu đen) về email này, trong trường hợp có người muốn gói bánh chưng, đọc email bà ta viết thì sẽ biết đâu là hư thực:
Ông NTN gói 2
tiếng mà được tới 18 cái vuông vắn,
đẹp đẽ là quá hay, phải là
người có "tay nghề cao " mới gói
được như thế:
- Nếu có "tay nghề cao"
thì tôi phải làm
nghề bán bánh chưng. Tôi mà làm nghề bán bánh chưng thì nhất định vợ tôi, hay
chẳng cô nào khác, thèm lấy. Phụ nữ nào cũng
mơ tưởng khi thiên hạ nói về mình: "Cô ấy là vợ ông bác
sĩ này, vợ ông luật sư kia, vợ ông triệu phú
nọ...", chứ chẳng ai
muốn nghe nói: "Cô ấy là vợ ông
Nguyễn Tài Ngọc bán bánh chưng". Không, không, tôi
không phải là bác sĩ, luật sư, triệu phú mà
cũng không phải là ông bán bánh chưng
nên không có tay nghề cao. Mỗi năm tôi chỉ gói bánh chưng một lần nên làm gì mà có "tay
nghề cao" được.
Tuy nhiên ông cho
tới 2 bát gạo tôi sợ rằng vỏ (gạo)
dầy quá, nhiều gạo quá đấy:
- Tôi gói bánh chưng
từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, lúc nào cũng hai
bát gạo, hai bát đậu xanh, thịt thì vô khối. Ai
ăn bánh chưng của tôi cũng nói là
thịt nhiều, nếp ít, đề nghị tôi thêm
nếp, ít thịt (những người phê bình xây dựng
tôi như thế này thì năm sau tôi cúp luôn không biếu bánh
chưng nữa. Họ đúng là có gan giời, đã
nhận bánh chưng biếu mà còn dám phân
tích kỹ thuật gói bánh chưng siêu phàm của tôi). Vì
thế bây giờ khi gói bánh chưng,
đậu xanh tôi chỉ đổ bát vơi, còn nếp thì
tôi đổ bát đầy ắp.
Ông NTN làm
ít bánh, ăn chỉ vài ngày là hết nên
ông cho hành vào nhân. Nếu bạn thích ăn bánh chưng (như tôi) làm nhiều thì không nên cho
hành vào vì bánh sẽ mau hỏng đấy! :
- Câu này không có một dữ kiện
khoa học nào của Hàn Lâm Viện Việt Nam kiểm
chứng cả. Bánh chưng không hành hay
nhiều hành nếu để bên ngoài lâu sẽ hư
như nhau. Nếu để trong ngăn đá tủ
lạnh từ khi cưới vợ đến khi nàng
ngưng đẻ thì đem ra ăn lúc
nào cũng được. Gói bánh chưng
mà không có hành (và tiêu) thì sau khi đã buộc giây cẩn
thận cho chặt, chúng ta nên từ từ...vất bánh vào
thùng rác, vì không thể nào ngon được. Nếu tôi
như bà ta, tôi sẽ chỉ bảo như thế này:
Nếu bạn thích ăn bánh chưng (như tôi) làm nhiều thì không nên cho hành, thịt, nếp, và đậu xanh vào vì bánh sẽ mau hỏng đấy!
Nếu bạn thích ăn bánh chưng (như tôi) làm nhiều thì không nên cho hành, thịt, nếp, và đậu xanh vào vì bánh sẽ mau hỏng đấy!
Và
khi châm nước thì châm bằng nước
sôi không châm nước lạnh. Ông Ngọc châm
nước lạnh từ vòi chắc phải
châm rất từ từ dể nước vẫn
tiếp tục sôi? Ngoài ra ông nấu chỉ có 3
giờ thì sợ mai kia bánh bị "lại gạo
" mất! Nhà tôi ngày xưa (Cậu Mợ tôi) gói
nhiều, mỗi năm cả trăm cái phải nấu
mất 12 tiếng; vì thế mới có những chuyện
vui về việc "canh bánh chưng"
thời đó!
