Chiếc Mig-21 “007” của Do Thái |
I. LỜI GIỚI THIỆU
Chiến dịch Kim Cương (Hebrew: מִבְצָע יַהֲלוֹם, Mivtza Yahalom) là một chiến dịch gián điệp do cơ quan tình báo lừng danh Mossad của Do Thái tổ chức. Mục tiêu của chiến dịch là tìm cách “đem về . Do Thái” một phản lực cơ Mikoyan-Gurevich MiG-21, do Nga Sô chế tạo, loại chiến đấu cơ tối tân nhất của khối cộng sản trong thời điểm đầu thập niên 1960. Chiến dịch Kim Cương bắt đầu khoảng giữa năm 1963, kết thúc ngày 16 tháng Tám năm 1966, khi một phi công lái Mig-21 người Iraq, bỏ ngũ lái chiếc phản lực cơ bay sang Do Thái, đáp xuống một phi trường quân sự.
Vố này làm khối Ả Rập điên đầu, nhất là Iraq. Chuyên viên Hoa Kỳ, Do Thái có cơ hội điều nghiên về kỹ thuật cơ khí của Nga Sô trong việc chế tạo phi cơ Mig-21. Chưa đầy một năm sau (tháng Sáu năm 1967), không lực Do Thái đã tiêu diệt không lực các quốc gia Ả Rập: Ai Cập, Syria, Jordan trong những giờ phút đầu tiên của trận chiến Sáu Ngày (Six Days War).
II. CHIẾN DỊCH
Nga Sô bắt đầu sản xuất loại phản lực cơ Mig-21 từ năm 1959, cung cấp cho không lực các quốc gia trong khối Ả Rập, bao gồm: Ai Cập, Syria và Iraq.
1. HAI KẾ HOẠCH ĐẦU
Trong kế hoạch đầu tiên, điệp viên Mossad, Jean Thomas (bí danh) tìm cách thuyết phục mua một phi cơ Mig-21 từ Ai Cập. Đường dây tình báo Thomas được Mossad ra lệnh, tìm kiếm, mua chuộc một sĩ quan không quân Ai Cập, thưởng cho viên phi công 1 triệu đô la để ông ta lái chiếc phản lực bay qua Do Thái. Kế hoạch này không thành công, viên sĩ quan không quân Ai Cập, các điệp viên Do Thái bắt liên lạc là Adib Hanna. Anh ta báo cáo lên cấp chỉ huy về chuyện Thomas “để ý” chiếc phản lực cơ Mig-21. Kết qủa Thomas, cha của ông ta cùng ba người khác bị cơ quan an ninh Ai Cập bắt giữ. Thomas cùng hai người khác bị xử treo cổ trong tháng Mười Hai năm 1962, ba người còn lại trong nhóm lãnh án tù nhiều năm. Mossad “làm” thêm một kế hoạch khác, nhưng cũng thất bại. Trong lần thứ hai, các điệp viên Do Thái “hành hung” hai sĩ quan không quân Iraq không chịu “hợp tác” để họ giữ im lặng chuyện “làm ăn bê bối” này.
2. THÀNH CÔNG
Năm 1964, một người Iraq gốc Do Thái, tên là Yusuf, liên lạc với phòng Dịch Vụ người Do Thái ở Tehran, Iran (Israel Services – lúc đó Iran và Do Thái vẫn giữ quan hệ ngoại giao). Khi anh ta còn là đứa bé lên mười, Yusuf phải làm công việc đầy tớ cho một gia đình theo đạo Maronite Christian (một nhánh của đạo Công giáo, khởi nguồn từ thế kỷ thứ Tư, hiên nay vẫn là một tôn giáo chính ở Lebanon). Yusuf báo cáo, một người bạn gái của anh ta lấy một sĩ quan không quân Iraq, tên là Munir Redfa, và ông ta thường buồn bực vì gốc rễ Christian làm cho ông ta khó tiến thân trên đường binh nghiệp. Được biết, Munir Redfa đã có lần nổi giận vì được lệnh tấn công người Iraq Kurd (một nhóm dân thiểu số sống ở Iraq). Theo sự hiểu biết của Yusuf, viên sĩ quan không quân Iraq đã sẵn sàng “ra đi .
