kimloan
Cầu Đà Rằng (cũ) – Tuy Hòa
Giờ ngồi viết lại em càng thấm thía hơn
khi nhớ về lần ấy cùng em Hoa lên thăm anh ở trại Sơn Định.
Anh biết không…
Em chẳng thể nào quên
được hình ảnh hai chị em ráng sức đi lên những quãng dốc cao, vừa đến đỉnh đã
nằm dài ra nghỉ mệt. Rồi tiếp tục đi lên dốc cao hơn… cao hơn nữa…
Hai chị em rất sợ bị lạc đường. Theo lời hướng dẫn của dân làng, khi gặp ngã ba có cây khô to trắng mốc bị trúng bom, chỉ còn một nhánh chỉa về bên trái có tàng lá xanh và bông tím thì rẽ trái, đi thêm một quãng nữa là đến. Ấy thế mà khi gặp một ngã ba, vì ngại đường nhỏ, bọn em tiếp tục đi thêm. Đến một ngã ba nữa, em nói rẽ trái, Hoa nghi ngờ phân vân không muốn đi, nhưng vì chìu em nên rẽ theo… cầu may. Nào ngờ đi một quãng khá xa mà chẳng thấy trại đâu cả, em lo sợ, muốn quay trở lại, nhưng vì nóng lòng cho anh nên em cứ đi tiếp…
Trời tối dần, mà con đường thì càng lúc càng hun hút. Bọn em sợ thật rồi đó anh. Nhưng biết sao hơn, lỡ rồi. Nhìn quanh chỉ thấy rừng núi âm u dễ sợ. Lẫn trong tiếng thú rừng tru gầm là tiếng chân bước đi sột soạt. Hai chị em ôm chặt lấy nhau cho bớt sợ, thần kinh căng thẳng tột cùng.
Ánh trăng rừng không đủ tỏ để soi rõ lối đi. Định thần nhìn kỹ, em thấy từng bóng người mang gạo, chống gậy leo lên dốc. Họ mang gạo bằng cách dùng quần dài của mình cột túm hai ống quần lại, đổ gạo vào rồi quàng qua cổ, trên mình chỉ còn mặc chiếc quần đùi với cái áo mà thôi.
Hai chị em rất sợ bị lạc đường. Theo lời hướng dẫn của dân làng, khi gặp ngã ba có cây khô to trắng mốc bị trúng bom, chỉ còn một nhánh chỉa về bên trái có tàng lá xanh và bông tím thì rẽ trái, đi thêm một quãng nữa là đến. Ấy thế mà khi gặp một ngã ba, vì ngại đường nhỏ, bọn em tiếp tục đi thêm. Đến một ngã ba nữa, em nói rẽ trái, Hoa nghi ngờ phân vân không muốn đi, nhưng vì chìu em nên rẽ theo… cầu may. Nào ngờ đi một quãng khá xa mà chẳng thấy trại đâu cả, em lo sợ, muốn quay trở lại, nhưng vì nóng lòng cho anh nên em cứ đi tiếp…
Trời tối dần, mà con đường thì càng lúc càng hun hút. Bọn em sợ thật rồi đó anh. Nhưng biết sao hơn, lỡ rồi. Nhìn quanh chỉ thấy rừng núi âm u dễ sợ. Lẫn trong tiếng thú rừng tru gầm là tiếng chân bước đi sột soạt. Hai chị em ôm chặt lấy nhau cho bớt sợ, thần kinh căng thẳng tột cùng.
Ánh trăng rừng không đủ tỏ để soi rõ lối đi. Định thần nhìn kỹ, em thấy từng bóng người mang gạo, chống gậy leo lên dốc. Họ mang gạo bằng cách dùng quần dài của mình cột túm hai ống quần lại, đổ gạo vào rồi quàng qua cổ, trên mình chỉ còn mặc chiếc quần đùi với cái áo mà thôi.
Mặc dầu mệt mỏi nhưng thương hại bọn
em, có vài người hỏi :
- Hai cô đi đâu trên đường này mà tối vậy ?