- Bà này nhất
định nên tham gia phong trào Đông Du để mở
mang kiến thức. Nếu bà ta được phong
chức Bộ Trưởng Bộ Cải Cách thì mọi
người ở Việt Nam có xe
hơi, xe gắn máy...phải dẹp hết để
đi bộ. Bàn ủi thay vì dùng điện thì đổi
sang dùng than. Ngày xưa Thầy U tôi cũng nấu bánh chưng. Đúng như bà ta nói, cái nồi
ở Việt Nam
rất to, mỗi lần gói có thể đến một
trăm bánh chưng (tôi không nhớ rõ).
Nhưng mình nấu bằng củi, lửa đốt không
mạnh, chưa kể là có những lúc ngủ quên không
tiếp củi lửa nhỏ chập chờn nên nấu
từ 6 giờ chiều đến 6,7, 8
giờ sáng hôm sau mới xong. Ấy thế mà
đôi lúc gạo bị sượng vì bánh vẫn còn
sống. Vì vậy mà mỗi lần châm
thêm nước, ở Việt Nam ngày xưa phải
nấu một nồi nước sôi đổ vào
để nước vẫn tiếp tục sôi nóng.
Trong khi ở Mỹ tôi nấu
bằng nồi ngoài đường có chừng 40 ngọn
lửa, thay vì khoảng 18 ngọn lửa như nồi
trong nhà bếp. Hơi propane trong bình tôi có
thể điều chỉnh mạnh rất nhiều
lần hơn bếp trong nhà. Tôi đã thử
nghiệm mấy lần khác nhau: nấu gần 7 tiếng
(hết hơi trong bình), 6 tiếng, 5 tiếng, và lần
vừa rồi hơn 3 tiếng rưỡi, bánh vẫn chín
như thường. Lý do? Cường độ của
nồi lửa bên ngoài rất
mạnh, tôi không biết đích xác là bao nhiêu, nhưng để
so sánh, nhiệt độ lò nướng trong nhà tối
đa lên khoảng 550 độ C, trong khi cái đuốc
thợ hàn ngọn lửa có thể lên đến 3,000
độ C. Nước trong
nồi bánh chưng của tôi khi nấu lúc nào cũng sôi
sùng sục như hỏa diệm sơn, đổ
nước lạnh vào một chốc là sôi sùng sục
trở lại như thường, ông nào số xui bà
vợ cắt của quý vất vào nồi bánh chưng
của tôi là chỉ trong vòng ba giây nó sẽ cháy tan mất
trên thị trường quốc tế, không có hy vọng gì
tìm để hàn gắn lại
nên nói như bà này Ông Ngọc châm nước lạnh từ
vòi chắc phải châm rất từ từ
dể nước vẫn tiếp tục sôi?,
phải nấu
mất 12 tiếng thì rõ ràng bà ta chưa có kinh
nghiệm nấu bánh chưng bằng nồi 40 ngọn lửa,
dùng hơi propane trong bình
5-gallon trắng ở Mỹ.
Ông NTN cũng không nói rõ là sau khi nấu rồi phải rửa bánh cho thật sạch, xếp bánh ngay ngắn và dùng tấm ván phẳng phiu để lên,sau đó để vật thật nặng (ví dụ nồi to đầy nước) lên trên tấm ván cho nước trong bánh ra hết. Khi bánh thật ráo (hết nước), lau lại lần nữa cho thật sạch mới bầy ra đĩa để cúng phần còn lại ăn dần đến ra giêng bánh vẫn dền (hay rền?) vẫn ngon.
- Không, không bao giờ nấu xong tôi
phải rửa bánh, rồi phải lau bánh cho thật
sạch. Thầy U tôi nấu ngày xưa, hay những
người tôi biết ở bên Mỹ cũng không ai
rửa bánh chưng bao giờ cả.
Không có một cái logic nào phải rửa bánh chưng.
Bánh chưng nấu trong nước sôi, bao nhiêu vi khuẩn, vi trùng
chết hết, bây giờ mình rửa lại bằng
nước lạnh?
Bánh chưng khi nấu lõng bõng trong
nước, thành
ra lúc chín rồi tôi thiết tưởng không ai không
biết khi lấy ra, để một tí cho ráo nước
rồi hãy mang vào nhà. Tôi chẳng bao giờ lấy vật
gì nặng đè lên tấm ván trên bánh chưng.
