Cẩm Tú Cầu
Thời gian này tôi về Qui Nhơn ở lại ăn tết cùng ba mẹ và các em đó là năm 1968, tôi hứng trọn một cái tết kinh hoàng, súng nổ liên tục, người ta đánh nhau đâu ngoài phố, đường Võ Tánh, đài phát thanh Qui Nhơn. Tôi mang tâm trạng hồi hộp lo lắng, cứ nghĩ rồi đây cuộc đời của các con tôi rồi sẽ ra sao với những ngày chiến tranh kéo dài thê thảm, tôi nghĩ tại sao con người không đem tình yêu thương để hòa đồng, để bắt tay thân ái cùng nhau, chia sẻ những đau thương mất mát của nhau. Cuối cùng rồi tiếng súng cũng ngưng bặt, cuộc sống cũng trở lại bình thường, nhưng mà chiến tranh không thể nào chấm dứt, người người vẫn sống trong tâm trạng hồi hộp lo âu. Anh từ Kontum trở về rủ tôi và em gái tôi đi Huế thăm gia đình nội ở Huế , vì ngoài ấy vừa qua một trận chiến rất tàn khốc, anh về để chia sẻ những nỗi đau thương bi hận tràn đầy.
Hôm ấy chúng tôi đợi máy bay từ Qui Nhơn ra Đà
Nẳng đến tối mới có, đó là chuyến bay đêm đầu tiên tôi được chứng kiến,
ngồi trên chiếc C130 nhìn ra cửa sổ, bầu trời đêm, tiết xuân mát rượi,
hôm ấy là đêm trăng muộn, tôi nhìn lên bầu trời có muôn ngàn vì sao lấp
lánh, giữa đêm tối mịt mùng, một cảm giác rờn rợn lo lo, rồi máy bay,
bay qua những vùng mà tôi nhìn xuống thấy cảnh vật rất mờ mờ trong màn
đêm, chẳng bao lâu, chúng tôi đã ở trên bầu trời Đà Nẳng, tôi nhìn
xuống thành phố ban đêm, muôn ngàn ánh đèn nhấp nháy trong đêm tối đẹp
mơ màng, nhìn xuống đường băng, nhiều, rất nhiều hàng đèn chớp nháy giữa
đêm đen, rất nhiều chuyến bay đêm lên xuống liên tục, tạo nên những
tiếng ồn ào, một sân bay của thời chiến tranh, rồi máy bay
chạm đất, rồi chúng tôi ngơ ngát, giữa cái sân bay rộng lớn thênh thang
dưới ánh đèn nhấp nhô, xung quanh là những nhà mái vòm, dành cho lính
không quân ở. Chúng tôi về nhà người anh chồng ở lại đến sáng hôm sau
ra Huế bằng đường tàu hỏa. Ngồi trên con tàu chạy xình xịch, ven bờ
biển, nhìn cảnh vật chỉ có núi, biển xanh, ai cũng thò đầu ra ngoài cửa
sổ, phía biển để ngắm cảnh vật chung quanh, đón ngọn gió sớm và nắng
ban mai ngọt ngào, con tàu đưa chúng tôi qua bao miền, biển xanh, cát
trắng, bao đồi núi chập chùng, tôi nhìn làng quê thân yêu, với bao lũy
tre, bao xóm làng, những ruộng lúa xanh tươi, những mái nhà nhấp nhô
trong nắng, rồi đây sẽ hứng chịu bao nhiêu đạn bọm của cuộc chiến tương
tàn, lòng tôi bỗng nhói đau
Vừa xuống ga Huế tôi đã thấy một cảnh hoang tàn đổ nát, những mái nhà còn sập, những tấm tôn xiu vẹo cuốn cong, những bức tường loang lở lỗ chỗ, đầy dẫy vết đạn còn in dấu mới mẻ chưa phai mờ, có những đoạn đường cây cối còn ngã đổ, người dân đã trở lại buôn bán, sinh hoạt, nhưng nét lo sợ hốt hoảng như còn hằn in trên mặt mỗi người, còn đầy sợ sệt thương đau, có nhà con bị chết, có nhà con bị mất tích nỗi tang thương gieo rắc đầy dẫy khắp phố phường, khắp xứ Huế thơ mộng, mẹ khóc con, anh khóc em, vợ khóc chồng, tôi nhìn mà không cầm được nước mắt, một niềm thương cảm xót xa dâng trào
