ĐINH TẤN KHƯƠNG
Người miềnTrung gọi là cái “cối xay”, có nơi thì gọi đó là cái “cối nghiền”.
Cho
dù gọi là cối xay hay là cối nghiền thì cũng chẳng có gì thay đổi về chức năng của nó. Nếu cho nguồn phẩm gì vào
thì thành phẩm của nó cũng chẳng thay đổi, có khác chăng chỉ là sự đổi khác về
mặt vật lý mà thôi.
Nếu
bỏ gạo vào thì thành phẩm sẽ là bột gạo, nếu bỏ bắp hay đậu xanh vào thì thành
phẩm cũng phải là bột bắp hay là bột đậu xanh, vậy thôi!
Trong mấy năm gần đây, y đức của bác sĩ và nhân viên y tế thường được đề cập trên các mặt báo cũng như được nhắc nhở bởi nhiều quan chức nhà nước & ngành y tế.
Trong mấy năm gần đây, y đức của bác sĩ và nhân viên y tế thường được đề cập trên các mặt báo cũng như được nhắc nhở bởi nhiều quan chức nhà nước & ngành y tế.
Xin
ghi lại những cái tựa và trích dẫn vài đoạn của các bản tin hay là những bài viết
được đăng trên hai tờ báo mạng đang “ăn khách” nhất tại Việt Nam hiện nay, qua
đó, quý vị có thể hình dung được y đức của bác sĩ và nhân viên y tế trong thời
kỳ “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. đã và đang “xuống cấp” như thế nào!
Nếu có thì giờ thì xin mời quý vị hãy thử vào hai trang mạng nầy, đọc hết các bài viết thì sẽ rõ vấn đề thêm hơn!
Nếu có thì giờ thì xin mời quý vị hãy thử vào hai trang mạng nầy, đọc hết các bài viết thì sẽ rõ vấn đề thêm hơn!
2.
Bác sĩ cấp
cứu - nghề nguy hiểm (22/08/2011)
3.
Nỗi niềm bác sĩ trước nạn 'giang hồ' trong bệnh viện (06/10/2011)
4.
5 bệnh viện cam kết không phong bì (11/10/11)
5.
Nhiều y bác sĩ vẫn không từ chối phong bì (12/10/11)
6. Mất niềm tin
vào y bác sĩ, dân mới phải 'hối lộ' (13/10/11)
7.
“Y đức bác sĩ' khuấy động ngành y năm 2011 (22/12/2011)
8.
Tìm 'thuốc' chữa căn bệnh thiếu y đức (07/03/12)
9.
'Một năm là đủ để bác sĩ quen nhận phong bì' (07/06/2012)
10. Án chung thân cho kẻ đâm chết bác sĩ tại bệnh viện (29/06/2012)
10. Án chung thân cho kẻ đâm chết bác sĩ tại bệnh viện (29/06/2012)
11. Nhiều bác sĩ 'chạy' theo
gạo tiền hơn y đức (16/12/2012)
12. Lắp camera giám sát y bác sĩ bệnh viện Quảng Ngãi (26/01/2013)
13. Y bác sĩ học cách cười và nói lời cám ơn với bệnh nhân (28/03/13)
Mất niềm tin vào y bác sĩ, dân mới phải 'hối lộ' (13/10/11)
12. Lắp camera giám sát y bác sĩ bệnh viện Quảng Ngãi (26/01/2013)
13. Y bác sĩ học cách cười và nói lời cám ơn với bệnh nhân (28/03/13)
Bệnh viện K phải
dán thông báo nghiêm cấm y bác sĩ nhận, người nhà đưa phong bì. Ảnh: Nam Phương |
|
Mất niềm tin vào y bác sĩ, dân mới phải 'hối lộ' (13/10/11)
Theo tiến
sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng thì
mục tiêu “hối lộ” bác sĩ, y tá… là để giải quyết nỗi lo lắng của bệnh nhân và
người nhà. Nói một cách khác là đã có sự mất niềm tin vào chất lượng dịch vụ từ
phía bộ phận cung cấp dịch vụ y tế - các bệnh viện. Không có cách nào tạo niềm
tin cho họ ngoài việc phải đút phong bì.