Tôi chỉ để bánh chưng trên miếng giấy
cạc-tông độ 45 phút cho bánh khô rồi đem vào nhà. Vâng,
vâng, Thầy U tôi ngày xưa ở Việt Nam nấu
bánh chưng cũng dùng một thanh
gỗ rồi để gạch đè lên cho nước
khô, nhưng đó là nấu cả trăm cái. Nấu tài
tử vài mươi cái, hay thậm chí chỉ có vài cái
ăn ở nhà bên Mỹ thì nấu xong chờ một tí cho
khô là đem ra ...đớp ngay chứ nhọc công dùng ván
gỗ, gạch, nồi nước đè lên làm gì cho
mệt sức.
Vì tôi nghĩ
đây là hiểu biết sơ đẳng, tôi nghĩ
chẳng cần thiết nói rõ làm gì. Có
những chuyện trong đời mình tự hiểu,
tự làm không cần nói rõ. Tôi đưa thí dụ
chỉ cách nấu bánh chưng sau đây
làm bằng chứng, mình không cần viết ra cho cả
thế giới biết:
Ông NTN không nói rõ là khi nấu bánh chưng, cứ bốn tiếng một lần là mình ngừng không canh lửa 15 phút để đi giải. Ông NTN cũng không nói rõ là vào giờ Tí Canh Ba thì hai vợ chồng phải bỏ mặc xác nồi bánh chưng để vào phòng ngủ cho hai vợ chồng có "some private moment".
Và đây là công thức gói bánh chưng của tôi:
Ông NTN không nói rõ là khi nấu bánh chưng, cứ bốn tiếng một lần là mình ngừng không canh lửa 15 phút để đi giải. Ông NTN cũng không nói rõ là vào giờ Tí Canh Ba thì hai vợ chồng phải bỏ mặc xác nồi bánh chưng để vào phòng ngủ cho hai vợ chồng có "some private moment".
Và đây là công thức gói bánh chưng của tôi:
Vật
liệu:
1. Thịt heo (phần mông, hay nơi
nào có mỡ nhiều nhất): 8 lbs - 3.6 kg
2. Hành hương: 1 lb - 460 gr.
3. Muối: 2.6
oz - 75 grams.
4. Tiêu: .3
oz - 10 grams
5. Gạo nếp 10 lbs (tôi không nhớ rõ)
6. Đậu xanh 6 gói 14-oz (400g) (tôi không nhớ rõ)
7. Lá chuối 3 bao.
8. Dây buộc 1 cuộn
Khuôn bánh của tôi là 5-1/2 inch (13.5
cm). Hình như tôi gói được 12 bánh.
Cách làm:
Cách làm:
Chiều
hay Tối trước khi nấu:
Cắt thịt nhỏ bằng hai
lóng ngón tay. Dùng tay
trộn đều với muối, tiêu và hành (đã cắt
nhỏ).
Bọc nylon,
để vào tủ lạnh qua đêm.
Nếp và đậu xanh: ngâm
nước qua đêm.
Dây buộc: cắt sẵn: mỗi
bánh cần 1 dây 42-inch (107cm) và 4 dây 21-inch (54cm)
Ngày hôm sau:
Đậu xanh: Tôi thử cả
hai cách, bánh nấu ra ăn như nhau. Một là hấp đậu xanh trong chõ cho chín.
Cách này làm lâu hơn cách thứ hai: bỏ nước vào
nấu cho sôi, nhưng khi đậu xanh vừa mềm, ráo
nước cho khô. Dùng cách thứ hai nếu
không muốn tốn thì giờ hấp trong chõ, nhưng
nhớ đừng để đậu xanh vữa ra khi
nước sôi quá.
Nếp: Bỏ vào một thau có lỗ
nhỏ hơn cho ráo nước. Thau tôi dùng chứa
được 10 bát ăn cơm.
Rắc đều hai muỗng muối nhỏ trên nếp,
dùng tay trộn đều.
Lá chuối: cắt ba bọc lá chuối
thì gói được 12 bánh. Mỗi bánh
cần bốn lá, chiều rộng bằng khuôn bánh + hai lá
chiều rộng khoảng 2-1/2 inch (6cm).
Xin lưu ý lý do tôi gói lá chuối vì tôi chỉ thấy chợ ở Mỹ bán lá chuối (trong tủ đá). Nếu ai tìm được lá dong thì tốt, vì lá dong dầy hơn và không bị rách.
