* Bài dự thi chủ đề Mẹ Tôi do Ngụy Vũ chủ trương.
Sáng
sáng trong khu tập thể cũ kỹ của người Việt di dân, người ta thường thấy bóng
một bà già gầy đét, da de nhăn nheo như quả trám khô, tay cầm que, tay cầm bịch
nylon lớn, dạo quanh mấy thùng rác, moi móc tìm lon nhôm. Người lớn trẻ con ở
khu này uống bia lon, nước ngọt lia chia nên lon cũng nhiều. Khổ nỗi, có nhà
cũng dành dụm không bỏ rác nên chẳng được bao nhiêu.
Ba ngày weekend thì bà vui nhất vì bọn thanh niên tụm năm túm ba nhậu nhẹt quắc cần câu, tha hồ mà nhặt. Buổi tối bà lại hì hục ra sau nhà đập dẹp lon, cột chặt để dành như những chiến lợi phẩm. Thời đó 1 lb. lon chỉ có 20 cents, mà cả mấy chục cái mới được 1 lb. nên tiền thu chẳng được là bao. lại phải kéo đi rất xa mới có chỗ mua. Khi nào dồn được nhiều, bà dùng một chiếc xe, loại đẩy hàng ở chợ, chất cả lên đẩy đi bán. Từ nhà đến đó cũng rất xa, vừa đi vừa về hơn hai tiếng đồng hồ.
Mùa đông cũng khổ mà mùa hạ cũng chẳng khỏe hơn tí nào. Đông thì lạnh như cắt da, cắt thịt, nhưng cũng phải dậy sớm khi sương còn mờ mịt, áo trong áo ngoài, tùm hụp chiếc áo mũ, che gần kín mắt, vừa đi vừa hít hà, nếu đi trễ lỡ có người khác lượm thì công cốc. Mùa nắng thì như đổ lửa trên đầu, ai nấy ở kỹ trong phòng có cooler, máy lạnh, ít khi ra ngoài. Trời nóng như lò nướng bánh mì, bảy / tám giờ tối ở cái xứ này vẫn còn chói chang. Khổ cho tấm thân còm cõi của bà. Thực ra với số tiền già bà cũng tạm đủ sống khi share nhà với họ, nhưng bà còn cả một lũ con ở ViệtNam
đang trông ngóng. Lúc trước tưởng tượng mẹ ra đi thì cả nhà nhờ cậy sung sướng.
Ai ngờ những năm đầu chẳng thấy chi, rồi càng lúc càng vắng. Cho đến ngày bà
chia tay với chủ nhà, ăn tiền già thì mới ky cóp tiện tặn gởi được cho con. Mà
tới bốn / năm đứa lận, lại cháu chắc cả bầy làm sao đủ, nên bà phải đi kiếm
thêm chút đỉnh bằng việc lượm lon nhôm.
Bà tính toán, mỗi tháng tuy không được nhiều thì cũng đủ mua giấy bút cho các cháu học, mua chút thịt cho chúng nó ăn, hay mua manh áo tấm quần cho con, vì tiền “đô” ở Việt nam quý lắm, nhất là ở dưới quê. Có 100 đô gởi về hằng tháng chia cho năm đứa. Để một thì giàu, chia nhau thì khó, tôị nghiệp chúng nó. Thôi thì cố gắng lượm lon, thêm được đồng nào hay đồng nấy. Bà nhớ quê hương, con cháu, xóm làng quay quắt, nhưng đâu có dám mua vé về quê. Ngàn mấy một vé, thôi thì để tiền này chia cho con, chúng nó có một chút vốn cũng tốt hơn là phí phạm, nên bà cố nén nỗi thương nhớ quê hương vào trong lòng. Đêm đêm những giọt nước mắt âm thầm rơi. Thằng con lai thì coi như mất tăm, không thấy bóng dáng, chả biết bây giờ ra sao. Bà chẳng có số phone của nó, mà bà có phone đâu mà kêu. Bà chẳng bao giờ nói với các con về cuộc sống của bà bên này, sợ các con buồn, nào ích lợi chi. Trước khi chết có một ít cho các con còn hơn, thân mình có sá gì.
