Tuesday, March 5, 2013

Đúng sai về BỘT NGỌT - BỘT NÊM.

                                    BỘT NGỌT 

Bột ngọt (mì chính) dù đã có lịch sử trăm năm nhưng hiện vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi và mang lại hoài nghi cho người tiêu dùng. 




An toàn: Đúng 


Bột ngọt là muối natri của a-xít glutamic, một a-xít amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất đạm (protein) của cơ thể. Khi bột ngọt được tra vào thức ăn, nó có tác dụng điều vị làm cho thực phẩm ngon hơn. Bột ngọt được tạo nên từ nước, muối natri và a-xít glutamin. 
Ủy ban Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng châu Âu (European Community Scientific Committee for Food - EC/SCF) khẳng định không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bột ngọt gây độc cho người sử dụng. 

Bổ dưỡng: sai 

Bột ngọt chỉ là một phụ gia thực phẩm giúp món ăn được ngon, đậm đà và hấp dẫn hơn. Bản thân bột ngọt và các gia vị nói chung không phải là chất dinh dưỡng. Vì thế, không nên dùng bột ngọt để thay thế cho các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng, sữa… 

Được làm từ tảo biển: sai 

Chỉ vào thời kỳ đầu những năm 1900, bột ngọt mới được chiết xuất từ tảo biển. Còn ngày nay, bột ngọt được làm từ tinh bột, ngô ngọt, những thực phẩm có chất đường mật như mía, củ cải đường. 
Bột ngọt được tạo ra nhờ quá trình lên men tự nhiên vốn được sử dụng từ nhiều thế kỷ để làm các thực phẩm như bia, giấm, sữa chua.. 

 An toàn với mọi liều lượng sử dụng: Đúng 

Từ năm 1991, Ủy ban Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng châu Âu đã xếp bột ngọt vào danh sách các chất phụ gia thực phẩm an toàn có liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định. 

Nguy hại nếu nêm khi xào, nấu: sai 

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng bột ngọt chỉ bị mất tác dụng điều vị (mất vị umami) và biến đổi thành chất gây hại khi bị đốt cháy liên tục ở nhiệt độ trên 300 oC trong 2 giờ. Cũng tại nhiệt độ và thời gian đó, các thực phẩm tự nhiên khác như thịt, cá cũng đều bị cháy đen. 
Trên thực tế, trong qua trình nấu nướng, đối với món canh, món luộc thì nhiệt độ sôi của nước chỉ khoảng 100 oC; hay các món chiên, xào, rán nhiệt độ khoảng 115 - 130 oC, mỡ lợn khoảng 150 - 160 oC, còn dầu ăn có nhiệt độ sôi khoảng từ 170 - 260 oC. Do đó, nhiệt độ nấu nướng thông thường hầu như không thể đạt đến được 300 oC và chúng ta có thể nêm nếm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nấu ăn. 

Gây chóng mặt, đau đầu: Đúng 

Một số người cơ thể sẽ có phản ứng lại sau khi sử dụng bột ngọt, những người này có thể sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở… khoảng 20 phút sau khi dùng bột ngọt và sẽ trở lại bình thường 2 giờ sau đó. 
Những phản ứng này chỉ mang tính tạm thời và không gắn với những ảnh hưởng có hại nghiêm trọng cho sức khỏe. 
Tuy vậy, nếu nhạy cảm với bột ngọt, tốt nhất bạn không nên dùng. 
(Theo Giadinhtre )

                                             BỘT NÊM 


 Ngại bột ngọt chứa nhiều hoá chất gây cứng cổ, nhức đầu… nhiều người đã chuyển sang dùng các loại bột nêm từ thịt, cá, một số loại nấm… nhưng liệu có thật sự an toàn cho người tiêu dùng? 

Trên thị trường hiện xuất hiện nhan nhản hàng chục loại gia vị bột nêm với đủ nhãn hiệu khác nhau và những lời quảng cáo thoạt nghe dễ có cảm giác ngon, tiện lợi và an toàn tuyệt đối. 

 Mà quả thật, các loại bột nêm này có thể thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… cần thiết cho một món xúp, hay một món xào. Chỉ cần một thìa bột nêm, bạn sẽ có ngay một nồi canh rau ngon ngọt như đã được hầm từ xương. Rất ít người biết rằng, chính sự thay cá, thịt bằng bột nêm đó tạo ra nguy cơ sức khoẻ của họ ngày càng hao mòn, xuống dốc. 

Bột nêm không thể thay thế thịt, cá… Cần nói ngay rằng, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. 
Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate. 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá. 

Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món xúp ngon lành từ thịt hầm. Nguy hiểm hơn, chất I &G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa... Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng. 

Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hoá chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. 
Mà đã là hoá chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng. 

Không nên lạm dụng bột nêm Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế. 

Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá. Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng. 
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo. 
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. 

Thay vì phải dùng chất phụ gia, các bà nội trợ hãy làm siêng chạy ra chợ mua cá, thịt tươi để đủ chất cho gia đình. Một nồi canh có đầy đủ thịt, rau… thì bạn không cần phải thêm bất cứ gia vị bột ngọt, bột nêm nào khác. 

 *** Đi chợ thấy quá chừng loại bột nêm China , Taiwan, VN ..cũng may mình không màng tới, chỉ theo cách của các Người Xưa , mắm muối đường thôi ..an tòan thực phẩm là đây , phải không quí vị 

 *** những chất chứa trong bột này : Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate. , độc lắm ! Và ngay cả các loại thức ăn đóng hộp của Mỹ , hay làm tại Mỹ cũng có những chất này, nhưng họ đã in trên ingredients list bằng những danh từ khác .

 Các bạn nên search về mấy chất này để hiểu rõ hơn .

 Bạn đọc sưu tầm & chuyển tiếp. __________________________ ____________________________________________________________________________

2 comments:

  1. Em mới nhận 1 email của cậu em,cho biết mình nướng củ cải trắng rồi gọt bỏ lớp vỏ cháy bên ngoài lấy phần trắng nấu chung với nước soup nấu phở,canh hay xào gì đều ngon ngọt như là mình bỏ bột ngọt vậy đó.Em chưa thử,nếu anh chị nào thử thấy có kết quả đúng thì đây là 1 gia vị tốt ta không phải lo khi ăn

    ReplyDelete
  2. Cám ơn em chia sẻ với mọi người về bí quyết này, hôm nay đi chợ QN cũng mua một củ cải trắng về làm thử đây , hy vọng giúp mình làm cho nước lèo thêm ngon ngọt.
    Thân mến . QN

    ReplyDelete