Lê Huy.
CHS Hàn Tú Huệ bên cạnh Thầy
|
Trong mấy lần họp Ban Tổ Chức để bàn về việc tổ chức ngày Họp Mặt Liên Trường Qui Nhơn năm 2012, lần nào Nguyễn Thị Thế Thái cũng nhắc tôi ráng tìm cho được tin tức về Thầy Nguyễn Thái Đệ. Thầy nguyên là Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Nguyễn Huệ Qui Nhơn. “Ừ… Đừng lo, tôi đang tìm. Tôi cũng rất muốn tìm vì kỳ Đại Hội Liên Trường năm 2011 tình cờ ngồi gần bàn Thầy, tôi chào và hầu chuyện với Thầy. Đến khi chia tay thì tôi lại quên xin số phone của Thầy. Tức thiệt !”.
Nhớ lời Thế Thái nhắc, tôi về nhà gởi email cho nhiều, rất nhiều bạn bè và những người tôi quen – xem như… “vãi cát đọt tre” – biết đâu may mắn có người biết tin tức về Thầy tôi.
Tôi vô Google, search lên trên đó dòng chữ “Nguyễn Thái Đệ – Nguyễn Thế Đại”. Tôi nhớ, Nguyễn Thế Đại là bút hiệu khi Thầy viết nhạc phẩm đầu tiên và được trình bày tại sân vận động thị xã Qui Nhơn đâu khoảng năm 1960, bây giờ Thầy vẫn còn dùng bút hiệu ấy để sáng tác và viết tài liệu biên khảo. May quá, tên Thầy có trong trang web nuiansongtra.net của tỉnh Quảng Ngãi là quê của Thầy. Mừng quá, tôi tìm đọc vài bài của Thầy trong trang web này. Đa số Thầy viết biên khảo qua nhiều đề tài. Tôi gởi email cho Ban Quản Trị của Núi Ấn Sông Trà để xin số phone hoặc địa chỉ email của Thầy. Ban Quản Trị trả lời là trên nguyên tắc họ không thể cho tôi những chi tiết đó, bảo tôi hãy chờ để họ xin phép Thầy trước đã.
Hôm sau, anh Lê Cẩm Khoáng nhắn tôi qua email là, hỏi Thầy Lê Văn Ba xem sao, may ra sẽ có. Tôi gọi phone Thầy Lê Văn Ba, mà đến nay tôi vẫn thường kêu Thầy bằng Chú, vì những năm học Sư Phạm Qui Nhơn, Thầy trọ sát vách nhà tôi, kêu ba má tôi là anh chị nên tôi được phép kêu Thầy bằng Chú cho thân mật như người nhà. Chú nói: “Tiếc quá, Cháu… Năm trước, Thầy Đệ có tặng Chú cuốn sách biên khảo về Lịch Sử Afghanistan, nhưng cả trang trước lẫn trang sau của cuốn sách đó đều không có in số phone và địa chỉ email của tác giả”. Tôi thở dài: “Biết sao đây… ! Hổng lẽ mình bó tay ?”.
Đêm hôm sau nữa, qua email, anh Nguyễn Mạnh An Dân nói tôi hãy gọi phone cho chị Bích Câu, hiền thê anh Lê Đình Khang, ở gần nhà Thầy thuộc tiểu bang Utah, hy vọng sẽ có. Đã chín giờ rưỡi đêm rồi nhưng tôi vẫn liều, thử gọi chị Bích Câu. Chị ấy thật nhiệt tình và sốt sắng, cho tôi số phone của Thầy và dặn tôi gọi thử đi, đúng hay không cũng báo lại cho chỉ biết. Tôi gọi ngay, may quá, bên kia đầu dây điện thoại là giọng của Thầy tôi, giọng Thầy bây giờ vẫn vậy, chẳng khác chút nào. Tôi reo lên mừng rỡ, đôi chân tôi như không còn đứng trên mặt đất nữa. Thầy cũng nhận ra tôi. Hai Thầy Trò tôi thăm hỏi, nói chuyện với nhau lâu lắm. Thấy đã khuya, tôi xin chào và chúc Thầy ngủ ngon. Tôi liền phone cho chị Bích Câu biết là số phone đó đúng rồi, tôi đã tìm ra Thầy Nguyễn Thái Đệ của tôi rồi ! Cám ơn chị… Cám ơn chị nhiều lắm ! Nhân đây tôi cũng xin cám ơn anh Lê Cẩm Khoáng, anh Nguyễn Mạnh An Dân và nuiansongtra.net đã có lòng giúp tôi tìm Thầy. Nghĩ lại, thời buổi thông tin điện tử internet này thiệt hữu ích biết bao, con người ở khắp nơi trên thế giới này, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam vẫn thấy “tuy xa mà gần”.