Hai em trả lời :
- Hai cô đi đâu trên đường này mà tối vậy ?
Hai em trả lời :
- Dạ… Đi thăm anh ở trên này.
Nhiều tiếng nói cùng một lúc :
- Trời đất… Mấy cô bị lạc rồi. Đây là đường
xuống Sông Ba mà !
Rồi có người nói :
- Tiện chúng tôi cõng gạo về trại đây,
hai chị em ráng đi theo nghe, đến đó còn có chỗ ngủ, chớ ngủ ở đây nguy hiểm lắm
!
- Dạ… Bọn em cám ơn các anh nhiều lắm !
Hai chị em theo toán cõng gạo đi ngược chiều mình đi hồi nãy. Vừa đi Hoa vừa nói nhỏ :
- Chị thấy em nghi ngờ vậy mà đúng không ! Hèn chi đi hoài mà chẳng thấy trại đâu !
Đi được một lúc lâu, đến chỗ tương đối trống trải và ánh trăng sáng tỏ hơn, toán cõng gạo được dừng lại nghỉ chân. Nghỉ được một lát lại đi tiếp. Và cứ thế đoàn người im lặng, lầm lũi đi về hướng trại. Lúc đó Hoa mệt lắm rồi, làm sao đi nổi nữa. Em bình tĩnh khuyên Hoa hãy ráng lên, nhưng Hoa mệt quá, cứ đòi ngủ tại đây. Em nghĩ đến anh đang mê man trên giường bệnh và nóng ruột không biết chị Hai có đem kịp sérum cho anh hay không, hay là lạc đường như bọn em thì chết ! Nếu phải ngủ tại đây không một bóng người em lo sợ quýnh cả lên, khóc không ra tiếng. Em nói với Hoa trong nước mắt :
- Em mệt, thôi lên chị cõng. Mình ráng đến chỗ anh rồi nghỉ, em ơi ! Chớ em đòi ngủ tại đây chị sợ lắm !
Hoa cũng khóc :
- Chị cõng em sao nổi. Thôi để em vịn vai chị, mình ráng đi xem sao.
Thế rồi theo chân toán cõng gạo hai chị em cũng đến được trại. Bọn em cám ơn các anh ấy vô cùng, vì nếu không gặp họ dẫn đường thì không biết bọn em sẽ ra sao. Thật hú hồn !
Đến nơi, thấy khá đông người, hỏi ra mới
biết đây là những thân nhân đi thăm nuôi; vì khi đến nơi thì
trời đã tối, nên phải ngủ tại khu tiếp dân, chờ đến ngày hôm sau mới được thăm.
Khu tiếp dân thật sơ sài, chẳng có lấy một mái lá che mưa che nắng, chung quanh toàn là những thân cây to.
Chúng em mắc võng ngủ tại đó. Hoa mệt quá, lăn đùng ra ngủ. Cả
ngày đường chẳng có gì cho vào bụng, sợ kiệt sức, em nhóm lửa nấu hai gói mì
rồi đánh thức Hoa dậy ăn. Xong, bọn em bắt đầu kêu nho nhỏ tìm chị Hai trong
đám thân nhân. Nhưng kêu hoài mà vẫn không nghe tiếng chị Hai trả lời, bọn em
sợ quá, nếu chỉ cũng đi lạc nữa thì sao !
Nỗi lo sợ chị Hai bị lạc, không đem
thuốc kịp cho anh khiến em trằn trọc suốt đêm, mắt cứ ráo hoảnh, không chợp được
chút nào…
kimloan
(Cali ,
tháng 3 / 2013)
Chào chị Loan. Bài viết thật cảm động, lôi cuốn. Thời đó vất vả quá hén chị.
ReplyDeleteĐọc bài viết mà thấy thương cho người phụ nữ VN luôn trọn tình vẹn nghĩa với người mình thương yêu.( như chị đối với Anh Huy)
Em vẫn luôn nhớ cái thời Mẹ em gần 10 năm trời bán dần đồ trong nhà để lặn lội thăm nuôi Ba em ở K18. Càng nghĩ càng thấy người phụ nữ VN thật đáng ca ngợi..