Vừa xuống ga Huế tôi đã thấy một cảnh hoang tàn đổ nát, những mái nhà còn sập, những tấm tôn xiu vẹo cuốn cong, những bức tường loang lở lỗ chỗ, đầy dẫy vết đạn còn in dấu mới mẻ chưa phai mờ, có những đoạn đường cây cối còn ngã đổ, người dân đã trở lại buôn bán, sinh hoạt, nhưng nét lo sợ hốt hoảng như còn hằn in trên mặt mỗi người, còn đầy sợ sệt thương đau, có nhà con bị chết, có nhà con bị mất tích nỗi tang thương gieo rắc đầy dẫy khắp phố phường, khắp xứ Huế thơ mộng, mẹ khóc con, anh khóc em, vợ khóc chồng, tôi nhìn mà không cầm được nước mắt, một niềm thương cảm xót xa dâng trào
Về lại Kontum anh xin đổi ra Huế, anh đi
trước còn mẹ con tôi còn ở với ngoại tại Qui Nhơn thời gian này tôi nghe
tin dì út của tôi chết, chiều đó dì ở Tây Sơn mang đồ về Phú Lạc để
ngày mai giỗ ông già chồng, dì cùng cu út đi, còn dượng và các em lớn ở
lại Phú Phong, mai sáng mới về, tối đó bị pháo dì chỉ bị thương, nhưng
kêu cứu mãi không có ai đến giúp, vì lúc ấy đêm khuya, mà thôn quê, nhà
nhà cách xa nhau, lại thời buổi chiến tranh, vừa tối là nhà ai lo đóng
cửa nhà nấy, khi máu trong người dì ra đến hết, tiếng kêu cũng lịm dần,
lịm dần rồi dì tắt thở, rồi đứa con trai cũng bị thương, đến sáng ra
hàng xóm chạy đến thì hai mẹ con không còn nữa, không còn nữa đã ra đi
mất rồi, cái chết của mẹ con dì, làm cho tôi suy nghĩ mãi và trong đầu
óc tôi cứ mường tượng,dì chới với đôi tay, người đầy máu me bê bết, kêu
cứu đến khàn cổ cứ ám ảnh, ám ảnh chẳng bao giờ phai mờ trong tâm trí
tôi, tôi oán ghét chiến tranh, vì nó mà biết bao người chia lìa
nhau,gieo bao đau thương tang tóc, bao gia đình buồn tan nát
Rồi mẹ con tôi về Huế bằng con đường hàng không , hai con cũng lớn tôi rảnh rang, vì anh đi công tác liên miên, anh thường xuyên bay trên vùng trời quê hương, bằng máy bay trực thăng, ở nhà buồn quá tôi đi học đại học văn khoa, tôi đi học đàn tranh, có những lúc bận rộn công việc anh không về thăm tôi và các con được, tôi xuống tận Phú Thứ thăm anh, nơi đây là một khoảng cù lao giữa sông Phú Bài, anh ở trong căn hầm chín mét vuông, một nửa chìm xuống còn nửa kia trồi trên mặt đất, được chất bằng bao cát, thành một căn phòng, rồi anh dời về La Sơn gần Truồi, trên con đường đi Nam Đông, thỉnh thoảng tôi về thăm anh, anh vẫn ở trong căn hầm bằng bao cát, tôi nhìn quanh, nghĩ đến cuộc đời chinh nhân mong manh, chẳng biết được ngày mai này sẽ ra sao, cho tương lai mịt mờ, cho đất nước đầy rẩy chiến tranh, đầy rẩy đạn bom, đến bờ tre , ngọn cỏ, cát bụi cũng biết đớn đau. Nghĩ mà thương cho con người, thương cho số phận những thanh niên trai trẻ, chôn vùi ngày xanh theo chiến tranh, làm vật hy sinh cho một lý tưởng mơ hồ nào.
