Dân gian mình vẫn hay gọi loài cây này là Cây Sứ Đại.
Nguồn gốc - Tên gọi
Plumeria alba là một lớn thường xanh, cây bụi với lá dài hẹp, rất thơm hoa lớn màu trắng với một trung tâm màu vàng. Ban đầu từ Trung Mỹ và Caribbean , bây giờ thông thường và tịch ở miền nam và đông nam châu Á .
Người Huế gọi Sứ cùi rất hình tượng, vì mỗi lần cây rụng lá đổi mùa, các cành cây hình trụ đầu tròn, hu hú vài chồi lá nhỏ trông tựa ngón tay của người mắc bệnh phong hủi (tiếng Huế là bệnh cùi).
Cách gọi này cũng là một lối so sánh đối chứng, xem đây là một loài cây có hoa thơm như hoa Sứ (Michelia champaca) nhưng cành nhánh bị cùi hủi. Cách đặt tên kiểu này cũng tương tự như cách đặt tên của người Australia , họ gọi cây Sứ cùi là “dead man’s fingers tree” (cây ngón tay người chết).
Đặc điểm
Sứ cùi là một trong số nhiều loài thuộc chi Plumeria. Chi này có nguồn gốc ở vùng Trung Mỹ. Do có hoa đẹp và đặc biệt có hương thơm, dần dần đã được con người trồng nhiều nơi trên thế giới để làm cảnh và lấy hương từ hoa. Ở nhiều nước Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, Sứ cùi thường được trồng ở các đền đài, và dùng hoa của nó để thờ cúng. Nicaragua và Lào là hai nước lấy cây Sứ cùi làm quốc hoa, ở đó nó được gọi với cái tên là Sacuajoche (Nicaragua) và Champa (Lào). Sứ cùi có tên tiếng Anh là frangipani, xuất phát từ tên dòng họ Frangipani của một gia đình hầu tước đã nghĩ ra cách tạo một loại nước hoa có mùi của hoa Sứ cùi.
Ở Huế, Sứ cùi là loài truyền thống, xuất hiện sớm nhất, đã được đưa trồng ở các cung điện, đền đài, lăng tẩm từ thời Triều Nguyễn. Hiện nay, nó còn được trồng phổ biến ở các công viên, thậm chí trên vỉa hè đường phố. Trong mấy chục năm trở lại đây, theo trào lưu đa dạng hóa chủng loại cây xanh và cây cảnh, hầu như các dạng, loài vừa nêu đều xuất hiện dần. Tuy nhiên, các chủng loại sau này cũng chỉ xuất hiện lác đác, không có số lượng cá thể nhiều, hay dày đặc như Sứ cùi.
Ứng dụng trong y học
Ở Ấn Độ, vỏ cây được dùng trị tiêu chảy, vỏ rễ được dùng trị bệnh lậu và loét đường sinh dục.
Nhựa cũng được dùng như vỏ, chữa chai chân, sưng tấy, mụt nhọt. Lá cũng được dùng chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Ở Huế, nhiều người còn dùng vỏ cây ngâm rượu để ngậm chữa chứng nhức răng do viêm lợi.
Nhiều công trình cổ, các di tích văn hóa, lịch sử ở Huế hiện có nhiều cây Sứ cùi cổ thụ đáng được bảo tồn. Một số trường hợp hình ảnh cây Sứ cùi sần sùi, cành nhánh khúc khuỷu, vỏ nhuốm đầy rêu phong đứng tỏa bóng bên cái am thờ cổ kính, hoặc hàng Sứ cùi cổ thụ, cành nhánh chằng chịt so vai bên một công trình kiến trúc cổ… đã khiến cho cảnh vật trở nên độc đáo, uy nghiêm hay toát lên một vẻ đẹp cổ kính.
Tuy nhiên, do có tuổi thọ đã cao, lại thường xuyên chịu tác động của gió bão hàng năm, nhiều cây không chịu nổi, một số phải rạp mình. Ở Đại Nội và nhiều lăng tẩm của các vua Triều Nguyễn, để bảo tồn các gốc Sứ cúi cổ thụ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế đã phải xây dựng các giá đỡ bằng vật liệu kim loại. Đây là một cố gắng nhằm giữ gìn những cây Sứ cùi bị nghiêng ngả, lệch trọng tâm, nhưng trông hơi xơ cứng, không được đẹp mắt.
Theo tôi, cần nghiên cứu mé cành mạnh, chỉ giữ lại gốc và những cành khỏe có khả năng chịu được gió. Khi mé cành cũng nên mé nhiều giai đoạn, để tránh gây tổn thương đến mức cây không chịu nổi phải chết đứng. Nên tác động như tạo dáng thế cho một cây bon-sai trong chậu cảnh vậy. (Nguồn: Wikipedia)
Quinhon (chuyển tiếp)
______________________________________________________________
No comments:
Post a Comment