Cách gói:
Đặt sợi
dây dài dưới khuôn. Đặt bốn lá bốn góc
rồi đặt hai lá nhỏ chung quanh
bánh. Đổ nếp, đậu xanh,
thịt, đậu xanh, nếp, dồn tất cả vào
bánh cho chắc rồi gói lại, và dùng plastic trong, bọc
bánh (cho khỏi nứt khi nấu) như ảnh tôi chụp
sau đây.
Sau khi dồn lớp
nếp cuối cùng vào bánh cho chặt, tay thường dính
gạo nếp. Nhúng tay vào chậu nước như trong
ảnh này thì tay sạch, dễ cho mình buộc dây gói bánh.
Cách nấu:
Để lá vụn, hay đũa
gỗ vào dưới đáy để bánh chưng
không va chạm đáy nồi, khỏi bị cháy mặt
dưới. (Tôi lười làm chuyện này
nên cứ để nó cháy rồi khi ăn, vất đi
mặt nếp bị cháy sượng).
Bánh chưng
sẽ nổi khi đổ nước vào nên tôi dùng
gạch kiểng mua ở Home Depot ($2 dollars/1 miếng)
đè lên bánh chưng.
Thời gian
nấu tôi đã đề cập bên trên. Vài
người hỏi tôi nấu bếp trong nhà thì bao nhiêu lâu.
Má tía ơi, tôi chưa bao giờ nấu ở
bếp trong nhà Mỹ nên không biết là bao nhiêu lâu. Tôi
chỉ đoán là nếu nấu trong nhà, cái nồi nhỏ
chỉ chừng vài cái bánh chưng thì nấu chắc
chỉ chừng 4,5 tiếng là xong.
Nhưng tôi khuyên không nên nấu bánh chưng
trong nhà, hay cả trong garage. Năm ngoái tôi cũng viết bài
về bánh chưng, trưng dẫn tin một người
Việt ở Seattle
nấu bánh chưng cháy nhà:
Đọc tin này
làm tôi cảm tác một bài thơ mới, họa lại
vần cuối của một bài thơ khác tôi đã làm
về nấu bánh chưng:
Quê hương miên viễn
Quê hương miên viễn
đêm nấu bánh chưng chạnh nhớ nhà,
quê hương miên viễn tận phương xa.
thoát ly năm ấy đời trai trẻ,
yên phận giờ đây phận lão già.
bụng dạ khắc ghi miền đất tổ,
tâm tư nhung nhớ chốn quê nhà
phù du, số kiếp gần tan cuộc,
tái ngộ cuối đường chắc chẳng xa.
-----------------------------------------------------
nấu bánh chưng cháy nhà
đêm nấu bánh chưng sợ cháy nhà,
đốt lò, tôi đứng tránh xa xa.
thời trước bất cần tiêu mạng trẻ,
ngày nay quản ngại chết thân già.
nấu bánh, thương về nơi đất tổ,
ngắm nồi, nhớ hướng chốn quê nhà.
đề phòng, đừng để cho nhà cháy,
vang dậy lời đồn khắp tiếng xa.
Những hình ảnh sau đây là tôi chụp khi lại nấu thêm bánh chưng lần thứ hai tháng vửa rồi. Sở dĩ tôi lại gói vì có hai "đại gia", vợ chồng anh Thành & Mai, và Hải Đường liên lạc với tôi, nói có ý định đặt mối, muốn mua 200,000 bánh chưng xuất cảng bán cho các nhà hàng ở Paris.
Tối mắt vì số tiền
lời khổng lồ nếu bán 200,000 bánh chưng,
tôi mời họ đến nhà, chỉ cách gói và khi nấu
xong, bán cho hai người ba cái, mua hai tặng một, tính
tiền ba, tổng cộng $100 dollars.
Vợ chồng anh Thành & Mai và Hải Đường trả tiền, lấy bánh chưng về nhưng hơn ba tuần rồi không ai liên lạc với tôi. Có lẽ ăn xong bánh chưng mua của tôi, họ vẫn còn mắc nghẹn vì tiền trả ba cái bánh chưng quá cao nên á khẩu chưa nói ra lời.
Nguyễn
Tài Ngọc - January 2014
No comments:
Post a Comment