Sydney là thành phố đông dân nhất của nước Úc, theo số liệu mới nhất trong năm 2012 thì dân số nước Úc hiện là 22.6 triệu người, thành phố Sydney chiếm 4.6 triệu, và kế tiếp là thành phố Melbourne có 4.2 triệu dân.
Cầu
Cảng Sydney (Harbour Bridge) và Opera House là hai kiến trúc nổi tiếng thu hút
rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến Syney mà không đến thăm Harbour
Bridge & Opera House thì cũng giống như tới Paris mà không thấy được Tháp
Eiffel, tới Tokyo Nhật bản mà không thăm núi Phú Sĩ, tới Sài Gòn mà không viếng
nhà thờ Đức Bà vậy!?
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Tháp Eiffel, Paris |
Ngọn núi Phú Sĩ |
Hằng
năm, hội đồng thành phố Sydney bỏ ra hơn năm triệu đô cho việc đốt pháo bông trong
đêm giao thừa (New Year’s Eve), thường
thu hút trên cả triệu người đến dự khán trực tiếp và khoảng chừng hai triệu người
Úc cùng với gần cả tỷ (dự đoán) người trên khắp thế giới xem qua màn ảnh nhỏ truyền
hình và máy điện toán cá nhân.
Người
dân Úc ưa chuộng những sinh hoạt dã ngoại, yêu thích không khí lễ hội ngoài trời. Vì thế, New Year’s Eve Celebration đã thu hút rất nhiều người, từ người lớn, thanh
niên nam nữ cho tới cả con nít nữa. Có nhiều gia đình, nhiều cặp tình nhân, nhiều
nhóm bạn đã phải dựng trại trải qua đêm từ 30/12 (trước một ngày) để mong chiếm được một vị trí
tốt nhằm thưởng lãm lễ hội đốt pháo bông trong đêm giao thừa. Họ mang theo thức
ăn, nước uống để chung vui và luôn cả chăn mền để ngủ qua đêm tại chỗ, nơi mà họ đã
chiếm được.
Vào
chiều cuối năm, hầu hết các trục lộ giao thông dẫn về phố chính, Opera House và
cầu cảng Sydney Harbour đều bị phong tỏa. Muốn vào đó thì phải dùng đến phương
tiện công cộng như xe lửa, xe bus hay là taxi. Hệ thống xe lửa và xe bus tại Úc
rất thuận tiện, hầu như nối liền tới từng địa phương, và cứ mổi 5-30 phút là có
một chuyến chạy ngang.
Pháo
bông được đốt không chỉ tập trung tại tụ điểm Harbour Bridge mà còn trải dài dọc theo con sông, chạy ngang qua
cầu Sydney Harbour. Những người giàu thì hẳn nhiên là có nhà ở dọc theo bờ sông
hay là nhà có view nhìn thấy được cầu Sydney Harbour Bridge, cho nên có thể xem đốt
pháo bông tại chính căn nhà của họ.
Những du khách hay những người có nhiều tiền thì mua
vé bước lên du thuyền để có một buổi ăn tối chung cùng với gia đình, với bạn bè hay là với
người tình..và, quan trọng nhất là, được thưởng ngoạn lễ
hội đốt pháo bông trong giờ giao thừa, ở một vị trí tương đối tốt nhất.
Quả
đúng như người đời thường nói: “giàu có, nghèo khó”, người giàu thì có nhiều cơ
hội để thưởng ngoạn trong lúc người nghèo thì phải chịu khó mới mong có cơ hội như vậy!?
Năm
nay, thành phố Syney đã bỏ ra 6.6 triệu cho chi phí đốt pháo bông, tại cầu cảng
Harbour Bridge. Có nghĩa là, mỗi một người dân Sydney đã phải đóng góp 1 dollar 42
cents cho vỏn vẹn có 15 phút New Year’s Eve Celebration. Như vậy, có nên coi là, lãng phí ngân sách trong thời
buổi kinh tế khó khăn nầy không nhỉ?
