Đầm thị nại Bình định . |
Author:Quinhon11.
Đến thời điểm này, chúng tôi mới nhận ra rằng vẫn chưa thể về Việt Nam sinh sống, dù đang có đầy đủ điều kiện. Còn mảnh đất tạm dung mà mấy chục năm nay chúng tôi chưa hề có ý nghĩ nhận nó làm quê hương và gởi nắm xương tàn, giờ đã dần trở nên gắn bó hơn nhiều với cả trăm ngàn lý do ..
Tôi là một Việt kiều sống ở Mỹ nhiều năm . Thấy gần đây nhu cầu tìm hiểu về đời sống nước ngoài của người trong nước dâng cao, nên tôi xin bộc bạch đôi chút về quan niệm của cá nhân mình (xin nhắc lại lần nữa chỉ là ý kiến của riêng tôi , không hẳn là phản ảnh của tất cả mọi Việt kiều hải ngoại).
Sau nhiều năm sống ở nước Mỹ, giờ tôi đã ở tuổi hơn 60. Những gian khổ lúc đầu ai cũng phải trải qua, ra đi tìm sự sống trong cái chết . Từ một hoàn cảnh cơ cực, rơi sát tận đáy bùn , không lối thoát, mà được may mắn định cư ở một xứ sở văn minh bậc nhất thế giới, thì quả là ngoài mơ ước. Cũng như lúc ấy chúng tôi còn trẻ , tràn đầy nghị lực , nên những gian khổ ban đầu để tạo dựng một cuộc sống mới (có thể nói là một sự tái sinh) rõ ràng là không đánh gục chúng tôi được.
Gia dình tôi cũng như gia đình chồng đều có đông Anh em , vị chi tổng cộng hai bên có hơn 20 gia đình. Đi Vượt biển nhờ trời thương , may mắn được bình an . Những gì tôi viết ở đây là cuộc sống của 20 gia đình này nói riêng, và nhiều trăm ngàn gia đình cùng thời qua đây lập nghiệp nói chung. Với tôi những lời sau đây, ít nhiều cũng phản ảnh được một phần đời sống của lớp người định cư ở Mỹ vào thời điểm đó.Nhóm chúng tôi, từ 20 thanh niên, sau khi lập gia đình và có con cái, đại gia đình chúng tôi số thành viên giờ lên đến cả trăm người . Lớp già, thế hệ thứ nhất của chúng tôi ai cũng trên dưới 60 cả rồi. Thế hệ thứ hai có cháu đã gần 40 tuổi, thế hệ thứ ba có cháu đã lên mười.
Giờ phải nói đám già này ai cũng đã về hưu, có cuộc sống vật chất đầy đủ (ai cũng có nhà riêng, xe hơi, tiền hưu, tiền để dành ...), cộng thêm niềm vui với con cháu, chỉ thỉnh thoảng về thăm quê hương, vài tuần, vài tháng, rồi qua lại bên này.
Những năm tháng còn trẻ, chúng tôi nô nức lắm. Xa cố hương, vẫn mơ một ngày về . Thậm chí riêng tôi còn mua một căn nhà nhỏ ở Sài Gòn, để chuẩn bị cho ngày trở về chết già trên quê hương mình .
Những lúc ăn tô phở, hay khúc cá kho, chén nước mắm (dù đã dùng những vật liệu thượng hạng, dành để xuất khẩu) chúng tôi vẫn chê là không ngon bằng những món ăn ở quê nhà. Luôn luôn, chúng tôi mơ màng, nhắc về kỷ niệm cũ, những ký ức xưa, để mà đồng vọng, ao ước một ngày về.
Tình thương quê hương luôn tràn ngập, nên chúng tôi đã gởi gắm hết những gì mình có cho những bà con, bạn bè ở trong nước. Chúng tôi đã hy sinh, giúp đỡ đủ thứ. Nhớ thời thập niên 80, từ Mỹ gởi tiền về Việt Nam cứ 1.000 usd bên đó nhận được, bên này chúng tôi phải trả cho trung gian 1.400 usd hay có khi lên tới 1,700 usd . Mà thời điểm đó mới qua, tiền chưa kiếm được nhiều, lương tối thiểu chỉ có 2,75 USD một giờ, phải nói chúng tôi đã vét đến đồng bạc sau cùng để gởi về, mà không một lời than vãn, thậm chí còn vui sướng, vì nghĩ mình đã giúp được nhiều người qua cơn đói khổ. Bởi hạnh phúc là ở chỗ, khi cho cũng là nhận.