Thầy Trò trong ngày Đại Hội |
Vào cuối tuần lễ đó tôi báo tin vui cho Nguyễn Thị Thế Thái là tôi đã liên lạc được với Thầy Đệ. Thế Thái mừng quá báo tin cho các bạn khác trong nhóm ngày xưa cùng học tiểu học Nguyễn Huệ với mình. Thế là Châu Thị Nguyệt Hoa, Châu Chánh Thanh, Nguyễn Ngọc Lựu, Vũ Thị Bích (tiểu bang Cali), Châu Kinh Nhàn (Bỉ), Lương Thượng Lệ, Nguyễn Thị Thanh Tâm (Canada), Huỳnh Thị Ngọc Diệp (tiểu bang Oregon), Lê Thị Như Nguyện (tiểu bang Colorado), Nguyễn Ngọc Luận (tiểu bang Philadelphia), v… v… gọi phone tới tấp thăm hỏi Thầy vì đã có một thời gian dài, rất dài Thầy Trò chúng tôi xa cách vắng tin nhau. Thế là chúng tôi được nghe lại giọng nói vẫn như xưa của Thầy, thật không có gì vui sướng cho bằng !
Các bạn lại nhắc tôi sao sao cũng ráng mời Thầy về Little Saigon dự Đại Hội Liên Trường Qui Nhơn vào 14 – 15 tháng 7 này để được tận mắt nhìn thấy, để được ôm chặt Vị Thầy kính yêu của mình cho thỏa lòng mong muốn từ bấy lâu nay. Riêng tôi thì đã được chia xẻ với Thầy từng miếng khoai hớp nước, giúp nhau từng viên thuốc hiếm hoi khi “ở chung trại” với Thầy suốt mấy năm trời nơi lam sơn chướng khí, và tôi luôn luôn quý trọng Thầy rất mực như người cha ruột của mình.
Thỉnh thoảng nhóm Cựu Học Sinh Tiểu Học Nguyễn Huệ chúng tôi gọi phone cho nhau, nôn nao háo hức mong cho sớm đến ngày được gặp Thầy. Ngày 11 / 7 Thế Thái từ Việt Nam trở về Mỹ, cũng ngày hôm đó Thầy chúng tôi từ tiểu bang Utah bay qua Cali. Thế là chúng tôi gọi nhau ơi ới, hẹn nhau đến nhà anh chị Chiến – Nga vào tối thứ Sáu ngày 13 / 7 để gặp Thầy. Đó là buổi họp mặt bỏ túi rất riêng của Thầy Trò chúng tôi. “Tây” nó thường cho thứ Sáu ngày 13 là cái ngày xui xẻo, là cái ngày xấu nhất, nhưng với chúng tôi đây thì đó là ngày vui nhất với Thầy cũ kính yêu của mình. Thầy Trò chúng tôi gặp nhau vui mừng trong xúc động (hay xúc động trong vui mừng ?). Hai tay ôm Thầy thật chặt, tôi chỉ thốt lên được hai tiếng: “Thưa Thầy !”, thế thôi vì sung sướng quá, xúc động quá. Tôi nghẹn lời và cố nén không nói thêm lời nào vì sợ nói nữa tôi sẽ bật khóc.
Thỉnh thoảng nhóm Cựu Học Sinh Tiểu Học Nguyễn Huệ chúng tôi gọi phone cho nhau, nôn nao háo hức mong cho sớm đến ngày được gặp Thầy. Ngày 11 / 7 Thế Thái từ Việt Nam trở về Mỹ, cũng ngày hôm đó Thầy chúng tôi từ tiểu bang Utah bay qua Cali. Thế là chúng tôi gọi nhau ơi ới, hẹn nhau đến nhà anh chị Chiến – Nga vào tối thứ Sáu ngày 13 / 7 để gặp Thầy. Đó là buổi họp mặt bỏ túi rất riêng của Thầy Trò chúng tôi. “Tây” nó thường cho thứ Sáu ngày 13 là cái ngày xui xẻo, là cái ngày xấu nhất, nhưng với chúng tôi đây thì đó là ngày vui nhất với Thầy cũ kính yêu của mình. Thầy Trò chúng tôi gặp nhau vui mừng trong xúc động (hay xúc động trong vui mừng ?). Hai tay ôm Thầy thật chặt, tôi chỉ thốt lên được hai tiếng: “Thưa Thầy !”, thế thôi vì sung sướng quá, xúc động quá. Tôi nghẹn lời và cố nén không nói thêm lời nào vì sợ nói nữa tôi sẽ bật khóc.
