Phạm Lê Huy
Em yêu dấu,
Anh bị bắt làm tù binh từ ngày Một tháng Tư Bảy Lăm tại Tuy Hòa.
Tối hôm đó chúng anh ngồi bệt trên quốc lộ
1. Người nào mệt mỏi thì nằm bẹp xuống đường luôn. Đến khuya thì được phát cơm
nắm với muối hột. Nắm cơm to chừng hai cái chén nén lại, nguội ngắt; ấy thế mà
anh ăn cũng hết vì do qua một ngày đã không ăn gì rồi.
… … …
Trời bắt đầu mưa lâm râm. Tù binh được đưa vào một garage sửa xe vắng chủ. Nền nhà thấm dầu xe nhớp nhúa, hôi hám. Gối đầu lên bậc cửa, anh thiếp đi một lúc thì trời vừa sáng. Chúng anh lại xếp hàng, điểm danh kiểm soát. Xong, tiếp tục đi về hướng Phú Lâm. Thêm vài nhóm tù binh từ các nơi khác đổ về đây, đủ các sắc phục. Cứ hai người một cột tay lại với nhau, đoàn tù khá đông bắt đầu di chuyển trong sức cùng lực cạn.
Trời bắt đầu mưa lâm râm. Tù binh được đưa vào một garage sửa xe vắng chủ. Nền nhà thấm dầu xe nhớp nhúa, hôi hám. Gối đầu lên bậc cửa, anh thiếp đi một lúc thì trời vừa sáng. Chúng anh lại xếp hàng, điểm danh kiểm soát. Xong, tiếp tục đi về hướng Phú Lâm. Thêm vài nhóm tù binh từ các nơi khác đổ về đây, đủ các sắc phục. Cứ hai người một cột tay lại với nhau, đoàn tù khá đông bắt đầu di chuyển trong sức cùng lực cạn.
Trời đổ mưa lớn phải dừng lại. Anh lén mua
được một đôi dép Nhật, vài gói mì, hai cái áo mưa nhựa cho anh và thằng bạn.
Mưa tạnh dần, đoàn tù lại tiếp tục đi trên liên tỉnh lộ 7, dọc con kênh đào
nước lớn chảy xiết. Gần đến Phước Bình, dân chúng đổ ra xem hai bên đường. Anh
nghĩ họ sẽ bị vệ binh xúi giục khích động hò hét đả đảo hoặc ném đá vào đoàn
tù. Nhưng không, họ nhìn chúng anh với cái nhìn đầy bao dung như thầm chia sẻ
và an ủi chúng anh. Có người đem nước uống, nón mũ, vải nhựa… ra cho. Thật quí
hóa và cảm động quá ! Toán vệ binh tay lăm le súng chỉa ngang cố gắng giữ trật
tự, la hét hăm bắn bỏ. Thôi thì trăm cay nghìn đắng! Nắng rồi mưa, mưa rồi
nắng, mệt mỏi, ngã bệnh… trong tiếng thúc giục của vệ binh:
- Khắc phục… ! Các
anh phải khắc phục… !
Có lúc đi lạc một
đoạn đường dài phải đi ngược trở lại. Mất ngủ, hốc hác. Càng đi sâu về hướng
tây càng thấy đầy dẫy chiến tích giao tranh ác liệt. Chiến cụ, súng ống của hai
bên vương vãi khắp nơi. Xác người sình thúi tanh hôi lẫn với xác súc vật rữa
nát nằm la liệt, trôi trên dòng nước, tấp dưới chân cầu. Chúng anh phải bịt mũi
mà đi. Thật là kinh hoàng ! Trên đường đến chợ Phú Nhiêu trời mưa dầm, tối đen
như mực, lại phải đi trên bờ ruộng trơn trợt … Thật là nhiêu khê. Vệ binh lại
cứ luôn quát tháo:
- Khẩn trương lên… ! Khẩn trương lên… !
Bám sát đội hình… ! Bám sát đội hình… !
Súng nổ canh chừng hù dọa chát chúa bên tai.
Bám vai nhau mà đi, lên đồi xuống dốc… Sáng hôm sau, tại chợ Phú Nhiêu này, anh
đành phải đổi chiếc đồng hồ oméga lấy bộ áo quần cũ mèm, áo chật quần rộng,
thêm chiếc mũ lác nhàu nhò. Thật là quá đắt, nhưng phải giữ sức khỏe mình, phải
giữ mạng sống mình trước đã. Em có tưởng tượng nổi không, có người phải đổi
chiếc nhẫn một chỉ vàng để lấy một bi đông nước. Xem chừng dân Phú Nhiêu này
chẳng có thiện cảm gì mấy với tù binh nên mới “chặt đẹp” như thế.