Nắng chiều nay gắt quá chừng, nhiệt độ lên tới 100 độ F. Bà mệt mỏi kéo lê bao lon về, tiếng va chạm leng keng, loỏn coỏn trên con đường nhỏ trong apartment làm vài người trong cửa gương nhìn ra ái ngại chắc lưỡi:
- Tội nghiệp bà cụ quá, suốt ngày khổ thế kia!
Bà xếp bao lon vào góc, đàn ruồi vo ve bay tứ tán. Bà vội vàng vào nhà, thay quần áo sạch sẽ rồi xuống bếp tình tìm chút gì ăn cho đỡ đói. Bà cũng nhờ người ở chung nhà nấu, đỡ được ít tiền gởi thêm cho con. Đôi khi già cả, răng lợi không được tốt, có thứ ăn chẳng được nhưng đâu dám kêu ca, sợ người ta không nấu thì càng khổ.
Chị Hiền, người ở chung nhà, tay cầm chiếc phong bì có viền xanh trắng bước ra:
- Bà cụ có thư Việt nam của con đây, có muốn tôi đọc ngay không?
- Nhờ chị đọc coi nó nói gì trỏng?
Chị xé thư, chận rãi đọc lớn, sợ bà cụ lãng tai nghe không kịp:
“Cà Mau, ngày… tháng… năm…
Mẹ ơi, tháng rồi chúng con có nhận 250 đô của mẹ, chia nhau mỗi đứa 50, mừng quá, chúng con cám ơn Mẹ. Nhưng tháng này sắp khai giảng, mấy đứa nhỏ phải đóng tiền xây dựng trường, tiền mua sách, tiền áo quần, giày dép tốn kém lắm. Năm nay quê mình mất mùa, không đủ gạo ăn. Anh Hai đau gan phải đi bệnh viện, tiền thuốc men không có, chắc chết. Còn con Út lại đẻ sanh đôi, không có sữa cho con, chúng nó khóc suốt ngày, con phải nghỉ làm sang lo cho mẹ con nó. Thằng con chị Ba bị sốt xuất huyết nằm viện cả tuần nay. Còn ngôi mộ của Ba bị sụt lở, cần phải xây sửa lại Mẹ à.
Tụi con biết là cứ xin tiền Mẹ là không phải, nhưng không còn cách nào hơn là xin Mẹ giúp đỡ cho anh Hai, chị ba và con Út chút đỉnh. Mộ Ba cũng cần xây lại ngay, nếu không mùa mưa tới là đầy nước, tôi nghiệp Ba.
Mẹ ơi, Mẹ ở bên đó có vui không? Nghe nói ai cũng có xe hơi, chắc là Mẹ phải có. Mẹ có lái xe đi chơi khắp nơi không? Ước gì tụi con thấy Mẹ đang lai xe nhỉ. Tụi con nghe nói cảnh tuyết rơi đẹp lắm, sao Mẹ không chụp ảnh gởi về cho tụi con xem? Sao lâu quá Mẹ không về ViệtNam
thăm tụi con? Bà con trong xóm ai cũng trông Mẹ về lắm. Qua bên đó sung sướng
chắc Mẹ cũng không già lắm đâu nhỉ? Tết nay Mẹ cố gắng thu xếp về nghe, tụi con
mong ghê lắm.
Vải hàng thăm sức khỏe Mẹ. Mong Mẹ vui.
Con của Mẹ,
Tuất”
Bà ngồi nghe, khóc sụt sùi, nước mắt chảy dài trên cặp má nhăn nheo. Bà mếu máo cám ơn Hiền, rồi lủi thủi vào phòng, nằm vật xuống giường, nước mắt tràn ra như suối. Bà suy nghĩ xem tháng này phải gởi bao nhiêu cho đủ. Trời nóng lắm nhưng có lẽ phải đi xa hơn để tìm lon. Bà trăn trở, buồn bã nhớ lại chuyện của mình trước khi qua Mỹ.
