Sau khi đọc bài viết của tác giả
Nguyễn Tài Ngọc và xem những clips tài liệu “The Man
With the 200lb Tumor”, góc nhìn và suy nghĩ của tôi có phần khác so với
cái nhìn qua lăng kính "nhân bản & chính trị" của tác giả Nguyễn Tài Ngọc.
Tôi đã từng đọc
một số bài viết rất giá trị của anh Nguyễn Tài Ngọc, tôi trân quí quan điểm và
góc nhìn của anh. Tuy nhiên cho phép tôi được nói lên góc nhìn riêng của mình,
về câu chuyện của bệnh nhân Nguyễn Duy Hải.
Tôi có hai góc
nhìn, thứ nhất là góc nhìn về “nghiệp duyên” và thứ hai là góc nhìn qua khía cạnh
chuyên môn.
1. Góc
nhìn “nghiệp duyên”:
Tôi không dám lạm bàn về nghiệp phước ở đây, tôi xin bàn về duyên cơ đã đưa anh Hải thoát được cái “nghiệp” mà đã bắt anh phải chịu mang một cục bướu to tướng như thế trong nhiều năm trời!
Tôi không dám lạm bàn về nghiệp phước ở đây, tôi xin bàn về duyên cơ đã đưa anh Hải thoát được cái “nghiệp” mà đã bắt anh phải chịu mang một cục bướu to tướng như thế trong nhiều năm trời!
Cơ duyên gì?
a. Có người thân đang sống tại Mỹ, làm việc trong một tiệm Nail.
b. Bà
Amanda
Schumacher lại là một trong
những thân chủ của tiệm Nail, một người đang
làm
việc thiện nguyện. Nhờ bà này mới biết và liên lạc được với Bác Sĩ McKay
McKinnon.
c.
Công
nghệ thông tin phát triển mạnh, giúp cho bác sĩ Mckinnon có thể quan sát, tiếp
xúc ..để chẩn đoán căn bệnh dẫn đến quyết định điều trị.
d. Bệnh
viện Ung Bướu Thành Phố quyết định không tiến hành ca mổ.
e. Bệnh
Viện Việt Pháp nhận giúp đỡ và cho tiến hành cuộc giải phẩu tại bệnh viện nầy.
Trên đây là một
"chuỗi nhân duyên", và nếu thiếu đi một trong những mắc xích của chuỗi nhân
duyên đó, thì chắc chắn cuộc sống của anh Hải hẳn là đã khác với bây giờ rồi!?
Vâng, quý vị thử suy nghĩ xem, nếu ca phẩu thuật nầy được tiến hành tại bệnh viện Ung Bướu Thành Phố thì khả năng sống sót hậu phẩu của anh Hải liệu rằng có cao hay không?
Chính vì thế mà
tôi tin là, lời từ chối thẳng thắn của người đại diện đội ngũ bác sĩ
& nhân viên y tế tại bệnh viện Ung Bướu là một cái “nhân” để anh Hải có
cái “duyên”, được giải phẩu tại bệnh viện Việt Pháp, nhờ vậy mà ca phẩu thuật
đã thành công như sự mong đợi của nhiều người!?
Nhân & Duyên ràng buộc lẫn nhau như một chuỗi giây có nhiều mắc xích và nó ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi con người, tôi luôn tin là như vậy!?
Nhân & Duyên ràng buộc lẫn nhau như một chuỗi giây có nhiều mắc xích và nó ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi con người, tôi luôn tin là như vậy!?
2.
Góc
nhìn qua khía cạnh chuyên môn:
Trong mỗi ca mổ, định bệnh và quyết định phẩu thuật là công việc của bác sĩ giải phẩu. Nhưng để thực hiện thành công một ca mổ thì cần phải có quyết định chung bởi một đội ngũ y tế bao gồm bác sĩ gây mê, bác sĩ phụ mổ, y tá phòng mổ, y tá dụng cụ và phương tiện trang bị cho phòng mổ.
Nếu người bệnh còn mắc thêm một hay nhiều bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh phổi, bệnh thận…thì cần phải hội chẩn vơi các bác sĩ chuyên khoa đó, để đi tới quyết định hoặc là cho phép tiến hành hoặc là đình chỉ ca mổ.
