Hai câu ca dao “Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương” ( hay là, tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương) đã trở thành một đề tài bàn tán khá sôi nổi.
Tôi còn nhớ câu chuyện được truyền tai trong những năm xa xưa, rằng có một dân biểu thời VNCH khi ra nước ngoài, đã dịch hai chữ “canh gà” trong hai câu ca dao đó là “chicken soup”. Câu chuyện nầy có thật hay không thì chẳng có một ai thèm kiểm chứng, đó là một trong những mẫu chuyện phiếm được đem ra kể cho nhau nghe tại các quán café’ thời ấy.
Gần đây, một trường hợp tương tự cũng được lập lại và được bàn tán rộng rãi, khá sôi nổi trên những trang mạng. Điểm khác nhau, người mắc phải sai lầm lại là một cô giáo được đánh gia cao về trình độ học vấn và bằng cấp (Cô giáo vốn là học sinh chuyên Hùng Vương ,Phú Thọ, sau đó học Văn ĐH Sư phạm Hà Nội, tốt nghiệp loại giỏi, và hiện là thạc sĩ).
Thêm một điểm khác nữa là hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại mà ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh cho nên người mắc phải sai lầm dễ bị shock do nhận được rất nhiều những phản hồi mang tính phê phán phiến diện!?
Thêm một điểm khác nữa là hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại mà ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh cho nên người mắc phải sai lầm dễ bị shock do nhận được rất nhiều những phản hồi mang tính phê phán phiến diện!?
Xin thưa, kiến thức tổng quát không phải là do trí thông minh mà có, kiến thức tổng quát (kể cả kiến thức thơ văn) được thu nhận trong quá trình học tập, trao đổi kiến thức qua báo chí, sách vở..
Một nhà khoa học cho dù thông thái đến đâu thì cũng không thể nào có tài hùng biện như một luật sư. Một người giỏi toán chưa chắc soạn ra được một bản nhạc như một nhạc sĩ...
Một nhà khoa học cho dù thông thái đến đâu thì cũng không thể nào có tài hùng biện như một luật sư. Một người giỏi toán chưa chắc soạn ra được một bản nhạc như một nhạc sĩ...
Chính vì thế, chúng ta không nên phê phán hoặc chỉ trích một cá nhân nào đó nếu đã vô tình mắc phải một chút sai lầm qua ý tưởng, câu nói, hay diễn giải không chuẩn ý một câu thơ, một đoạn văn hoặc là một câu ca dao nào đó.
Trong trường hợp mới đây, người mắc phải lỗi lầm là một cô giáo, tiếp theo đó thì lại dẫn đến tình trạng nói không thật của những học trò ở độ tuổi mà đáng lẽ chưa biết nói dối. Có hai nhóm trong lớp học đã đưa ra hai câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi “Cô giáo có dạy các em như vậy hay không?”. Thế thì, có một số em đã nói thật và một số em đã nói không thật về một sự việc rất cỏn con (không cần quan tâm nhóm nào nói thật, nhóm nào nói không thật).
Từ xưa đến nay người ta thường cho rằng trẻ con rất trung thực, thế thì tại sao bây giờ lại có những em nói không thật như vậy, tại sao chúng lại biết nói điều không thật sớm như vậy?
Thế thì, ai là người phải chịu trách nhiệm trước sự thiếu sót của một cô giáo và sự thiếu thành thật của một số em học sinh lớp bảy nầy?
Người ta thường nói: “Muốn đánh giá nếp sống của một gia đình nào đó thì hãy quan sát cái nhà bếp và phòng vệ sinh của họ. Muốn đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia thì hãy nhìn vào ngành giáo dục và ngành y tế của quốc gia đó!?
Chẳng biết câu nói nầy là đúng hay sai!?
đinh tấn khương______________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
" Muốn đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia thì hãy nhìn vào ngành giáo dục và ngành y tế của quốc gia đó!?"
ReplyDeletenhận xét này đúng quá chứ Bác, ngờ sao được ?
Cảm ơn anh DTK đã viết bài này.
ReplyDeleteThật ra tiếng Việt của chúng ta rất là phong phú, nhất là những câu ca dao tục ngữ có xen lẫn những từ ngữ và ý nghĩa của người Trung Hoa nên rất mà khó dịch thuật những câu ca dao tục ngữ từ tiếng Việt sang tiếng anh. Thêm một điều nữa là trước khi dịch thuật chúng ta hãy nên tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao đó theo nghĩa của tiếng Việt. Nếu ta không hiểu hết nghĩa mà dịch " word for word" thì sẽ bị mắt phải sự sai lầm trầm trọng và rất là funny nữa. Dĩ nhiên chữ "canh gà" trong câu ca dao này không thể dịch là "chicken soup" được.
Anh DTK đã vì von rằng "Một nhà khoa học cho dù thông thái đến đâu thì cũng không thể nào có tài hùng biện như một luật sư. Một người giỏi toán chưa chắc soạn ra được một bản nhạc như một nhạc sĩ..." Tôi xin hỏi anh một câu rằng - Anh là một Bác Sĩ sao anh viết văn và làm thơ hay vậy??? sao tâm hồn anh lại lãng mạn như vậy???? anh trả lời dùm di!!! Hihihihi
Delete"QUOTE"
"Anh DTK đã ví von rằng "Một nhà khoa học cho dù thông thái đến đâu thì cũng không thể nào có tài hùng biện như một luật sư. Một người giỏi toán chưa chắc soạn ra được một bản nhạc như một nhạc sĩ..." Tôi xin hỏi anh một câu rằng - Anh là một Bác Sĩ sao anh viết văn và làm thơ hay vậy??? sao tâm hồn anh lại lãng mạn như vậy???? anh trả lời dùm di!!! Hihihihi " QUOTE"
Anh K ơi ! Thôi rồi ... lại chít nữa, kiểu này không biết Anh K thọ được mấy con trăng đây, khi mà có độc giả hỏi những câu hóc búa như thế này ?? Biết trả lời sao ??
DeleteVẫn còn sống nhăn răng sún đây nè QN ơi. Trả lời Hanna Do rầu đó, bà cai duyệt xong hổng thèm nói gì, chỉ gật đầu mấy cái và nói: bấm nút "send" được rồi đấy.
He he..
ReplyDeleteChào Hanna Do
Thời gian ở tù của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì không nhằm nhò gì khi so sánh với tôi. Nhưng nếu "trộm so" về thi tài của ông ta thì quả thật tôi không có được, dẫu chỉ là một câu thôi, để được khen như thơ ông!?
Tủi cho phận mình quá đi!?.
Thấy anh Lê Huy chưa, nhờ ở tù nhiều thời mà bây giờ anh ấy viết văn & làm thơ hay hết biết luôn.
Ha..ha..
Anh Lê Huy đâu rầu? nói gì đi chớ, sao làm thinh dzẫy có người chọc ghẹo anh kià. Hihihihi
ReplyDelete