Chẳng hiểu vì sao bỗng nhiên thằng Tuấn, đứa con lai Mỹ của bà ở nơi khỉ ho cò gáy này lại bỗng nhiên trở thành con nuôi của một gia đình giàu có tận miền Bắc, cách xa nơi mũi Cà Mau hơn ngàn cây số. và bà cũng được theo con, nhập luôn vào hộ khẩu của gia chủ. Người ta bảo sao thì làm vậy, cứ ký vào, chả hiểu đầu cua tai nheo ra sao. Chỉ biết rằng sẽ được đi Mỹ. Có lý nào giấc mơ thần tiên này trở thành sự thật? Bà mừng quá, hỏi mấy đứa con người chồng trước, chúng nó nhao nhao lên:
- Đi đi Má. Trời ơi người ta cho nhà mình bao nhiêu là tiền. Má qua đó mai mốt sẽ sướng như tiên, thiếu gì “đô”. Má coi, nhà bà Sáu xóm trên đó, trước nghèo mạt máu mà bây giờ sướng bôn, nhà cửa hực hỡ, hổng thiếu chi hết.
Thế là bà cùng đứa con lai khăn gói theo tàu ra Hà Nội, được người ta đón rước chu đáo, cho ăn uống đầy đủ trong khi chờ đợi Sở Di Trú phỏng vấn. Chỉ một thời gian ngắn hai mẹ con đã thay da đổi thịt, không còn tái ngắt tái ngơ rách rưới như trước kia, suốt ngày mò cua bắt ốc, kiếm của độ nhật. Họ lại tử tế ra phếch, không còn ngó con lai bằng nửa con mắt như trước kia, không còn tránh con lai như tránh tà hay xua đuổi như lúc trước mỗi khi gặp chúng lang thang trước nhà, sợ nó máy tay máy chân rồi xoáy của họ cái này cái kia.
Một năm sau hai mẹ con lại ríu rít theo gia chủ vàoNam để phỏng vấn đi theo diện con
lai. Hai mẹ con đã được nhắc đi nhắc lại những câu trả lời cho ăn khớp trước
khi gặp phái đoàn. Sau khi thử máu, khám bệnh, đích thực là con lai, cả gia
đình lên máy bay vù một đường lả lướt sang Mỹ. Đến California, được cấp một căn
nhà bốn phòng thênh thang đầy đủ tiện nghi. Trợ cấp thì gia chủ đi lãnh hết,
hai mẹ con chẳng biết chi. Rồi dần dần không còn được quý trọng săn đón như hồi
ra Hà Nội nữa, nhưng vẫn được no đủ. Thôi thế còn hơn là phải chịu đói khổ ở
quê nhà.
Bà Tư lẩn quẩn ở nhà, nấu ăn, quét dọn, giặt giũ cho chủ, nói nôm na là người giúp việc không công. Bà nghĩ, nếu không có mình người ta không sang đây được, mà không có họ thì mình cũng mãn đời đói khổ, mình cũng chẳng nên so đo làm gì. Vả lại, bà cũng chẳng nhớ ai là cha của thằng Tuấn. Lúc xưa nghèo quá, bà lặn lội từ quê ra Sài Gòn đi giúp việc, rồi sau đó làm bồi phòng ở khách sạn, quán bar. Bà không có nhan sắc nhưng cũng sạch sẽ gọn gang nên được vài ông Mỹ cho chút tiền khi dọn phòng. Rồi chuyện gì đến phải đến, bà được các ông ấy vuốt ve và sinh ra thằng Tuấn. Thôi thì đến đâu hay đến đấy.
Nhưng thằng con bà mỗi ngày một khôn ra, nó xin việc tự mưu sinh, hết tiểu bang này đi tiểu bang khác, riết rồi bà chẳng biết nó ở đâu, nghe phong phanh hình như nó ở xứ gì mà sương tuyết quanh năm, không biết nó sống chết thế nào. Bà vẫn ở với bà chủ cũ cho đến ngày người ta cũng đi xa. Lúc này bà đã già, nhờ người xin tiền trợ cấp, được vài trăm cũng tạm đủ sinh hoạt. Diện con lai, HO, MO, kẻ đến người đi, nhưng bà chẳng biết đi đâu, thôi thì ở lại chỗ này, nhiều người Việt cũng đỡ buồn, ra vô đỡ quạnh quẽ, và bà bắt đầu đi nhặt nhạnh lon cho đến nay.