Cũng
chính vì thế, để bảo vệ hình ảnh của người thầy thuốc trong nhân dân, Công đoàn
ngành y tế đã triển khai xây dựng điểm về thực hiện Quy tắc ứng xử nâng cao y
đức trong 5 bệnh viện trung ương (Việt Đức, Phụ Sản Trung ương, K, Bạch Mai và
E). Trong đó có nội dung nhân viên y tế: “Nói không với phong bì”.
Thực tế,
bộ Quy tắc ứng xử này được Bộ Y tế ban hành từ năm 2008, trong đó về quy định 5
điều cán bộ, nhân viên y tế không được làm. Tuy nhiên, hơn
3 năm đã trôi qua, người dân vẫn ca thán về thái độ, hành vi, ứng xử của nhân
viên y tế, đặc biệt là phải lót tay bác sĩ, y tá… Chính các lãnh đạo bệnh viện,
bác sĩ cũng biết việc này.
1. Y đức, "phong bì" trong ngành y tế làm "nóng" nghị trường (14/11/2012)
Tôi cũng mong muốn bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân dứt khoát không đưa phong bì mà cùng giám sát việc nhận phong
bì trong ngành y tế. Thấy chỗ nào, bác sĩ, nhân viên y tế nào nhận phong bì
thì chụp hình, ghi tên lại để gửi chúng tôi xử lý
|
||
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
|
2. Đại học Y Hà Nội có lời thề y đức mới (15/11/2012)
Nhân kỷ niệm 110 năm thành lập (1902-2012), Trường ĐH Y Hà Nội đã chính thức thông qua lời thề y đức mới. Được tuyên thệ trang trọng dưới cờ Tổ quốc tại lễ tốt nghiệp, các bác sĩ sẽ ghi nhớ 5 điều, trong đó trước tiên là “đặt lợi ích sức khỏe của người dân trên lợi ích riêng mình, không phân biệt giàu nghèo, địa vị, dân tộc, tôn giáo; tôn trọng quyền và giữ bí mật của người bệnh”.
3. Thủ tướng yêu cầu nâng cao y đức, giảm quá tải bệnh viện (24/01/2013)
Thủ Tướng yêu cầu Bộ Y tế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực y tế để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ở tất cả các tuyến. Đặc biệt là xây dựng, nâng cao y đức gắn với tinh thần trách nhiệm và trình độ, kỹ năng của đội ngũ thầy thuốc, cán bộ y tế.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế: Không thể cấm bác sĩ nhận quà sau khi điều trị xong (27/03/2013)
(TNO) Ngày 27.3, lần đầu tiên Bộ Y tế tổ chức tập huấn về kỹ năng giao tiếp, thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, “học viên” tham dự là những người đứng đầu bệnh viện (BV), lãnh đạo các Sở Y tế, các bác sĩ, điều dưỡng.
(TNO) Ngày 27.3, lần đầu tiên Bộ Y tế tổ chức tập huấn về kỹ năng giao tiếp, thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, “học viên” tham dự là những người đứng đầu bệnh viện (BV), lãnh đạo các Sở Y tế, các bác sĩ, điều dưỡng.
Các BV sẽ phải triển khai quy tắc
ứng xử toàn diện đến tận bảo vệ trông xe. Đặc biệt với vấn đề y đức, phải thay
đổi được suy nghĩ của các nhân viên trong BV công: y
bác sĩ, điều dưỡng, trông xe luôn coi người bệnh là “khách hàng”, là người đem
đến thu nhập cho mình, cần phải chăm sóc chu đáo.
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu, các cơ sở y tế công phải ký cam kết “nói không với phong bì” từ giám đốc BV đến trưởng phó khoa và nhân viên.
Người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị còn sau khi điều trị lại là vấn đề khác. Bà Kim Tiến dẫn chứng: “Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được".