Rồi tôi nghĩ học vì phát hiện mình có thai đứa thứ ba, lúc tôi gần sinh anh đi học ở Đà Lạt sáu tháng, ở nhà tôi vượt cạn một mình. Tôi sinh đứa thứ ba là trai. Hai năm sau anh lại đổi về Qui Nhơn ở đơn vị cũ, được ít lâu sau anh lại đổi ra Quảng Trị. Ở Quảng Trị được gần năm anh lại được đi học khoá cao cấp TT ở Vũng Tàu, gia đình chúng tôi rời khỏi Quảng Trị năm ngày thì Quảng Trị khói lửa chiến tranh ngập tràn. Tôi theo dõi trận chiến qua tivi mà kinh hồn bạt vía, nó thê thảm cho người dân biết bao, sau này tôi nghe kể lại, con đường từ Quảng Trị vào Huế được mệnh danh là đại lộ kinh hoàng đẫm máu, tôi đã nhói tim khi nghe kể, đứa con nhỏ khóc bò bên xác mẹ tìm bầu sữa. Chiến tranh lại chiến tranh tôi oán ghét nó, tôi thù hằn nó, tôi nhìn các con tôi và nghĩ rồi mai đây lớn lên nó có phải đi lính và đánh nhau không, một nỗi lo sợ ập đến cào xé trái tim tôi đau buốt, từng ngày, từng ngày tôi nghe tin các bạn của anh lần lượt ngã xuống, để lại bao tang tóc cho vợ con, cho gia đình, lòng tôi như vỡ vụn tan tác.
Ở Vũng Tàu được sáu tháng tôi dẫn các con tôi về Qui Nhơn để sinh đứa con gái út, từ đây tôi sống yên bình bên cha mẹ và các em. Khi con gái tôi được sáu tháng anh đưa tôi về Đà Nẳng, lúc này tôi có năm con, ba trai hai gái. Anh đang làm tiểu đoàn trưởng, một đơn vị có hơn năm trăm lính, dưới sự chỉ huy của anh, chúng tôi lại sống cuộc sống an bình, Tuy tiền lính tính liền, nhưng chúng tôi vẫn sống vui vẻ, ít khi ăn cơm nhà, vài tuần đều tổ chức dạ vũ, còn đi chơi các nơi khác nữa, rồi chúng tôi xây nhà riêng ở đường Triệu Nữ Vương Đà Nẵng. Năm 1973 chúng tôi dọn về nhà mới, không ở trong đơn vị của anh nữa, chúng tôi sống yên bình tôi có một chiếc xe riêng, tài xế riêng để đi chợ, các con tôi đi học. Cuộc sống cứ êm đềm trôi cho đến năm 1975.
Rồi mẹ con tôi về Huế bằng con đường hàng không , hai con cũng lớn tôi rảnh rang, vì anh đi công tác liên miên, anh thường xuyên bay trên vùng trời quê hương, bằng máy bay trực thăng, ở nhà buồn quá tôi đi học đại học văn khoa, tôi đi học đàn tranh, có những lúc bận rộn công việc anh không về thăm tôi và các con được, tôi xuống tận Phú Thứ thăm anh, nơi đây là một khoảng cù lao giữa sông Phú Bài, anh ở trong căn hầm chín mét vuông, một nửa chìm xuống còn nửa kia trồi trên mặt đất, được chất bằng bao cát, thành một căn phòng, rồi anh dời về La Sơn gần Truồi, trên con đường đi Nam Đông, thỉnh thoảng tôi về thăm anh, anh vẫn ở trong căn hầm bằng bao cát, tôi nhìn quanh, nghĩ đến cuộc đời chinh nhân mong manh, chẳng biết được ngày mai này sẽ ra sao, cho tương lai mịt mờ, cho đất nước đầy rẩy chiến tranh, đầy rẩy đạn bom, đến bờ tre , ngọn cỏ, cát bụi cũng biết đớn đau. Nghĩ mà thương cho con người, thương cho số phận những thanh niên trai trẻ, chôn vùi ngày xanh theo chiến tranh, làm vật hy sinh cho một lý tưởng mơ hồ nào.