Có tiếng chị Hiền ngoài cửa phòng:
- Bà ơi, ra ăn cơm, hơn mười giờ đêm rồi, nhịn đói mai làm sao bà đi được, lại ốm thì khổ.
Bà gạt nhanh lệ, ngồi dậy tự nhủ: "Phải, không ăn mai làm sao đi kiếm thêm tiền gởi về cho các con, tôi nghiệp, rủi mình chết còn ai giúp được chúng nó".
Bà ra bếp bới cơm, bỏ chút thức ăn rồi bưng ra bàn, vừa ăn vừa rơm rớm nước mắt. Mái tóc bạc phơ dưới ánh đèn mờ buồn bã và hiu quạnh.
Ngoài kia, đêm đã khuya, nhà nhà đóng cửa. Ngọn đèn vàng vọt ở hành lang chập chờn soi bóng hàng cây đang nghiêng ngã, gió hình như lớn lắm, không biết ngày mai có mưa không!?
Như Hương ________________________________
_____________________________________________
Ba ngày weekend thì bà vui nhất vì bọn thanh niên tụm năm túm ba nhậu nhẹt quắc cần câu, tha hồ mà nhặt. Buổi tối bà lại hì hục ra sau nhà đập dẹp lon, cột chặt để dành như những chiến lợi phẩm. Thời đó 1 lb. lon chỉ có 20 cents, mà cả mấy chục cái mới được 1 lb. nên tiền thu chẳng được là bao. lại phải kéo đi rất xa mới có chỗ mua. Khi nào dồn được nhiều, bà dùng một chiếc xe, loại đẩy hàng ở chợ, chất cả lên đẩy đi bán. Từ nhà đến đó cũng rất xa, vừa đi vừa về hơn hai tiếng đồng hồ.
Mùa đông cũng khổ mà mùa hạ cũng chẳng khỏe hơn tí nào. Đông thì lạnh như cắt da, cắt thịt, nhưng cũng phải dậy sớm khi sương còn mờ mịt, áo trong áo ngoài, tùm hụp chiếc áo mũ, che gần kín mắt, vừa đi vừa hít hà, nếu đi trễ lỡ có người khác lượm thì công cốc. Mùa nắng thì như đổ lửa trên đầu, ai nấy ở kỹ trong phòng có cooler, máy lạnh, ít khi ra ngoài. Trời nóng như lò nướng bánh mì, bảy / tám giờ tối ở cái xứ này vẫn còn chói chang. Khổ cho tấm thân còm cõi của bà. Thực ra với số tiền già bà cũng tạm đủ sống khi share nhà với họ, nhưng bà còn cả một lũ con ở Việt
Bà tính toán, mỗi tháng tuy không được nhiều thì cũng đủ mua giấy bút cho các cháu học, mua chút thịt cho chúng nó ăn, hay mua manh áo tấm quần cho con, vì tiền “đô” ở Việt nam quý lắm, nhất là ở dưới quê. Có 100 đô gởi về hằng tháng chia cho năm đứa. Để một thì giàu, chia nhau thì khó, tôị nghiệp chúng nó. Thôi thì cố gắng lượm lon, thêm được đồng nào hay đồng nấy. Bà nhớ quê hương, con cháu, xóm làng quay quắt, nhưng đâu có dám mua vé về quê. Ngàn mấy một vé, thôi thì để tiền này chia cho con, chúng nó có một chút vốn cũng tốt hơn là phí phạm, nên bà cố nén nỗi thương nhớ quê hương vào trong lòng. Đêm đêm những giọt nước mắt âm thầm rơi. Thằng con lai thì coi như mất tăm, không thấy bóng dáng, chả biết bây giờ ra sao. Bà chẳng có số phone của nó, mà bà có phone đâu mà kêu. Bà chẳng bao giờ nói với các con về cuộc sống của bà bên này, sợ các con buồn, nào ích lợi chi. Trước khi chết có một ít cho các con còn hơn, thân mình có sá gì.