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: "Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của người bệnh với người thầy thuốc nên không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị”.
(HẾTTRÍCH)
____________________________________________________
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu, các cơ sở y tế công phải ký cam kết “nói không với phong bì” từ giám đốc BV đến trưởng phó khoa và nhân viên.
Người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị còn sau khi điều trị lại là vấn đề khác. Bà Kim Tiến dẫn chứng: “Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được".
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: "Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của người bệnh với người thầy thuốc nên không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị”.
(HẾTTRÍCH)
____________________________________________________
Nhớ lại thời kỳ bao cấp, cuộc sống có nhiều khó khăn, đời sống của các bác sĩ và nhân viên y tế cũng gặp nhiều khốn đốn, thế nhưng “văn hóa phong bì” chưa nảy sinh, mãi cho tới thời kỳ “kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” mới thấy bắt đầu nở rộ!?
Phải chăng, chính sách “kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” là nguyên nhân chính yếu dẫn tới tình trạng y đức bị xuống cấp trầm trọng như vậy!?
Hơn ba thập niên trước, người ta đã nhìn thấy mấy hàng chữ có ghi “SỐNG , HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC HỒ VĨ ĐẠI” & “LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU” được treo khắp các căn phòng tại những bệnh viện ở VN, thế nhưng lý do nào mà y đức của bác sĩ ngày một tụt hậu như vậy?
Bộ Y tế đã ban hành bộ Quy tắc ứng xử từ năm 2008 nhưng hơn 5 năm đã trôi qua, người dân vẫn còn ta thán về thái độ, hành vi, ứng xử của nhân viên y tế, đặc biệt là phải lót tay bác sĩ, y tá… mà chính các lãnh đạo bệnh viện & bác sĩ cũng đều biết việc này. Tại sao lại thất bại như vậy?
Trước đây, Bộ Trưởng Y tế cũng đã khuyến khích người dân nên chụp hình, ghi tên bác sĩ hay nhân viên y tế nào nhận phong bì, chuyển về để xử lý(sic!), thế mà tại sao “văn hóa phong bì” vẫn còn tồn tại!?
Gần đây, Thủ Tướng chính phủ cũng đã hô hào “xây dựng, nâng cao y đức gắn với tinh thần trách nhiệm và trình độ, kỹ năng của đội ngũ thầy thuốc, cán bộ y tế”. Vậy là, Thủ Tướng cũng có quan tâm tới y đức của bác sĩ và cán bộ y tế đấy chứ, tại sao vấn nạn vẫn còn tồn tại?
Và mới đây nhất, thì Bộ trưởng Bộ Y tế lại phán rằng người bệnh là “khách hàng”, là người đem đến thu nhập cho mình, cho nên cần phải chăm sóc chu đáo và cho phép bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị xong.
Nếu đã coi bệnh nhân là “khách hàng” thì họ sẽ phải chấp nhận theo nguyên tắc “you get what you pay” chứ tại sao lại coi như là một món quà tặng, và như thế thì giá trị của “món quà” sẽ quy định làm sao cho hợp lý?
Nói quanh nói quẩn mãi, rốt rồi người nghèo vẫn là giai cấp chịu thiệt thòi nhất trong xã hội hiện nay!
Nói lòng vòng mà kết quả chẳng đi đến đâu thì người ta thường ví là, nói tựa cái “cối xay cùn”!?
Cũng còn nghe có người đùa rằng, “XHCN” là bốn chữ viết tắt của cụm từ “Xã Hội Cối Nghiền”
Nếu đưa vào “cối nghiền” những nguồn phẩm có chất lượng cao thì mới mong nhận được các thành phẩm tốt , ắt hẳn không hề sai!?
Mời đọc thêm những vài viết cùng tác giả : ĐINH TẤN KHƯƠNG
Sydney, giữa Thu 2013
đinh tấn khương _______________________________
_________________________________________________________
đinh tấn khương _______________________________
_________________________________________________________
No comments:
Post a Comment