Phạm Thiên Thu
“Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền, em bây giờ cứ ngỡ, cô giáo là cô tiên… ” - Tiếng hát của những cô bé trong chương trình thiếu nhi đang hát về người thày đầu tiên nhân kỷ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam làm tôi bỗng nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình, chỉ có điều khác một chút là không phải ngày đầu tiên vào mẫu giáo như cô bé trong bài hát mà là ngày đầu tiên buớc vào trường Cao Đẳng, ngày đầu tiên bắt đầu cuộc sống xa nhà, xa thành phố biển thân yêu của mình.
Ông bà nội tôi là
cán bộ tập kết ra Bắc mang
theo bố tôi còn bé tí nên dù là dân Nẫu, cha tôi không hề nói tiếng Bình Định mà lại nói giọng Bắc với âm sắc ngọt ngào của Hà Nội. Và dĩ
nhiên, sau 1975, ông bà
nội tôi trở về sinh sống tại quê hương Bình Đinh của mình.
Mẹ tôi, cô gái xứ võ chân chất thật thà bỗng lọt vào mắt ông bà
nội và trở thành dâu con của ông
bà, đứa cháu nội là tôi chẳng hiểu sao lại không
nói “giọng Nẫu đặc sệt” như mẹ mà
lai là giọng nói ngọt ngào của cha
mình dù trong khai sinh tôi là dân xứ Nẫu… Điều ngày kể ra nghe chừng như không dính dáng đến chuyện học nhưng các bạn cứ nghe rồi sẽ biết nha
Ông bà nội tôi là
bộ đội, cha
tôi là cán bộ đầu ngành nên dĩ nhiên tôi ưu tiên
nhiều trong việc thi vào đại học, thế nhưng không hiểu sao mẹ tôi lại chỉ chọn cho
tôi vào học trung cấp quân y chứ không
cho thi vào đại học y dược, có lẽ mẹ tôi sợ tôi không thi đậu nổi vào đại học y, vì anh Trung con chú Tâm ở gần nhà tôi, là học sinh giỏi cấp tỉnh mà thi không đậu, tôi
làm sao thi đậu nổi chứ, nhưng mãi sau này tôi mới biết anh Trung không đậu vào đại học không
phải vì anh học không giỏi mà vì
cái gì đó có liên quan đến lý lịch mấy đời của bố mẹ, gia
đình anh. (Ba anh là sĩ quan
của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đang còn ở trong
trại cải tạo lúc anh đi thi đại học).
Ông bà nội tôi
thì rất đồng ý với lựa chọn này của mẹ tôi vì ông bà cho là vào học trong một trường quân đội, cho
dù là học hệ dân sự chăng nữa thì chắc kỷ luật cũng tốt hơn, vả lại nghe
chừng như học phí ở trường này
thấp hơn ở những trường khác. Đó là lý do tôi có mặt ở ngôi trường này.
Tôi gặp cô lần đầu tiên
khi đã nhập học được hai
tháng, có nghĩa cũng đủ thời gian cho tôi lờ mờ nhận thấy những điều tôi không mong đợi đang diễn ra nơi ngôi
trường tôi theo học, dĩ nhiên không phải tất cả các
thày cô đều như thế, nhưng cái điều không
nên có trong mội trường sư phạm dù chỉ 10%
cũng là quá nhiều huống hồ chi tỷ lệ không
mong muốn đó lại năm mươi / năm
mươi như trong một chọn lựa của trò chơi truyền hình.
Tôi được nghe một số anh chị các khóa trước có học với cô nói
về cô với vẻ thương yêu và ngưỡng mộ khiến tôi
cũng ráng cầu xin sao cho mình được vào lớp của cô (vì bộ môn tiếng Anh chuyên ngành của trường tôi có tới 7 giáo
viên giảng dạy nên
không thể chắc chắn là
mình may mắn ở vào lớp có cô
dạy, lại nghe
nói cô lớn tuổi nên cô không dạy nhiều lớp như các thày cô khác, và vì cô không cong lưng nên cũng khó lọt qua
nhiều cánh cửa để được phân
cho nhiều lớp, chỉ có điều nghe đâu cô dạy giỏi nên còn trụ được ở khoa).
Hôm đầu tiên
có giờ tiếng Anh,
tôi đi học thật sớm, vào lớp ngồi mà cứ lóng ngóng nhìn ra cửa xem thử thày mình là ai. Còn đúng năm phút là chuông reo vào lớp thì cô xuất hiện, nghe nói cô lớn tuổi nên khi thấy một người phụ nữ đội chiếc mũ rộng vành
như mũ Mexico, kính đen và bộ váy màu nâu đậm bước vào lớp tôi cứ nghĩ chắc không
phải là cô (vì trong trí tưởng tượng của tôi cô phải là một cô giáo với tà áo
dài tha thướt, chứ không phải “tây”
như thế, cho dù
là dạy bộ môn ngoại ngữ chăng nữa), sau khi nghe cô giới thiệu danh tánh và cách nói chuyện của cô tôi
có hơi thất vọng vì hình như cô
không hiền và dễ thương như tôi nghĩ, lúc tan học tôi
đem điều này nói với các chị cùng
phòng ở Ký Túc Xá thì các chị cười nói: “Cô vậy đó, hồi đầu tụi chị cũng sợ chết khiếp, nhưng chỉ vài hôm
là thấy khác ngay, cô là người duy nhất không có hành vi tiêu cực đối với việc thi cử của học trò, cô rất nghiêm, nhưng cô không phải là “dũng sĩ diệt sinh viên” đâu mà lo, em cứ học hành
đàng hoàng; nhưng chớ dại dột mà quay cóp trong giờ kiểm tra của cộ, cỡ nào cô cũng bắt được và cô đuổi thẳng tay ra khỏi lớp và bài đó đương nhiên cô không chấm”.