Nắng chiều nay gắt quá chừng, nhiệt độ lên tới 100 độ F. Bà mệt mỏi kéo lê bao lon về, tiếng va chạm leng keng, loỏn coỏn trên con đường nhỏ trong apartment làm vài người trong cửa gương nhìn ra ái ngại chắc lưỡi:
- Tội nghiệp bà cụ quá, suốt ngày khổ thế kia!
Bà xếp bao lon vào góc, đàn ruồi vo ve bay tứ tán. Bà vội vàng vào nhà, thay quần áo sạch sẽ rồi xuống bếp tình tìm chút gì ăn cho đỡ đói. Bà cũng nhờ người ở chung nhà nấu, đỡ được ít tiền gởi thêm cho con. Đôi khi già cả, răng lợi không được tốt, có thứ ăn chẳng được nhưng đâu dám kêu ca, sợ người ta không nấu thì càng khổ.
Chị Hiền, người ở chung nhà, tay cầm chiếc phong bì có viền xanh trắng bước ra:
- Bà cụ có thư Việt nam của con đây, có muốn tôi đọc ngay không?
- Nhờ chị đọc coi nó nói gì trỏng?
Chị xé thư, chận rãi đọc lớn, sợ bà cụ lãng tai nghe không kịp:
“Cà Mau, ngày… tháng… năm…
Mẹ ơi, tháng rồi chúng con có nhận 250 đô của mẹ, chia nhau mỗi đứa 50, mừng quá, chúng con cám ơn Mẹ. Nhưng tháng này sắp khai giảng, mấy đứa nhỏ phải đóng tiền xây dựng trường, tiền mua sách, tiền áo quần, giày dép tốn kém lắm. Năm nay quê mình mất mùa, không đủ gạo ăn. Anh Hai đau gan phải đi bệnh viện, tiền thuốc men không có, chắc chết. Còn con Út lại đẻ sanh đôi, không có sữa cho con, chúng nó khóc suốt ngày, con phải nghỉ làm sang lo cho mẹ con nó. Thằng con chị Ba bị sốt xuất huyết nằm viện cả tuần nay. Còn ngôi mộ của Ba bị sụt lở, cần phải xây sửa lại Mẹ à.
Tụi con biết là cứ xin tiền Mẹ là không phải, nhưng không còn cách nào hơn là xin Mẹ giúp đỡ cho anh Hai, chị ba và con Út chút đỉnh. Mộ Ba cũng cần xây lại ngay, nếu không mùa mưa tới là đầy nước, tôi nghiệp Ba.
Mẹ ơi, Mẹ ở bên đó có vui không? Nghe nói ai cũng có xe hơi, chắc là Mẹ phải có. Mẹ có lái xe đi chơi khắp nơi không? Ước gì tụi con thấy Mẹ đang lai xe nhỉ. Tụi con nghe nói cảnh tuyết rơi đẹp lắm, sao Mẹ không chụp ảnh gởi về cho tụi con xem? Sao lâu quá Mẹ không về Việt
Vải hàng thăm sức khỏe Mẹ. Mong Mẹ vui.
Con của Mẹ,
Tuất”
Bà ngồi nghe, khóc sụt sùi, nước mắt chảy dài trên cặp má nhăn nheo. Bà mếu máo cám ơn Hiền, rồi lủi thủi vào phòng, nằm vật xuống giường, nước mắt tràn ra như suối. Bà suy nghĩ xem tháng này phải gởi bao nhiêu cho đủ. Trời nóng lắm nhưng có lẽ phải đi xa hơn để tìm lon. Bà trăn trở, buồn bã nhớ lại chuyện của mình trước khi qua Mỹ.
Chẳng hiểu vì sao bỗng nhiên thằng Tuấn, đứa con lai Mỹ của bà ở nơi khỉ ho cò gáy này lại bỗng nhiên trở thành con nuôi của một gia đình giàu có tận miền Bắc, cách xa nơi mũi Cà Mau hơn ngàn cây số. và bà cũng được theo con, nhập luôn vào hộ khẩu của gia chủ. Người ta bảo sao thì làm vậy, cứ ký vào, chả hiểu đầu cua tai nheo ra sao. Chỉ biết rằng sẽ được đi Mỹ. Có lý nào giấc mơ thần tiên này trở thành sự thật? Bà mừng quá, hỏi mấy đứa con người chồng trước, chúng nó nhao nhao lên:
- Đi đi Má. Trời ơi người ta cho nhà mình bao nhiêu là tiền. Má qua đó mai mốt sẽ sướng như tiên, thiếu gì “đô”. Má coi, nhà bà Sáu xóm trên đó, trước nghèo mạt máu mà bây giờ sướng bôn, nhà cửa hực hỡ, hổng thiếu chi hết.