Anh chị Chiến – Nga và các bạn chu đáo quá, đã sắm sửa một bữa dinner tuy đơn giản nhưng ấm cúng lắm. Thầy Trò chúng tôi chuyện trò với nhau thiệt nhiều, thiệt lâu. Bao nhiêu là chuyện cũ – những kỷ niệm thời học Tiểu Học Nguyễn Huệ với Thầy – được lôi ra nhắc lại như là chỉ mới xảy ra đây thôi. Thầy chúng tôi thích thú lắng nghe rồi cùng cười, vui lây với đám học trò cũ mà bây giờ đang là “ông bà nội ngoại” cả rồi. Và thiệt là bất ngờ, Thầy tặng chúng tôi mỗi người một cuốn sách biên khảo về Lịch Sử Iraq do Thầy biên soạn với bút hiệu Nguyễn Thế Đại, chúng tôi rất cám ơn Thầy.
Lương Thượng Lệ nói chẳng có kỷ niệm nào “đậm nét” với Thầy, chỉ nhớ là sợ Thầy lắm, khi nào thoáng thấy bóng dáng Thầy từ xa là trò ta phải tránh sang lối khác ngay. Nguyễn Thị Thế Thái thì “đơn giản” hơn, chỉ nhớ Thầy vì “tên lót” của Thầy lại trùng với “tên gọi” của mình. Châu Chánh Thanh tháo vác nhanh nhẹn nên được Thầy chỉ định làm Lớp Trưởng, nhưng trò lại rất sợ Thầy mỗi khi Thầy trừng mắt nhìn. Thỉnh thoảng trò bị Thầy nhéo tai vì cái tính quá nhanh nhẹn lại trở thành nhanh nhẩu đoảng của mình. Hồng Quốc Anh lại có số “làm lớn”, luôn được Thầy chỉ định làm Lớp Trưởng vì trò thường đề nghị cả lớp đi du ngoạn hoặc cắm trại và hát hay nữa. Lê Thị Như Nguyện nói, hồi đó bị Thầy bắt quỳ trước lớp cùng với các trò con trai khác vì cái tội xé vở, quấn thành “đạn” bắn bằng dây cao su, “đánh nhau” với lớp bên cạnh. Nay được dịp trách: “Sao Thầy ác quá, bắt em quỳ trước mặt mấy đứa con trai”. Nghe đến đây Thầy cười giòn, nói: “Vậy hả… Thầy đâu có nhớ !”.
Lớp Nhất tôi hồi đó có trò Võ Anh Tuấn, người Huế, nhỏ con nhứt và hình như được Thầy cưng nhứt. Một lần kêu Tuấn lên dò bài, thấy Tuấn đi hai tay không, chẳng cầm theo vở, Thầy mới hỏi: “Vở đâu ?”, Tuấn sợ quá: “Thưa Thầy em quên vợ ợ già rồi” (Tuấn nói giọng Huế mà). Thầy phì cười, chọc: “Lần sau dớ đem vợ theo hị !”. Hôm sau gặp Tuấn, Thầy lại chọc: “Bựa ni cọ đem vợ theo khôn ?”, Tuấn thưa: “Dạ, thưa Thầy… cọ !”. Còn tôi thì khoe với các bạn là, hồi Lớp Nhất tôi đánh mandolin bài Hè Về của Hùng Lân trong tiếng đệm guitar của Thầy, tôi sung sướng lắm. Đó là một kỷ niệm vui. Một buổi sáng nọ, khi tôi vô lớp, thấy cả lớp đứng dậy nghiêm chỉnh chào, tôi lém lỉnh vẫy vẫy tay cho phép ngồi xuống, tôi bị “ăn” ngay một cái cốc của Thầy từ phía sau. Thì ra cả lớp đứng dậy chào Thầy chớ đâu phải chào tôi. Đó là một kỷ niệm “đau, nhớ đời”. Sau ’75 khi “ở chung trại”, Thầy nhắn Cô đem vô cây đờn Hạ Uy Cầm để Thầy giải trí vào những ngày không “cuốc đất”.