Anh chị may mắn có một kết thúc có hậu, được xum họp và có một mái ấm gia đình hạnh phúc cho đến bây giờ vì có nhiều người khác không được vậy đâu. Cũng rất may là thời đó CS mới về nên tệ nạn Xã hội chưa nhiều, chứ lúc này thân gái dặm trường kiểu đó, không khéo đã làm mồi cho những bọn lòng lang dạ sói, dâm tặc nhan nhản khắp nơi rồi.
Thời đó, rất nhiều bà vợ vất vả nuôi chồng trong chốn lao tù, lúc được thả ra, Vợ cũng ráng chạy chọt, gom góp, vay mượn tiền bạc để lo cho Chồng đi vượt biên, để rồi sau đó đường đời đôi ngã, xa mặt cách lòng ..
nhiều câu chuyện rất đau lòng cho thân phận đàn bà mà sau biến cố 75,mọi tai ươn đều đổ oằn lên đôi vai nhỏ bé của người Phụ nữ.
**
Cô gái Việt Nam ơi!
Từ thuở sơ sinh lận đận rồi,
Tôi biết tình cô u uất lắm,
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi.
Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa,
Má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha,
Khi cô vui thú, là khi đã
Bồng bế con thơ, đón tuổi già.
Cô gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi,
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi.
Tôi đến đây tìm lại bóng cô,
Trở về đường cũ, hái mơ xưa,
Rau sam vẫn mọc chân rào trước,
Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ.
Dải lúa cô trồng nay đã tươi,
Gió xuân ý nhị vít bông cười...
Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa,
Trong một làng con, đã héo rồi!
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.( Hồ Dzếnh)
Chúc Phúc cho Anh chị và cho QN nhắc nhỏ: Mọi người đang chờ những đoản khúc dễ thương tiếp theo của chị đấy.
Thân mến ./QN
Không ngờ Quinhơn11 nhà ta cũng chịu khó thức khuya dậy sớm để đọc và "còm" dài ơi là dài cho đoạn trích ngăn ngắn này của kimloan nhỉ !
DeleteVậy là mình đã có "đồng minh chủ rạp phim bộ nhiều tập trên tivi" rồi đó; nhưng chỉ khác chút xíu là nhân vật nam ở đây bị sốt rét ác tính chứ không phải ung thư, QN11 há !
Cám ơn QN11 đã chúc lành cho gia đình mình nghen !
Xúc động thật nhiều khi mình đọc bài thơ Cô Gái Việt Nam Ơi của Hồ Dzếnh, nhất là bốn câu cuối
"Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi."
Thân chào QN11
Vợ chồng QN có thói quen dậy sớm lắm Chị Loan ơi. Pha cà phê, làm bửa ăn sáng đơn giản, sau khi đưa" chàng" ra cửa là vô mở máy liền. Buổi sáng yên tỉnh là lúc QN thích nhất...
DeleteTruyện kể nhiều tập mới hấp dẫn đó chị à. Mọi người đang chờ đó..
Thân mến./
ReplyDeleteMột lần nữa, cám ơn Chị Loan đã cho đọc "Những kỷ niệm khó quên" của A/C trong những ngày khó khăn nhất trong đời, mong được đọc tiếp
HAPPY EASTER
Cám ơn Khuong Dinh.
DeleteMời bạn đón đọc đoạn trích hồi ký kế tiếp của mình nghen !
Chúc gia đình bạn Mùa Lễ Phục Sinh An Lành.
Chào chị Loan. Bài viết nào của chị cũng dễ thương, mộc mạc và chân tình. Một người phụ nữ yếu ớt nhưng sẳn sàng liều mình vì người mình yêu há chị. Chúc Vui
ReplyDeleteThảo T Trần
Cám ơn bạn Thao Tran đã đều đặn ghé vào đọc những đoạn trích ngắn trong hồi ký của KL, lại còn... khen nữa chứ làm mình cảm động và vui ghê !
ReplyDeleteHappy Easter gia đình bạn nhé !
Mến chào bạn.