Chắc
chắn là không rồi, vì nếu đúng là như thế, thì, bà Thị trưởng thành phố Sydney đã phải
“về vườn” từ lâu rồi chứ đâu có thể còn tại vị, trong nhiều năm trở lại đây như vậy được?
Người
ta nói, “tiền đẻ ra tiền” đấy mà, bỏ tiền ra tổ chức lễ hội là để thu hút du khách, để cho mọi người trên thế giới biết về Sydney, biết về nước Úc.
Trước
năm 2000, có nhiều người trên thế dưới cứ nghĩ xứ Miệt Dưới là một nước lạc hậu,
nhà quê, chưa phát triển. Nhiều câu hỏi trên mạng (ngay cả một số bạn cùng chung trại tỵ nạn ỡ Mỹ, ở Đức, ở Pháp..với
chúng tôi) nêu câu hỏi, rằng : “sau vườn nhà bạn có nhiều kangaroo lắm, phải không?”
Phía sau nhà sao chẳng thấy Kangaroo? |
Chỉ thấy nhà để xe và phòng BBQ thôi mà!? |
Năm 2000, Thế vận hội Olympic đã được tổ chức tại Sydney, đã giới thiệu cho thế giới biết rõ về một nước Úc phát triển, có cuộc sống cao và có trình độ giáo dục không tụt hậu như nhiều người thường nghĩ. Nền kỷ nghệ của nước Úc không cao như những quốc gia đã phát triển khác, nhưng nước Úc có tài nguyên dồi dào, đất rộng dân ít cho nên người dân được hưởng những tiện ích xã hội rất cao.
Tết
ở các quốc gia Tây phương không kéo dài như Tết ở VN mình, người Úc dành nhiều thì giờ cho
gia đình, bạn bè từ ngày lễ Giáng Sinh cho tới hết đêm giao thừa. Ngày mồng một
đầu năm không phải là ngày quan trọng đối với người Úc nói riêng và Tây phương
nói chung, thường thì, chắc là do quá mệt mỏi vì những ngày vui chơi vừa qua, cho
nên, ngày đầu năm là ngày nghỉ ngơi của họ, vì thế mà đường phố vắng bóng người và xe cộ.
Khác
với Việt Nam, Tết ta rơi đúng vào những ngày của mùa Xuân, Tết của Úc thì nhằm vào giữa mùa Hạ cho nên khí trời nóng bức
(nhiệt độ hiện giờ là 30 độ tại Sydney, chênh lệch chút ít tùy theo vùng). Đã
nóng mà hoa trong vườn nhà thì không còn sum xuê như vào mùa Xuân, đường sá thì vắng lặng, vì vậy, cảnh Tết
cũng giảm mất vẻ đẹp và nhộn nhịp rất nhiều!?
Tết về nhưng vườn nhà lại ít hoa |
Đường sá thì vắng bóng xe cộ và người bộ hành qua lại |
Ngày đầu năm 2013
đinh
tấn khương ____________________________________________
___________________________________________________
Cám ơn tác giả, nhờ bài viết này độc giả sẽ hiểu thêm về sinh hoạt cũng như đời sống của người dân nước Úc trong đó có cộng dồng người Việt của chúng ta.
ReplyDeletePS: Cho QN khen ngôi nhà ấm cúng , khu vườn xinh đẹp của gia đình Anh . QN đoán chị nhà phải là tác giả của công trình này.
Thân quí./QN
ReplyDeleteCám ơn QN
Nhà của người ta đó QN à!
Ủa ! Không phải nhà Anh K sao ? thấy cũng có cây bạc hà bên hông mà ?? Vậy thì nếu viết lộn cho viết lại nghen.
ReplyDeleteUi chu cha! .. may mà nẫu mới khen "sương sương" thôi đó , nếu không.... !!!!ha.ha..
Hello anh K và QN.
ReplyDeleteMột trăm phần trăm đây là nhà của anh Khương. Anh không gạt được Hanna đâu. Hihihihi