Trong mỗi ca mổ, định bệnh và quyết định phẩu thuật là công việc của bác sĩ giải phẩu. Nhưng để thực hiện thành công một ca mổ thì cần phải có quyết định chung bởi một đội ngũ y tế bao gồm bác sĩ gây mê, bác sĩ phụ mổ, y tá phòng mổ, y tá dụng cụ và phương tiện trang bị cho phòng mổ.
Nếu người bệnh còn mắc thêm một hay nhiều bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh phổi, bệnh thận…thì cần phải hội chẩn vơi các bác sĩ chuyên khoa đó, để đi tới quyết định hoặc là cho phép tiến hành hoặc là đình chỉ ca mổ.
Trong trường hợp
của bệnh nhân Hải, tràn dịch màng phổi (pleural effusion) không là nguyên cớ
chính đã dẫn đến quyết định đình chỉ ca mổ, mà theo tôi, có nhiều nguyên nhân
tiềm ẩn khác đã không được đưa ra(!?)
Có thể, bác sĩ chuyên
khoa về phổi/tim mạch đã hội chẩn và các vị bác sĩ nầy đã không dám "tự tin" về “mức an toàn” cho bệnh nhân trong
khi tiến hành phẩu thuật.
Cũng có thể là bác sĩ gây mê không tính được số lượng khí mê, thuốc mê phải dùng cho người bệnh với sức nặng rất đặc biệt nầy. Nếu tính sai thì chắc chắn người bệnh sẽ tử vong trên bàn mổ, mà theo nguyên tắc thì bác sĩ phẩu thuật không chịu trách nhiệm cho cái chết của bệnh nhân trong trường hợp như vậy. Bác sĩ phẩu thuật chỉ bảo đảm hoàn tất trong việc cắt bỏ khối u mà thôi, bảo đảm an toàn cho bệnh nhân trong lúc mổ lại là trách nhiêm của bác sĩ gây mê.
Cũng có thể là bác sĩ gây mê không tính được số lượng khí mê, thuốc mê phải dùng cho người bệnh với sức nặng rất đặc biệt nầy. Nếu tính sai thì chắc chắn người bệnh sẽ tử vong trên bàn mổ, mà theo nguyên tắc thì bác sĩ phẩu thuật không chịu trách nhiệm cho cái chết của bệnh nhân trong trường hợp như vậy. Bác sĩ phẩu thuật chỉ bảo đảm hoàn tất trong việc cắt bỏ khối u mà thôi, bảo đảm an toàn cho bệnh nhân trong lúc mổ lại là trách nhiêm của bác sĩ gây mê.
Cũng có thể là đội ngũ y tá dụng cụ của bệnh viện Ung
Bướu chưa từng làm việc chung trong các ca mổ với những bác sĩ lạ, nhất là bác sĩ nước ngoài,
như bác sĩ McKinnon. Y tá dụng cụ rất quan trọng trong các ca phẩu thuật với nhiều
rủi ro & khó khăn, như trong trường hợp của bệnh nhân Hải nầy.
Bác sĩ phẩu thuật, bác sĩ phụ mổ và y tá dụng cụ luôn kết hợp nhịp nhàng, nhanh nhẹn và ăn khớp với nhau.Thông thường, bác sĩ phụ mổ và y tá dụng cụ phải nhận biết rất nhanh là bác sĩ giải phẩu cần cái gì và phải đáp ứng ngay tức khắc, chứ không cần chờ nghe yêu cầu hay chỉ thị (bằng lời nói)
Ví dụ, trong trường hợp chảy máu nhiều, bác sĩ phụ mổ phải biết chỗ nào để chèn mạch, cầm máu ngay, phải biết đặt đầu ống hút chỗ nào để rút nhanh lượng máu chảy ra ngoài mạch nhằm làm rõ hiện trường...và những động tác này không được làm vướng tay và tầm nhìn của bác sĩ giảỉ phẩu.
Y tá dụng cụ phải biết lúc nào cần đưa cái kẹp nhỏ để bác sĩ kẹp ngay những mạch máu đang chảy, biết khi nào đưa cái kẹp có gắn miếng gạc khô, thu hồi tấm gạc đã đẫm máu trở lại và đưa kẹp có miếng gạc khô khác, nếu cần.. thật nhanh và đúng lúc.