Thế hệ thứ hai được chúng tôi dạy dỗ kỹ lưỡng, phải tiến thân bằng con đường học vấn, nhất là ở xứ sở nhiều cơ hội này. Con của Anh em tôi, hơn 30 đứa, tất cả đều tốt nghiệp bác sỹ, nha sỹ, luật sư, đứa tệ nhất cũng có được cử nhân 4 năm ra đi làm, và có cuộc sống tương đối cao cấp ở xứ sở này.
Hầu hết chúng tôi lập gia đình với người đồng hương. Tuy nhiên có những gia đình sống ở nơi ít người Việt (chúng tôi sống rải rác khắp nước Mỹ), điều kiện gặp người đồng hương không nhiều, do đó một số trong đám con cháu đã quen biết, thương yêu và lập gia đình với bạn học & đồng nghiệp người bản xứ. Dù vậy chúng nó vẫn rất hạnh phúc, có đứa còn dạy cho người phối ngẫu biết ăn cả mắm nêm, mắm cà nữa.
Tương lai về sau tôi không biết sao, nhưng hiện giờ chưa thấy đứa nào ly thân, ly dị.
Những năm gần đây, chúng tôi đã lớn tuổi, đã nghỉ hưu, có thì giờ, thêm tiền bạc thong thả , hơn nữa việc đi lại giữa Mỹ và Việt Nam dễ dàng, nên chúng tôi vẫn thường đi đi, về về, thăm chơi cho thoả lòng mong nhớ.
Những năm gần đây, chúng tôi đã lớn tuổi, đã nghỉ hưu, có thì giờ, thêm tiền bạc thong thả , hơn nữa việc đi lại giữa Mỹ và Việt Nam dễ dàng, nên chúng tôi vẫn thường đi đi, về về, thăm chơi cho thoả lòng mong nhớ.
Điều tôi cảm nhận về cuộc sống ở Việt Nam, trong những lần thăm viếng, thì trước nhất, quả thật, ở thời điểm hiện tại, đất nước đã thay da đổi thịt, phát triển hơn rất nhiều so với những năm 80. Tôi rất vui khi thấy rõ đều này, nhất là Sài Gòn dễ nhận thấy hơn cả.
Tôi quê ở miền Trung , cũng còn nhiều bà con trong nước , đa số là thành phần khá giả, Lúc về tới nơi chốn xưa , tôi thấy cuộc sống đa số dân chúng còn nghèo khổ quá. Nhìn lại đám bạn tôi , ngoại trừ một số ít khá giả nhờ buôn bán trúng mối , còn hầu hết ai cũng cằn cổi , già nua, bởi cuộc sống còn quá chật vật, quá thiếu thốn ...
Thiếu tất cả ... từ vật chất tiêu dùng tối thiểu hằng ngày ... đến y tế .... Có một vài đứa tiều tụy tới nỗi hô răng , hóp má ...ngồi trước mặt mà nhận không ra ..
Sự cách biệt giàu nghèo ở VN như một hố thẵm sâu không đáy , tàn nhẫn đến mức rợn người . Nhìn thấy mà không giúp gì được , lòng tôi quặn thắt .
Bà con, họ hàng sau nhiều năm gặp lại chúng tôi, ai cũng quí mến , thăm hỏi rất vui vẻ. tôi thành thật biết ơn tấm thịnh tình quí hoá này . Tuy vậy tôi cũng thấy có những sự khác biệt . Nhiều bà con , anh em ruột , dù ở gần nhà với nhau, nhưng nghèo khổ hơn, thì đối xử với nhau khá thờ ơ, lãnh đạm, cả năm chưa chắc mời nhau một bữa cơm, có lẽ họ ở vào trường hợp giúp ngặt chứ không thể giúp nghèo chăng ?