Tiếp theo, một nữ điệp viên Mossad được gửi qua “làm bạn” với Munir Redfa. Ông ta cho người đẹp biết, mình bị ép buộc phải sống xa gia đình (vợ con) trong thủ đô Baghdad, và không được cấp chỉ huy tin tưởng, chỉ được bay với một lượng xăng vừa đủ vì gốc rễ Christian của ông ta. Munir tỏ vẻ thán phục người Do Thái “Ít người chông lại đa số người Hồi giáo”. Người đẹp Mossad thuyết phục viên sĩ quan không quân Iraq bay qua Âu châu “giải sầu” và gặp các điệp viên Do Thái.
Ở Âu châu điệp viên Mossad, Meir Amit (Hebrew: מאיר עמית, 17 March 1921 – 17 July 2009. Trùm cơ quan tình báo Mossad 1963-1968 và nghị sĩ) theo dõi cuộc nói chuyện giữa viên sĩ quan Iraq và một điệp viên Mossad khác. Do Thái thưởng công cho Redfa 1 triệu đô la, quốc tịch Do Thái và việc làm. Redfa chỉ yêu cầu một điều, cơ quan Mossad phải tìm cách “đưa” vợ con, thân nhân của ông ta ra khỏi Iraq, và được chấp thuận… Mossad cho đó là “chuyện nhỏ”. Trước đó, sau trận Thế Chiến Thứ Hai, Mossad đã “đem lậu” hàng chục ngàn người từ khắp nơi trên thế giới, về Do Thái.
Sau đó, Mossad “xắp đặt” cho viên phi công Iraq, Munir Redfa bay sang Do Thái, thăm phi trường, phi đạo mà ông ta sẽ bay chiếc Mig-21 đáp xuống. Redfa được Thiếu Tướng Mordechai “Mottie” Hod, tư lệnh Không Lực Do Thái đón tiếp, bàn luận về chuyện nguy hiểm của điệp vụ (mission) và phi trình bay sang Do Thái.
Dàn xếp xong mọi chuyện, Mossad đưa nhiều “nhân viên” qua Iraq, tìm cách đưa vợ con Redfa, cô vợ Betty, hai người con lên ba, lên năm, cha mẹ, cùng với một số thân nhân của viên sĩ quan không quân ra khỏi Iraq. Cô vợ Betty quá sung sướng, thích thú, được biết cùng với hai người con qua Paris “nghỉ hè”. Redfa đã được Mossad dặn dò, không tiết lộ bất cứ điều gì cho vợ con biết. Những người thân khác, được quân du kích người Kurd (Mossad móc nối) đưa qua biên giới vào đất Iran, sau đó với sổ thông hành (passport), giấy tờ Do Thái, lên máy bay về miền đất hứa .
Cơ hội đến với Munir Redfa hôm 16 tháng Tám năm 1966, khi chiếc phản lực Mig-21 do Redfa lái bay trên không phận phiá bắc Jordan. Đài radar Jordan khám phá ra chiếc phi cơ, nhưng họ lại báo cho Syria và được “xác nhận”, phi cơ của Syria trong một phi vụ huấn luyện. Khi chiếc Mig-21 bay vào đến không phận Do Thái, viên phi công Iraq được hai phản lực cơ Dassault Mirage III thuộc không lực Do Thái bay lên đón, hộ tống đáp xuống phi trường Hatzor. Sau đó trong một buổi họp báo, Redfa cho biết, khi đáp xuống phi trường Hatzor, chiếc Mig-21 không còn một giọt xăng.