Quả thật như lời các chị nói, chỉ ngay trong buổi học thứ hai là
cả lớp tôi đã
thấy cô như một người
mẹ bao dung, một người bạn thân thiết, và là
một người thày
đáng kính. Bây giờ tôi đã
tốt nghiệp, đã học liên
thông, lên đại học và đã có một chỗ làm ổn định, nhưng tôi vẫn không bao giờ quên được cô, quên được những bài học mang đầy tính nhân văn của cô…
Cô đã không chỉ dạy những kiến thức phong phú liên quan đến y học, cô còn cung cấp những thông tin cập nhật liên quan đến y dược học mới nhất mà cô đã đọc được trong các tạp chí liên quan đến ngành học của chúng tôi. Cô chia sẻ những băn khoăn thao thức của cô về hiện trạng dạy và học hiện nay của ngành giáo dục ViệtNam .
Chia sẻ những câu
chuyện rất đời thường thật đau lòng và cảm động, những câu
chuyện của cô khiến lòng chúng tôi chùng xuống trong
cảm thương với những tình
cảm rất người giữa cõi đời ô
trọc này.
Cô đã không chỉ dạy những kiến thức phong phú liên quan đến y học, cô còn cung cấp những thông tin cập nhật liên quan đến y dược học mới nhất mà cô đã đọc được trong các tạp chí liên quan đến ngành học của chúng tôi. Cô chia sẻ những băn khoăn thao thức của cô về hiện trạng dạy và học hiện nay của ngành giáo dục Việt
Thỉnh thoảng cô lại hỏi chuyện lịch sử VN, khi
thấy cả lớp chúng tôi như một bọn ngố trước lịch sử của đất nước mình, cô rất buồn và cô gần như giảng cho
chúng tôi nghe về những thời kỳ hào
hùng của dân tộc qua các thời đại Đinh, Lê, Lý Trần, và nhất là cô
rất tự hào về người anh
hùng Áo Vải Cờ Đào Quang Trung của đất võ Tây Sơn , người đã đánh tan hai vạn quân
Tàu Phù (nhà Thanh). Nhờ cô mà
chúng tôi biết yêu hơn tổ quốc mình, cô lên án gắt gao những tiêu cực trong
ngành sư phạm, có nhiều lúc cô tâm sự mà chúng tôi nghe muốn khóc,
khi cô nói: “Làm Bác Sĩ dở, giết chết một bệnh nhân, làm Tướng dở giết chết một sư đoàn, nhưng làm Thày dở, làm thày thiếu tư cách và phẩm chất sẽ giết chết không biết bao nhiêu là thế hệ”.
Giáo dục là làm
gương; Người
thày là tấm gương soi rọi của học trò, gương ố mờ thì còn soi rọi cho ai
được nữa…
Cô là người đạo Công Giáo, thế nên
cách thức của cô không giống những người thày
cô dạy cùng trường, cô không giảng đạo, nhưng cô chỉ nói gọn một câu: “Tôi là người Công Giáo, khi tôi vào dạy trường này,
lý lịch nộp cho nhà trường người ta dặn tôi không được khai mình là Công Giáo, không cho tôi viết vào chỗ tôn
giáo chữ gì, cứ để trống, ai muôn hiểu sao thì hiểu, tôi không để chữ Công Giáo theo đúng yêu cầu nhưng tôi để Đạo Thiên
Chúa. Vì tôi không thể chối Chúa của tôi. Tôi không thể vì miếng cơm manh áo mà nói láo được”.
Đạo của tôi là Đạo Tình
Yêu. Thiên Chúa của tôi là
Thiên Chúa của Tình Yêu, tôi sống bằng tình
yêu thương với tất cả mọi người, kể cả kẻ thù.
Ngày xưa khi Chúa chết trên
thập giá Chúa cầu xin với Chúa
Cha là: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng
không biết việc chúng
làm”, nhưng tôi
thì sẽ cầu nguyện với Chúa Cứu Thế của tôi là: “Lạy Chúa, xin hãy tha cho chúng mặc dù
chúng biết việc chúng làm”. Và quả thật, tôi
thấy lắm khi cô
cũng có vẻ buồn khi nhắc đến những chuyện tiêu cực trong
ngành giáo dục, những tiến sĩ giấy, những kỹ sư giả, những bác
sĩ dỏm, những bằng cấp chỉ có được bằng mua
bán, nhưng lúc nào cô cũng kết luận bằng một câu: “Họ không được giáo dục nhân bản, họ không được học thương yêu, họ sống như thế ta nên tội nghiệp và tha thứ cho họ, cầu nguyện cho họ”.