Cách sống ai làm nấy ăn, sống chết tự lo này lộ ra khá rõ ràng, làm tôi có chút hoang mang, tự hỏi : nếu ngày ấy chúng tôi không ra đi , thì cuộc sống giờ đây sẽ thế nào ?. Hoặc giả - nếu chúng tôi đói rách, thất bại khi trở về , liệu có được sự giúp đở ?
Sống ở nước ngoài nhiều năm, chúng tôi không phủ nhận đã quen lề lối ăn ở, phong cách sống của miền đất dù không phải là nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng lại là nơi chúng tôi sống gần hết một đời người, và là nơi con cháu chúng tôi sinh ra, lớn lên.
Sống ở nước ngoài nhiều năm, chúng tôi không phủ nhận đã quen lề lối ăn ở, phong cách sống của miền đất dù không phải là nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng lại là nơi chúng tôi sống gần hết một đời người, và là nơi con cháu chúng tôi sinh ra, lớn lên.
Khi về lại quê hương Việt Nam mình, tôi mới nhận ra nhiều sự khác biệt mà trước đó chúng tôi không hề thấy. Chúng tôi mới nhận ra rằng, ở thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa thể về Việt Nam sinh sống, dù đang có đầy đủ điều kiện (thời gian, tiền bạc).
Hơn thế nữa, mảnh đất tạm dung mà mấy chục năm nay chúng tôi chưa hề có ý nghĩ nhận nó làm quê hương và xin được nằm lại phút cuối đời , giờ đã dần trở nên gắn bó hơn nhiều với cả trăm ngàn lý do.
Nơi đây, nơi cha mẹ tôi đã gởi nắm xương tàn chỉ sau một năm tới Mỹ. Ở đây có con tôi, qua đời ở tuổi 20 vì bạo bệnh, cháu sinh trưởng nơi này, có nhiều bạn bè nằm gần bên, nếu di hài cốt về Việt Nam thì cháu sẽ cô đơn, xa bạn bè, xa người yêu, tôi không nỡ.
Nơi đây, nơi cha mẹ tôi đã gởi nắm xương tàn chỉ sau một năm tới Mỹ. Ở đây có con tôi, qua đời ở tuổi 20 vì bạo bệnh, cháu sinh trưởng nơi này, có nhiều bạn bè nằm gần bên, nếu di hài cốt về Việt Nam thì cháu sẽ cô đơn, xa bạn bè, xa người yêu, tôi không nỡ.
Cuộc đời chúng tôi, lúc sống vì con, thôi thì chết cũng muốn gần con, chết ở Việt Nam, xa con, chúng tôi chắc sẽ buồn lắm...
Thế hệ thứ nhất của chúng tôi, ở thời điểm này, gần đất xa trời, mà còn chưa thể về Việt Nam sống được, thử hỏi thế hệ thứ hai, thứ ba, sinh ra và lớn lên ở đây, thì làm sao có ngày ấy ?, dù các cháu nói được tiếng Việt, dù vẫn nhớ mình là người Mỹ nhưng gốc VN .
Thế hệ thứ nhất của chúng tôi, ở thời điểm này, gần đất xa trời, mà còn chưa thể về Việt Nam sống được, thử hỏi thế hệ thứ hai, thứ ba, sinh ra và lớn lên ở đây, thì làm sao có ngày ấy ?, dù các cháu nói được tiếng Việt, dù vẫn nhớ mình là người Mỹ nhưng gốc VN .
Có những sự thật, biết rằng viết ra sẽ có người khó chịu, chạm tự ái dân tộc, viết ra sẽ bị cho là mất gốc, không có tinh thần yêu nước... v.v. Nhưng nếu tôi không viết ra thì làm sao những người khác, nhất là các Bạn trong nước có thể hiểu được là chúng tôi rất muốn, nhưng không thể, hay chưa thể về Việt Nam để chết già được!