Ít lâu sau chiến dịch Kim Cương, chiếc Mig-21 của viên sĩ quan không quân Iraq Munir Redfa được đổi “bảng số” 007 cho phù hợp với câu chuyện về chiếc phi cơ. Vài tuần lễ sau, chiếc phản lực Mig-21 lại tung cách với phi công thử nghiệm Danny Shapira, một sĩ quan không quân nổi danh của Do Thái. Không lực Do Thái trắc nghiệm về máy móc cơ khí, khả năng chiên đấu, ưu khuyết điểm của loại phi cơ này đối với các chiến đấu cơ của Do Thái, và huấn luyện phi công chiến đấu chống lại loại Mig-21.
Trong tháng Năm 1967, Trùm cơ quan tình báo CIA Hoa Kỳ Richard Helm, cho rằng, Không Lực Do Thái đã học hỏi, rút tiả nhiều kinh nghiệm, sau trận không chiến trên bầu trời cao nguyên Golan (Golan Heights) hôm 17 tháng Tư. Trong trận không chiến chớp nhoáng (mở đầu cho trận chiến Sáu Ngày trong tháng Sáu năm 1967), Không Lực Do Thái bắn rơi sáu (6) phản lực cơ Mig-21 của Syria mà không bị rơi một phi cơ Dassault Mirage III nào.
Sau kết quả “thần sầu” của trận chiến Sáu Ngày, Do Thái cho Hoa Kỳ “mượn đỡ” chiếc Mig-21 đem về nghiên cứu, đánh giá qua chương trình Have Doughnut (Have Doughnut program). Chuyện “chơi đẹp” này, Do Thái được Hoa Kỳ bán cho loại phản lực cơ mới nhất của Hoa Kỳ, loại Phantom F-4 mà trước đó người Hoa Kỳ vẫn do dự.
3 . ĐOẠN KẾT
Ít lâu sau chiến dịch Kim Cương, chiếc Mig-21 của viên sĩ quan không quân Iraq Munir Redfa được đổi “bảng số” 007 cho phù hợp với câu chuyện về chiếc phi cơ. Vài tuần lễ sau, chiếc phản lực Mig-21 lại tung cách với phi công thử nghiệm Danny Shapira, một sĩ quan không quân nổi danh của Do Thái. Không lực Do Thái trắc nghiệm về máy móc cơ khí, khả năng chiên đấu, ưu khuyết điểm của loại phi cơ này đối với các chiến đấu cơ của Do Thái, và huấn luyện phi công chiến đấu chống lại loại Mig-21.
Trong tháng Năm 1967, Trùm cơ quan tình báo CIA Hoa Kỳ Richard Helm, cho rằng, Không Lực Do Thái đã học hỏi, rút tiả nhiều kinh nghiệm, sau trận không chiến trên bầu trời cao nguyên Golan (Golan Heights) hôm 17 tháng Tư. Trong trận không chiến chớp nhoáng (mở đầu cho trận chiến Sáu Ngày trong tháng Sáu năm 1967), Không Lực Do Thái bắn rơi sáu (6) phản lực cơ Mig-21 của Syria mà không bị rơi một phi cơ Dassault Mirage III nào.
Sau kết quả “thần sầu” của trận chiến Sáu Ngày, Do Thái cho Hoa Kỳ “mượn đỡ” chiếc Mig-21 đem về nghiên cứu, đánh giá qua chương trình Have Doughnut (Have Doughnut program). Chuyện “chơi đẹp” này, Do Thái được Hoa Kỳ bán cho loại phản lực cơ mới nhất của Hoa Kỳ, loại Phantom F-4 mà trước đó người Hoa Kỳ vẫn do dự.
Theo tài liệu: http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Diamond (downloaded 5/8/2012 9:43)
Vũ Đình Hiếu (May 8, 2012)
________________________________________________________________________
No comments:
Post a Comment