Chúng tôi nói với cô như thế khó lắm, nhưng cô thường hay cười và nói
đùa: “Không có việc chi khó, chỉ sợ mình không tiền” - xí quên – “Chỉ sợ mình không đủ kiên nhẫn mà
thôi, cái gì cũng phải tập chứ, cứ tập tha thứ và yêu thương. Cuộc đời như chiếc gương soi, ta cười, nó cười, ta khóc nó khóc, ta tha thứ bao
dung thì nó cũng bao dung với ta, bởi nhân vô thập tòan mà”.
Cũng nhờ cô nhắc nhở mà
chung tôi biết yêu thương cha mẹ mình nhiều hơn. Những dịp 8/3 hay Mother’s Day, Father’s Day cô luôn đọc cho chúng tôi những câu
thơ như
Cái áo vá vai cái quần vá đáy
Mẹ với cha oằn lưng cày cấy
Giọt mồ hôi giọt nước mắt cân bằng
Mẹ với cha oằn lưng cày cấy
Giọt mồ hôi giọt nước mắt cân bằng
Thỉnh thỏang cô cũng hay nhắc: “Mấy nhỏ COCC coi chừng tui đó nha, học hành cho đàng hòang chứ đừng có kiểu cậy thần ỷ thế, đừng có chuyện xin điểm với tui à nha”. Chúng tôi biết thừa COCC
là gì nhưng cũng cứ giả bộ hỏi: “COCC là gì cô?”.
- Là Con Ông Cháu Cha, là Con Cháu
Các Cụ Cả, Cần Chiếu Cố Có Chi Các Cụ Chịu. Các cụ cứ chịu chứ cô thì không chịu nên đừng có lơ mơ mà xin điểm cô đó nha.
Đặc biệt cô hay hỏi chúng
tôi ở tỉnh nào
vào đây học, quê ở đâu, nhất là khi
có đứa nào là dân Qui Nhơn, Bình Định, cô
hay nói đùa “Trời quơi… xứ Nẫu mình đây há!”. Chúng tôi cứ tưởng cô là
người Bình Định, ngay cả trưởng khoa lâm sàng trường tôi
cũng nhận đồng hương với cô, có khi cô nói giọng Bắc, giọng Huế nhưng thường thì giọng Nam Kỳ,
hỏi ra mới biết cô có
thời con gái ở Qui Nhơn, nhưng cô gốc Bắc Kỳ,
tuy nhiên cô vẫn thường nói: “Xứ Nẫu mình”.
Cô là người thày
mà tôi thấy thật tình yêu thương kể từ ngày bước vào đại học, nhờ cô mà
chúng tôi thấy tin tưởng vào cuộc đời hơn, bởi sau khi phân tích và chỉ trích
những sai trái của xã hội, cô lại luôn chỉ cho chúng tôi thấy những con
người tốt, biết hy sinh cho cuộc đời, những người chuyên tâm làm việc thiện không hề tư lợi, những gương sáng
trong cuộc đời và cô luôn kết luận: “Đời vẫn còn nhiều người tốt các bạn ạ! Hãy sống chân thành và hết mình với cuộc đời, đừng bào giờ để cái xấu đồng hóa mình với nó. Cô sợ nhất là khi con người chúng ta mất cảm thức về tội, cái gì cũng cho là điều đương nhiên, thế mới là xã hội, thế mới là cuộc đời”.
Hàng năm, cứ đến ngày 20/11 tôi lại nhớ cô vô cùng, tôi muốn nghe
vô cùng giọng nói của cô,
ngay cả khi cô gay gắt mắng chúng
tôi, vì có bạn đã dại dột gửi tấm thiệp chúc mừng cô
trong đó có tiền, mà lại gửi ở văn phòng khoa cho tổ trưởng bộ môn
trao lại. Cô không nói gì, cầm tiền vào lớp và nói “Giá trị của nguời thày chỉ đáng giá bấy nhiêu sao các bạn? Các bạn trả giá cô rẻ quá thế, lên nhận lại tiền đóng góp vào trợ giúp bão lụt”.
Cô là thế đó, người thày yêu thương của tôi là thế đó,
nghe nói năm nay cô yếu và bịnh nhiều, tôi
thấy buồn và thương cô quá. Cô sống có một mình
trong căn nhà mênh mông của bố mẹ.
Chắc phải thu xếp về thăm cô thôi, có nhiều chuyện buồn trong
cuộc sống quá,
chắc phải về bên cô để nghe cô
an ủi, để được ôm cô nhõng nhẽo mới được: “Cô ơi… Con nhớ cô!”.
Phạm Thiên Thu ____________________________
________________________________________
________________________________________
No comments:
Post a Comment