Anh không sao quên được những đêm mưa dầm đi
trên bờ Sông Ba. Hai bàn chân anh rã rời bước đi trên một thứ gì nhão nhẹt dưới
chân. Cứ nghĩ là mình dẫm phải xác người chết rữa nát mà rởn tóc gáy. Lại phải
tựa lưng nhau mà ngủ ngồi ở cái địa ngục trần gian này. Nhưng nào có ngủ được
đâu. Dật dừ, ngủ gà ngủ gật, chỉ sợ cắm đầu xuống sông với dòng nước đang chảy
xiết. Gió rít mạnh, lạnh run cầm cập. Vài ba vỏ xe hơi được đốt lên để sưởi.
Chen chúc nhau mà chia nhau hơi ấm. Sáng hôm sau, trông mặt mũi người nào người
nấy cũng đen như lọ nồi. Tóc tai bù xù, mắt sâu má hóp. Sức khỏe giảm sút
nhiều.
Đi, đoàn tù lại tiếp tục đi trong nắng mưa
gió rét mà chẳng biết sẽ dừng lại nơi nào. Mồ hôi trộn lẫn nước mưa thấm đẫm
rít người, ngứa ngáy, hôi hám quá. Dừng chân bên bờ sông rộng để chờ sắp xếp,
chia nhóm vượt sông. Anh mua một mũ khoai lang giá năm trăm đồng (!) ăn sống
ngon lành. Gạo phát mang theo nấu cơm nấu cháo bằng cái xoong nhỏ sứt quai lượm
dọc đường. Hái lá giang lá bứa nấu canh. Uống nước suối nước hố bom. Thèm những
món tầm thường nhỏ nhoi nhất …
Thật xót thương tội
nghiệp cho những người đuối sức, không đi tiếp được, ngã bệnh dọc đường, chắc
phải nằm chờ chết. Chết bờ chết bụi. Người bệnh dìu kẻ đau. Nhưng rồi cũng đành
phải bó tay. “Thôi nhé, mày ở lại
tao đi ! Nước mắt cạn rồi, không còn một giọt khóc cho mày. Đừng trách tao nghe
!”.
Đoàn tù phải đi suốt bốn đêm năm ngày mới
đến trại Tổng Binh vào lúc xẩm tối ngày Sáu tháng Tư. Trại ở trên đỉnh núi cao,
tàng cây to phủ kín. Sương núi ẩm ướt suốt ngày, ánh nắng không xuyên xuống nổi
thì làm sao khí ẩm bốc lên cho được.
Hôm sau, ghi họ tên, cấp bậc, binh chủng và
khai báo vật dụng cá nhân xong, chúng anh được nghỉ một ngày. Ngày kế tiếp,
chúng anh phải đi chặt cây cắt lá để làm nhà ở — gọi là “lán”. Ngày Mười tháng
Tư là sinh nhật của em, món quà sinh nhật anh định tặng em đã nằm lại trên xe ở
Tuy Hoà rồi; đó cũng là ngày đầu tiên anh đi nhổ củ mì vác về trại. Mới làm
quen với những việc nặng nhọc nên anh rêm cả người. Mang vác nặng nhọc oằn lưng
trầy vai. Chặt cây bứt mây cắt lá, vượt đèo lội suối để cõng gạo cõng mì … Lại
bị xỉ vả nặng lời… Thôi thì trăm điều khổ ải nhục hình!
… … …
Phạm Lê Huy
(Los Angeles ,
Chuyện Cũ Đã Qua)
_______________________________________________________
(
_______________________________________________________
Mỗi năm tới tháng này như được cài sẵn, bộ phim cũ cứ tự nhiên chiếu lại trong đầu. Đọc đoạn viết ngắn của Anh Huy, "Ngày Một Tháng Tư Bảy Lăm tại Tuy Hòa "làm QN nhớ như in những ngày tản cư từ Qui nhơn vào ở Cam Ranh. 8 đứa con nít nheo nhóc nhỏ nhất 7 tuổi, đứa lớn nhất 15. Thiếu Ba Mẹ vì sau khi đưa các con vào đó mướn căn nhà nhỏ sắp xếp cho các con xong là Ba mẹ quay về lại QN. Phần Ba không thể bỏ nhiệm sở, và Mẹ thì nóng ruột vì toàn bộ tài sản nằm ở Qui nhơn, Phải về gom góp chứ không thì tám đứa con lấy gì ăn?.
ReplyDeleteCám ơn Anh Huy về một bài viết ngắn thật cảm động làm QN nhớ lại chuyện của mình để viết tiếp một câu chuyện nữa .
... Hồi đó , năm xưa
Thân mến /QN