Rồi tôi nghĩ học vì phát hiện mình có thai đứa thứ ba, lúc tôi gần sinh anh đi học ở Đà Lạt sáu tháng, ở nhà tôi vượt cạn một mình. Tôi sinh đứa thứ ba là trai. Hai năm sau anh lại đổi về Qui Nhơn ở đơn vị cũ, được ít lâu sau anh lại đổi ra Quảng Trị. Ở Quảng Trị được gần năm anh lại được đi học khoá cao cấp TT ở Vũng Tàu, gia đình chúng tôi rời khỏi Quảng Trị năm ngày thì Quảng Trị khói lửa chiến tranh ngập tràn. Tôi theo dõi trận chiến qua tivi mà kinh hồn bạt vía, nó thê thảm cho người dân biết bao, sau này tôi nghe kể lại, con đường từ Quảng Trị vào Huế được mệnh danh là đại lộ kinh hoàng đẫm máu, tôi đã nhói tim khi nghe kể, đứa con nhỏ khóc bò bên xác mẹ tìm bầu sữa. Chiến tranh lại chiến tranh tôi oán ghét nó, tôi thù hằn nó, tôi nhìn các con tôi và nghĩ rồi mai đây lớn lên nó có phải đi lính và đánh nhau không, một nỗi lo sợ ập đến cào xé trái tim tôi đau buốt, từng ngày, từng ngày tôi nghe tin các bạn của anh lần lượt ngã xuống, để lại bao tang tóc cho vợ con, cho gia đình, lòng tôi như vỡ vụn tan tác.
Ở Vũng Tàu được sáu tháng tôi dẫn các con tôi về Qui Nhơn để sinh đứa con gái út, từ đây tôi sống yên bình bên cha mẹ và các em. Khi con gái tôi được sáu tháng anh đưa tôi về Đà Nẳng, lúc này tôi có năm con, ba trai hai gái. Anh đang làm tiểu đoàn trưởng, một đơn vị có hơn năm trăm lính, dưới sự chỉ huy của anh, chúng tôi lại sống cuộc sống an bình, Tuy tiền lính tính liền, nhưng chúng tôi vẫn sống vui vẻ, ít khi ăn cơm nhà, vài tuần đều tổ chức dạ vũ, còn đi chơi các nơi khác nữa, rồi chúng tôi xây nhà riêng ở đường Triệu Nữ Vương Đà Nẵng. Năm 1973 chúng tôi dọn về nhà mới, không ở trong đơn vị của anh nữa, chúng tôi sống yên bình tôi có một chiếc xe riêng, tài xế riêng để đi chợ, các con tôi đi học. Cuộc sống cứ êm đềm trôi cho đến năm 1975.
Vào đầu tháng hai gia đình bà con anh đã từ Huế vào đầy nhà, rồi đến cuối tháng ba Cái ngày hoảng loạn khủng khiếp ấy, tại Đà Nẳng, người chạy tới, người chạy lui, ai cũng mang nét mặt hốt hoảng lo âu, nét mặt nhớn nhác thất thần, chạy vội vã giữa đường gặp nhau dù thân quen cũng chẳng muốn nhìn, phần nhiều là chạy về phía phi trường và bến tàu, đồ đạt liệng ngổn ngang đầy đường. Một ngày không có chính phủ, không ai quản, nó hỗn độn làm sao, tôi thấy những đứa trẻ cầm súng bắn bậy bạ, trúng đâu trúng, vô tội vạ, chém giết nhau giành một con đường đi, có người từ nghèo xơ xác bổng chốc trở nên giàu có nhờ đi lượm đồ của người ta chạy bỏ lại, có người từ giàu có lại trở thành nghèo, vì đồ đạc của cải liệng hết chạy lấy mạng. Phi trường đầy ắp người đứng chực, nhưng máy bay không có, ai cũng mang nét mặt đầy ngơ ngác sợ hải, bến tàu đông đúc, người ta bu, người ta leo lên tàu tranh dành vô tội vạ, mạnh ai nấy tranh, kiếm chỗ chen lấn leo lên tàu. Một cảnh tượng thật hỗn độn chưa từng có trên cuộc đời này. Một số người vì chen lấn rớt xuống biển, cũng chẳng ai quan tâm. Tôi còn nghe có người kể, có chuyến bay đầy quá phải đẩy bớt người xuống giữa không trung, chỉ nghe thôi đã rợn người, còn tàu thủy đầy quá cũng bị hất bớt người xuống biển sâu, thật là một cảnh tượng quá thê thảm, con người như con kiến, gia đình tôi chạy loanh quanh rồi về nhà đợi chờ những gì đến sẽ đến, lòng đầy hồi hộp lo âu, tâm tư hoang mang, bất an, nhưng trong sâu thẳm trái tim tôi dậy lên một niềm vui vì đã hết chiến tranh, không còn đánh nhau nữa, không còn khói lửa đạn bom, tiếng súng đã im bặt, tôi mơ đến những ngày hòa bình êm ấm đang tới
Qua ba ngày sau, anh đi trình diện rồi đi tập trung ở Vĩnh Điện, ở Vĩnh Điện được một tháng, người ta cho thăm mỗi ngày chủ nhật, rồi anh được âm thầm đưa lên Kỳ Sơn, cách Đà Nẳng hơn bảy chục cây số, cách Tam Kỳ mười ba cây đường rừng.