Một khi bác sĩ giải phẩu chìa bàn tay ra thì y tá dụng cụ phải đoán và hiểu ý là bác sĩ cần đến dụng cụ nào. Y tá dụng cụ phải quan sát liên tục, nhận biết những bất trắc xảy ra, cũng như đoán trước bước kế tiếp của thủ thuật để chuẩn bị dụng cụ mà đưa cho đúng và kịp lúc. Tất cả mọi thao tác đều phải đồng nhịp, nhanh lẹ và cần giữ yên lặng tối đa để tránh gây mất tập trung, khiến phân tâm cho mọi người trong phòng mổ, nhất là bác sĩ giải phẩu.
Thiếu những thao tác nhịp nhàng và phản ứng nhanh của "team" bệnh nhân có thể chết trên bàn mổ.
Bác sĩ phẩu thuật, bác sĩ phụ mổ và y tá dụng cụ luôn kết hợp nhịp nhàng, nhanh nhẹn và ăn khớp với nhau.Thông thường, bác sĩ phụ mổ và y tá dụng cụ phải nhận biết rất nhanh là bác sĩ giải phẩu cần cái gì và phải đáp ứng ngay tức khắc, chứ không cần chờ nghe yêu cầu hay chỉ thị (bằng lời nói)
Ví dụ, trong trường hợp chảy máu nhiều, bác sĩ phụ mổ phải biết chỗ nào để chèn mạch, cầm máu ngay, phải biết đặt đầu ống hút chỗ nào để rút nhanh lượng máu chảy ra ngoài mạch nhằm làm rõ hiện trường...và những động tác này không được làm vướng tay và tầm nhìn của bác sĩ giảỉ phẩu.
Y tá dụng cụ phải biết lúc nào cần đưa cái kẹp nhỏ để bác sĩ kẹp ngay những mạch máu đang chảy, biết khi nào đưa cái kẹp có gắn miếng gạc khô, thu hồi tấm gạc đã đẫm máu trở lại và đưa kẹp có miếng gạc khô khác, nếu cần.. thật nhanh và đúng lúc.
Một khi bác sĩ giải phẩu chìa bàn tay ra thì y tá dụng cụ phải đoán và hiểu ý là bác sĩ cần đến dụng cụ nào. Y tá dụng cụ phải quan sát liên tục, nhận biết những bất trắc xảy ra, cũng như đoán trước bước kế tiếp của thủ thuật để chuẩn bị dụng cụ mà đưa cho đúng và kịp lúc. Tất cả mọi thao tác đều phải đồng nhịp, nhanh lẹ và cần giữ yên lặng tối đa để tránh gây mất tập trung, khiến phân tâm cho mọi người trong phòng mổ, nhất là bác sĩ giải phẩu.
Thiếu những thao tác nhịp nhàng và phản ứng nhanh của "team" bệnh nhân có thể chết trên bàn mổ.
Hãy xem lại clip
trong lúc mổ thỉ sẽ thấy đôi khi bác sĩ McKinnon hơi bực, nhắc nhở y tá phòng mổ
không được ngưng máy hút cũng như nhắc nhở y tá dụng cụ cần phải lắng nghe cẩn thận, bởi vì nhiều lần họ đã đưa không đúng dụng cụ mà ông ta cần đến.
Khác biệt về ngôn ngữ cũng là lý do chính yếu đã gây trở ngại cho ca mổ đã được nhắc đến trong clip.
Khác biệt về ngôn ngữ cũng là lý do chính yếu đã gây trở ngại cho ca mổ đã được nhắc đến trong clip.
Những điều vừa
nêu trên đây có thể là những lý do chính đã dẫn đến quyết định từ chối tiến hành ca mổ của bệnh viện Ung Bướu?. Nếu quả là như thế thì tôi cảm thấy hơi buồn,
bởi vì ban lãnh đạo cũng như đội ngũ bác sĩ & y tá của bệnh viện Ung Bướu không
dám nói lên sự thật mà họ do dự, khiến cho bác sĩ McKinnon cũng như thân nhân và
chính bệnh nhân đã phải thất vọng và ngao ngán khi nghe quyết định, bởi một lý do "không đủ sức thuyết phục” như thế. Tôi thực sự xúc động và rất cảm phục tấm lòng của bà Amanda Schumacher đối với bệnh nhân, khi thấy bà đã rơi lệ lúc vừa nghe cái phán quyết ngay từ miệng của một bác sĩ có cùng màu da & tiếng nói với ngườibệnh!