Thấy đám học trò cũ của mình bây giờ đã là “năm bó, sáu bó hoặc xấp xỉ bảy bó”… bỗng dưng trẻ lại, bí bo bí bô kể chuyện quậy phá nghịch ngợm hồi đi học ở nửa thế kỷ trước, Thầy cũng… bỗng dưng thấy mình trẻ lại. Vui quá Thầy kể, hồi làm Hiệu Trưởng, cứ mỗi Thứ Hai đầu tuần Thầy “thắng” bộ complé veston cravat thiệt nghiêm trang để dự lễ chào cờ. Chiều chiều Thầy lại bảnh bao dạo phố với bộ quần tây áo sơ mi trắng ngắn tay, thắt cravat, trông rất đạo mạo, rất gentleman.
Đến đây tôi lại nhớ, cứ đầu giờ học hằng ngày thì tất cả các lớp đều đứng dậy nghiêm chỉnh hát bài Gò Đống Đa (như là bài ca chính thức của trường mình):
Tìm về thăm chốn non nước thiêng trang hùng ghi
Cố bước bước bước bước trên đường thơm gió mát
Ta đi đi đi đi thăm gò xưa chất thây
Đống Đa còn chốn đây, nhắc xương đầy máu xây
… … …
Đến cuối giờ học trước khi ra về thì cũng đứng dậy nghiêm chỉnh hát một bài nào đó, chẳng hạn như Bóng Cờ Lau:
Ta cùng nhau đi thăm nơi hùng xưa
Oai linh đứng muôn đời giữa nơi sông cùng núi
Và sân đá tường rêu rải gan sương cùng mưa
Ngàn bông lau reo đưa theo chiều gió phất phới
Hay bóng cờ lau năm xưa còn đâu đây
… … …
Toàn là những bài oai hùng đầy khí thế dân Việt mình.
Đến chiều Tiền Đại Hội tại tư gia Thầy Vũ Xuân Trinh, vì có việc nhà và kẹt xe trên freeway phải đến trễ, nên tôi không được gặp Thầy, các bạn nói Thầy có đến chơi hơn một tiếng đồng hồ và về rồi.
Vào trưa ngày Đại Hội chính thức 15 / 7, nhóm chúng tôi đến đầy đủ, vui lắm. Đặc biệt, trường hợp của bạn Nguyễn Ngọc Luận thì thật là ly kỳ và cảm động nhất – phải nói là xúc động nhất mới đúng – từ tiểu bang Philadelphia phải bay 7 tiếng đồng hồ về Cali cũng chỉ để được gặp lại Thầy và bạn cũ mà thôi. Nguyễn Ngọc Luận chỉ kịp đến với Đại Hội lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật ngày 14 / 7, để rồi đến 6 giờ chiều cùng ngày lại phải bay trở về Philadelphia ngay để kịp ngày hôm sau “cày” tiếp.
Tôi ghi danh giữ trước hai bàn cho nhóm mình, còn Thầy thì ngồi ở bàn dành cho quý vị Giáo Sư. Trước giờ khai mạc, tôi trình bày với anh Cai Văn Khiêm, người điều hợp chương trình là, hôm nay đặc biệt nhóm chúng tôi gồm 16 Cựu Học Sinh Tiểu Học Nguyễn Huệ đã mời được Thầy Cựu Hiệu Trưởng Nguyễn Thái Đệ từ tiểu bang Utah về dự Đại Hội. Anh Khiêm đã giới thiệu và mời Thầy Trò chúng tôi đứng dậy chào quan khách trong tiếng vỗ tay chúc mừng vang khắp hội trường. Những câu chuyện vui vui của Thầy Trò chúng tôi lại được tiếp tục trong bầu không khí sinh hoạt rất vui nhộn này. Chị Hàn Tú Huệ đến từ Norway, hỏi tôi Thầy Đệ ngồi bàn nào, tôi đưa chị đến gặp Thầy rồi chụp hình chị ấy đứng cạnh Thầy, vẻ mặt chị ấy vui lên thấy rõ.
… … …
Chuyện vui trong ngày Đại Hội thì nhiều lắm, nói hoài chẳng dứt… Thôi thì cho chúng tôi chân thành cám ơn LTQN đã tổ chức ngày Đại Hội Thường Niên này để Thầy Trò chúng tôi, Thầy Trò chúng ta được gặp nhau, được tay bắt mặt mừng, thăm hỏi, an ủi và chúc sức khỏe nhau. Mong sao năm tới vẫn còn thấy nhau tuy biết rằng không chóng thì chầy chúng ta sẽ lần lượt “từ bỏ cuộc vui vào buổi xế chiều trong cuộc đời này”.