Tôi nhớ hôm ấy là buổi chiều, mấy chị bạn
cùng vợ sĩ quan, hoảng hốt báo tin nhau, mấy anh không còn ở Vĩnh Điện
nữa, ai nấy đều chết lặng, cứ mơ hồ nghĩ đến những trường hợp xấu nhất
đến với chồng mình mà tan nát trái tim, trong sâu thẳm trái tim, ai
cũng cùng nghĩ đến những cuộc trả thù ngày xưa, của vua Gia Long với Tây
Sơn chúa Nguyễn, mà rùng mình, mà lo sợ tâm tư bất an
Ở Kỳ Sơn anh làm lao động, cuộc sống thường
ngày của anh không làm gì nặng nhọc, giờ đây anh phải vát hom sắn, phải
cuốc đất, phải vào rừng chặt cây, bao nhiêu là công việc nặng nhọc, còn
ăn uống kham khổ thiếu thốn mọi bề, nhưng anh vẫn cố gắng, nhẫn nhục
vượt qua, vượt qua trong nỗi thống khổ
Còn tôi từ một người chỉ lo nội trợ còn có
người giúp , giờ tự lo lấy tất cả mọi việc, phải đi buôn bán vì bao
nhiêu tiền dành dụm làm nhà hết, một mẹ năm con đứa lớn nhất có chín
tuổi, đứa nhỏ nhất chỉ mới ba tuổi, cuộc sống mẹ con thật nheo nhóc,
trong căn nhà rộng thênh thang, đồ đạt bán dần dần, cuộc sống thật cơ
cực, tối lại đi họp viết biên bản , cũng may xung quanh xóm rất hòa đồng
với tôi, giúp đỡ tôi mọi mặt
Con đường từ Tam Kỳ lên Kỳ Sơn hai bên toàn hoa cỏ dại, lá cây rừng, đường quanh co khúc khủy, lên đèo xuống dốc rất khó đi, thỉnh thoảng phải xuống xe lội qua suối, tôi nhìn thấy những con cá trắng nhởn nhơ bơi lội giữa suối nước trong veo, tôi thèm sự thảnh thơi của chúng, bất giác nghĩ về mình mà ứa nước mắt, trước mặt không lối thoát, tương lai quá mịt mờ, cuộc sống không định hướng, không tự quyết cho tương lai của mình được, rất phân vân, rất mơ hồ
Con đường từ Tam Kỳ lên Kỳ Sơn hai bên toàn hoa cỏ dại, lá cây rừng, đường quanh co khúc khủy, lên đèo xuống dốc rất khó đi, thỉnh thoảng phải xuống xe lội qua suối, tôi nhìn thấy những con cá trắng nhởn nhơ bơi lội giữa suối nước trong veo, tôi thèm sự thảnh thơi của chúng, bất giác nghĩ về mình mà ứa nước mắt, trước mặt không lối thoát, tương lai quá mịt mờ, cuộc sống không định hướng, không tự quyết cho tương lai của mình được, rất phân vân, rất mơ hồ
Đi lên Kỳ Sơn bằng xe thồ, xe thồ người ta cột một tấm ván dài và hai giỏ hai bên, đồ đạt bỏ vào giỏ, còn hai người ngồi trên ván, hai bên, rất bấp bênh, nếu đi xe đò thì người ta chất vô tội vạ, ngồi trên trần cũng có, bu níu sau xe cũng có, nhìn chiếc xe nghiêng qua, nghiêng lại trên con đường gập ghềnh, thật ghê rợn, tháng nào tôi cũng đi thăm anh và bới những vật dụng cần thiết cho anh, nỗi mong chờ nhớ nhung cứ xoáy trong lòng