Thế là bà cùng đứa con lai khăn gói theo tàu ra Hà Nội, được người ta đón rước chu đáo, cho ăn uống đầy đủ trong khi chờ đợi Sở Di Trú phỏng vấn. Chỉ một thời gian ngắn hai mẹ con đã thay da đổi thịt, không còn tái ngắt tái ngơ rách rưới như trước kia, suốt ngày mò cua bắt ốc, kiếm của độ nhật. Họ lại tử tế ra phếch, không còn ngó con lai bằng nửa con mắt như trước kia, không còn tránh con lai như tránh tà hay xua đuổi như lúc trước mỗi khi gặp chúng lang thang trước nhà, sợ nó máy tay máy chân rồi xoáy của họ cái này cái kia.
Một năm sau hai mẹ con lại ríu rít theo gia chủ vào
Bà Tư lẩn quẩn ở nhà, nấu ăn, quét dọn, giặt giũ cho chủ, nói nôm na là người giúp việc không công. Bà nghĩ, nếu không có mình người ta không sang đây được, mà không có họ thì mình cũng mãn đời đói khổ, mình cũng chẳng nên so đo làm gì. Vả lại, bà cũng chẳng nhớ ai là cha của thằng Tuấn. Lúc xưa nghèo quá, bà lặn lội từ quê ra Sài Gòn đi giúp việc, rồi sau đó làm bồi phòng ở khách sạn, quán bar. Bà không có nhan sắc nhưng cũng sạch sẽ gọn gang nên được vài ông Mỹ cho chút tiền khi dọn phòng. Rồi chuyện gì đến phải đến, bà được các ông ấy vuốt ve và sinh ra thằng Tuấn. Thôi thì đến đâu hay đến đấy.
Nhưng thằng con bà mỗi ngày một khôn ra, nó xin việc tự mưu sinh, hết tiểu bang này đi tiểu bang khác, riết rồi bà chẳng biết nó ở đâu, nghe phong phanh hình như nó ở xứ gì mà sương tuyết quanh năm, không biết nó sống chết thế nào. Bà vẫn ở với bà chủ cũ cho đến ngày người ta cũng đi xa. Lúc này bà đã già, nhờ người xin tiền trợ cấp, được vài trăm cũng tạm đủ sinh hoạt. Diện con lai, HO, MO, kẻ đến người đi, nhưng bà chẳng biết đi đâu, thôi thì ở lại chỗ này, nhiều người Việt cũng đỡ buồn, ra vô đỡ quạnh quẽ, và bà bắt đầu đi nhặt nhạnh lon cho đến nay.
Có tiếng chị Hiền ngoài cửa phòng:
- Bà ơi, ra ăn cơm, hơn mười giờ đêm rồi, nhịn đói mai làm sao bà đi được, lại ốm thì khổ.
Bà gạt nhanh lệ, ngồi dậy tự nhủ: "Phải, không ăn mai làm sao đi kiếm thêm tiền gởi về cho các con, tôi nghiệp, rủi mình chết còn ai giúp được chúng nó".
Bà ra bếp bới cơm, bỏ chút thức ăn rồi bưng ra bàn, vừa ăn vừa rơm rớm nước mắt. Mái tóc bạc phơ dưới ánh đèn mờ buồn bã và hiu quạnh.
Ngoài kia, đêm đã khuya, nhà nhà đóng cửa. Ngọn đèn vàng vọt ở hành lang chập chờn soi bóng hàng cây đang nghiêng ngã, gió hình như lớn lắm, không biết ngày mai có mưa không!?
Như Hương ________________________________
_____________________________________________
No comments:
Post a Comment