Ta cùng nhau đi thăm nơi hùng xưa
Oai linh đứng muôn đời giữa nơi sông cùng núi
Và sân đá tường rêu rải gan sương cùng mưa
Ngàn bông lau reo đưa theo chiều gió phất phới
Hay bóng cờ lau năm xưa còn đâu đây
… … …
Toàn là những bài oai hùng đầy khí thế dân Việt mình.
Đến chiều Tiền Đại Hội tại tư gia Thầy Vũ Xuân Trinh, vì có việc nhà và kẹt xe trên freeway phải đến trễ, nên tôi không được gặp Thầy, các bạn nói Thầy có đến chơi hơn một tiếng đồng hồ và về rồi.
Vào trưa ngày Đại Hội chính thức 15 / 7, nhóm chúng tôi đến đầy đủ, vui lắm. Đặc biệt, trường hợp của bạn Nguyễn Ngọc Luận thì thật là ly kỳ và cảm động nhất – phải nói là xúc động nhất mới đúng – từ tiểu bang Philadelphia phải bay 7 tiếng đồng hồ về Cali cũng chỉ để được gặp lại Thầy và bạn cũ mà thôi. Nguyễn Ngọc Luận chỉ kịp đến với Đại Hội lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật ngày 14 / 7, để rồi đến 6 giờ chiều cùng ngày lại phải bay trở về Philadelphia ngay để kịp ngày hôm sau “cày” tiếp.
Tôi ghi danh giữ trước hai bàn cho nhóm mình, còn Thầy thì ngồi ở bàn dành cho quý vị Giáo Sư. Trước giờ khai mạc, tôi trình bày với anh Cai Văn Khiêm, người điều hợp chương trình là, hôm nay đặc biệt nhóm chúng tôi gồm 16 Cựu Học Sinh Tiểu Học Nguyễn Huệ đã mời được Thầy Cựu Hiệu Trưởng Nguyễn Thái Đệ từ tiểu bang Utah về dự Đại Hội. Anh Khiêm đã giới thiệu và mời Thầy Trò chúng tôi đứng dậy chào quan khách trong tiếng vỗ tay chúc mừng vang khắp hội trường. Những câu chuyện vui vui của Thầy Trò chúng tôi lại được tiếp tục trong bầu không khí sinh hoạt rất vui nhộn này. Chị Hàn Tú Huệ đến từ Norway, hỏi tôi Thầy Đệ ngồi bàn nào, tôi đưa chị đến gặp Thầy rồi chụp hình chị ấy đứng cạnh Thầy, vẻ mặt chị ấy vui lên thấy rõ.
… … …
Chuyện vui trong ngày Đại Hội thì nhiều lắm, nói hoài chẳng dứt… Thôi thì cho chúng tôi chân thành cám ơn LTQN đã tổ chức ngày Đại Hội Thường Niên này để Thầy Trò chúng tôi, Thầy Trò chúng ta được gặp nhau, được tay bắt mặt mừng, thăm hỏi, an ủi và chúc sức khỏe nhau. Mong sao năm tới vẫn còn thấy nhau tuy biết rằng không chóng thì chầy chúng ta sẽ lần lượt “từ bỏ cuộc vui vào buổi xế chiều trong cuộc đời này”.
(Los Angeles, July 22 - 2012)
Lê Huy
_________________________________________________
Chào anh Lê Huy
ReplyDeleteCám ơn bài tường trình cùa anh, gợi nhắc tôi nhớ lại "thuở học trò" mac845 dù nội dung câu chuyện có khác nhau.
Thích đoạn kết của bài viết, đó là ước muốn của những người từng làm học trò?
Thân tình
đtk
"QUOTE"
ReplyDeleteThầy Trò chúng ta được gặp nhau, được tay bắt mặt mừng, thăm hỏi, an ủi và chúc sức khỏe nhau. Mong sao năm tới vẫn còn thấy nhau tuy biết rằng không chóng thì chầy chúng ta sẽ lần lượt “từ bỏ cuộc vui vào buổi xế chiều trong cuộc đời này”."QUOTE"
Đúng vậy, đây là ước muốn của tất cả chúng ta, Mỗi lần được gặp nhau .. vẫn còn đi đứng khỏe mạnh, còn cười được là mình còn may mắn lắm rồi.
Cám on Anh Lê Huy về bài viết, với rất nhiểu thân tình .
QN./