Tôi mơ một cuộc sống mới, một cuộc sống thanh bình, ấm áp, người người đều có cơm ăn, áo mặc, và không có người đói khổ, nhưng những buổi họp đêm tôi viết biên bản, tôi cảm thấy thất vọng tràn trề, những người lãnh đạo là những người trong xóm trước kia đi vớt bèo, đi lượm củi, chẳng có chút văn hoá nào, nói năng chẳng nên câu. ăn nói và cử chỉ xum xoe. Những đêm họp viết biên bản, tôi lựa những lời văn hoa mĩ, viết lên những sáo ngữ ngọt ngào đọc lên nghe thật kêu, chẳng đá động gì đến chính quyền. Khoảng sáu tháng sau thì có người trên phường về viết biên bản
Một điều đáng nhớ là ngày 2/9/1975 là ngày đổi tiền lần đầu tiên, một đồng miền Bắc, đổi 500 đồng tiền miền Nam, ai cũng choáng váng, cũng ngơ ngẩn ngậm đắng nuốt cay, vì con người trở nên nghèo nhanh chóng. Nhưng rồi đâu cũng vào đấy, cũng vẫn sống, sống với nỗi thất vọng trãi dài.
Rồi ngày tháng qua mau, mười tám tháng sau anh trở về. anh trở về ốm o, thân thể gầy còm, da mặt xanh xao, môi thâm tím. Anh tham gia hợp tác xã làm ruộng ăn theo công điểm, anh hòa đồng cùng cuộc sống một nông dân chân lấm tay bùn, nhưng mà theo công điểm thì một ngày anh được nửa kí lúa, khoảng ba lạng gạo, sống làm sao đây?
Còn tôi đi bán bánh mì dạo vì chị dâu tôi có lò mì, tuy cuộc sống cực khổ thiếu thốn nhưng vợ chồng con cái bên nhau, mỗi tối anh tham gia dạy bình dân học vụ. Cuộc sống theo nề nếp lần lần, ai có nuôi heo phải bán cho hợp tác xã, mỗi gia đình có một sổ để mua gạo và đồ độn, mỗi bữa cơm có tổ trưởng đến kiểm tra xem trong bữa cơm có độn khoai sắn không? Ăn uống có sang không? Tôi còn nhớ cái thời buổi ấy, nét mặt ai buồn rầu thường ví là cái mặt mất sổ gạo, mua ngoài cũng có nhưng phải mua chui lén lút, nếu nhiều bị tịch thu, mọi thứ đều được nhà nước quản lý cho dân,vải vóc thì mỗi người một năm hai bộ, một loại vải mà may mặc cứng ngắt, còn những thứ của miền Nam xưa, người ta đem đi đâu hết, nếu đau ốm thì thuốc thông dụng nhất là xuyên tâm liên.
Một hôm tôi bỗng giật mình vì tôi đi cửa hàng mua kem đánh răng, cái hộp kem bằng nhôm, bên trong là xà bong hồng hồng y như hồi chín năm kháng chiến ngày xa xưa, tôi bỗng nghĩ qua hai mươi năm mà nền công nghiệp miền Bắc chẳng thay đổi một chút nào, những thứ cửa hàng bán cho dân, nước mắm thì bằng cơm cháy và muối nấu pha chế, xà phòng giặt đồ là nước xút về giặt rách cả tay, muối hột toàn là rác, còn gạo trời ơi! Sạn ở đâu mà lắm thế, trung bình một lon gạo, đãi ra một nhúm sạn, vừa mốc, vừa hôi, còn thực phẩm để độn với cơm, là sắn khô, mì vắt, phần nhiều bẻ ra trong ruột đều bị mốc.
CẩmTú Cầu. ______________________
_____________________________________________________
Click vào link dưới để đọc thêm những bài viết cùng tác già:
Cẩm Tú Cầu
__________________________________________________________________________
Đọc bài viết thấy ngậm ngùi cho phần ký ức đã qua. Những thăng trầm một đời người và cứ thế mình già rồi chết . hic, hic, hic . Cám ơn tác giả
ReplyDeleteNam Giao