Có thể, đội ngũ bác sĩ & y tá của bệnh viện Việt
Pháp đã quen làm việc chung với các bác sĩ nước ngoài, cũng như có trình độ Anh
ngữ khá hơn là đội ngũ bác sĩ & y tá của bệnh viện Ung Bướu!? (tôi muốn nói
đến cả “team” chứ không phải riêng một vài cá nhân nào, và, tôi cũng không có ý so
sánh về trình độ chuyên môn).
Tiếc thay, bệnh
viện Ung Bướu đã làm cho các bác sĩ và y tá của mình mất đi một cơ hội học
hỏi “có một không hai” nầy!?
Nhưng dù sao, thì
đó cũng có thể coi đó là một quyết định sáng suốt, giúp cho bệnh nhân Hải còn có cơ hội sống sót, sau
khi trút bỏ được cái “nghiệp” mà anh ta đã đeo mang trong nhiều năm qua.
Và, phải chăng cũng nhờ cái quyết định như thế mà danh tiếng của bác sỉ McKinnon không bị mai một, bởi nguyên nhân không phải là do mình kém tài!?
Và, phải chăng cũng nhờ cái quyết định như thế mà danh tiếng của bác sỉ McKinnon không bị mai một, bởi nguyên nhân không phải là do mình kém tài!?
Hãy nên cám ơn
những người đã đưa ra cái quyết định sáng suốt đó!?
Chúc mừng bác sĩ
McKinnon & gia đình anh Nguyễn Duy Hải.
Bài liên hệ:
Bài liên hệ:
Sydney, Thu 2013
đinh tấn khương.
______________________________________________________________________
Một bài viết rất giá trị. Anh phân tích chính xác về hai chữ nghiệp duyên, và cả trong khía cạnh y học, với kiến thức của một Bác sĩ Anh đã cho độc giả môt góc nhìn khác trong câu chuyện trên đây .
ReplyDeleteCám ơn BS: Đinh Tấn Khương.
Thân mến.
ReplyDeleteCám ơn QN
Chúc QN có những ngày thật vui vẻ trong Mùa Phục Sinh
Tôi vẫn thích đọc bài của tác giả ĐTK, Anh hay viết về đề tài xã hội, nhân quả. Đúng vậy Hai chữ nghiệp duyên đi theo và làm nên số phận mỗi con người. Có những việc tưởng như tình cờ, may rủi nhưng theo thuyết nhà Phật thì đều có căn nguyên cả. Tới ngày tới tháng nghiệp trả xong thì cơ duyên đưa tới để giải thóat.
ReplyDeleteDù sao Anh Hải giải được nghiệp trong kiếp này thì cũng quá là may mắn. Tôi đồng ý với cách nhìn của Tác giả. Có đều bệnh viện nếu nhắm không đũ sức thì tím cách phát huy, chứ đừng để lở cơ hội cho một người sống trong đau khổ như thế này.
Cá nhân tôi, sống mà trả nghiệp như thế này, thì thà chết trên bàn giải phẩu vẫn còn hơn, chỉ cần 5% hy vọng tôi cũng vẫn chấp nhận.
Cám ơn tác giả, đã cho người đọc một bài phân tích hay .
Thảo T Trần.
DeleteCám ơn Thảo Trần đã đọc và cho ý
Chào anh Khương.
ReplyDeleteAnh Khương đã viết một bài phân tích thật hay và chính xác về mọi khía cạnh.
Thiếu sự tự tin, trình độ thấp kém, không có lương tâm nghề nghiệp, không có lòng nhân đạo v...v... của hàng ngũ bác sĩ và y tá tại bệnh viện Ung Bưu.
Tôi cũng rất đồng ý với suy nghĩ của bạn Thảo Trần rằng " thì thà chết trên bàn giải phẩu vẫn còn hơn"
DeleteChào Hanna
Mọi chuyện xảy ra đều do nhân-duyên hết Hanna à, đừng vội trách ai!?
Mọi thứ đều được sắp xếp, những cái may rủi, thuận duyên hay nghịch duyên, tận lực hay bỏ cuộc.. tất cả cũng là những sắp xếp để tạo thành cái "nhân" rồi "duyên" cho cái "nhân" kế tiếp.. của một đời người.