Hiện tại chúng tôi thỉnh thoảng về Việt Nam thăm viếng, đi du lịch thăm thắng cảnh của quê hương. Có những bà con bên nhà đau ốm, bệnh hoạn cần thuốc men, cần tiền vô nhà thương giải phẫu, v..v.. trong khả năng, chúng tôi đã ráng hết sức mà giúp. Nghe đâu có lụt lội, thiên tai, chúng tôi đều sốt sắng đóng góp tiền giúp đỡ qua chùa hoặc nhà thờ...
Với tâm niệm rằng : Thôi thì dù không sống được ở quê nhà, nhưng chúng tôi cũng vẫn nhớ đến nơi chôn nhau cắt rốn, và bà con, đồng bào, tất cả như một phần máu thịt không thể tách rời.
Những người sang đây sau này, có khá nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh khác nhau :
Những người sang đây sau này, có khá nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh khác nhau :
- Hoặc là sống ở Mỹ chưa đủ lâu , chưa hội nhập được.
- Hoặc gia cảnh ở bên Việt Nam thuộc diện đại gia , con ông cháu cha , quá giàu, quá sung sướng, hoặc chí ít cũng có một đời sống sung túc ... thì chắc rằng sẽ có cách nhìn khác chúng tôi hiện tại .
Thôi thì mỗi người mỗi cảnh, không ai giống ai "ở trong chăn mới biết chăn có rận". Tôi chỉ viết về tâm tư nhóm người ở Mỹ lâu năm, ngoài ra không dám lạm bàn gì thêm nữa .
Quinhon11 __________________________________________
__________________________________________________
__________________________________________________
" Quê hương ơi! Tóc sương mẹ già yêu dấu
ReplyDeleteTiếng ru nỗi niềm thơ ấu
Cánh tay êm tựa mái đầu
Ôi bóng hình từ bao lâu còn ghi mãi sắc mầu!"
( Tình Hoài Hương -Phạm Duy)
Bạn DO ơi .
DeleteChủ đề về Mẹ , về Quê hương , luôn làm ray rức lòng ngưòi xa xứ .
Bài thơ " Bài Học Đầu Cho Con " của Đỗ trung Quân , sáng nay QN đọc lại ... bài thơ tuy củ nhiều năm vậy mà vẫn thấy cảm xúc như mới .
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
(Tác giả : Đỗ Trung Quân )
........... Nhớ lắm ... nhưng cũng đành ....
Cám ơn bạn đã ghé nhà ./.
Thân mến .QN
Cô QN ơi, đọc bài của Cô mà cháu như thấy mình trong đó. Cháu hoàn toàn cảm nhận được suy nghĩ của cô, 1 người luôn nặng lòng với Quê Hương. Cháu tuy chỉ mới xa QH 10 năm, nhưng cháu cũng có suy nghĩ như cô vậy, huống chi cô đã xa QH đến hơn 30 năm. Theo thiển ý của cháu, QH không chỉ là nơi "chôn nhau cắt rốn", mà QH còn là nơi mang lại cho mình sự hạnh phúc, sự bình yên. TH của cháu chẳng hạn, 10 năm chưa phải là 1 quãng đời dài, nhưng đó là quãng đời đẹp nhất của tuổi trẻ, nơi đây đã cho cháu cơ hội học tập, cơ hội làm việc, và cơ hội giúp đỡ gia đình bên VN, nơi đây cũng chứa đựng nhiều kỷ niệm tình yêu, niềm hạnh phúc khi đứa con chào đời.....Rồi đến 1 lúc nào đó, tự dưng cháu cảm thấy yêu mến nơi đây như QH thứ hai của mình, đó là tình cảm rất đỗi tự nhiên, phải không cô, không phải là mình "mất gốc", hay "không có tinh thần yêu nước", nhưng thực sự chỉ có ai trải qua mới cảm nhận được.
ReplyDeleteVài dòng chia sẻ, chúc cô cuối tuần vui vẻ,
Thân mến,
Sàigòn.
SG mến .
ReplyDeleteCám ơn em hiểu được . Trước đây khá lâu , khi QN viết bài này ,(dưới một cái tên khác) lúc đăng lên có khá nhiều comm. (100 comm )tranh cải. Đồng cảm có , phản đối & nặng lời có ... Làm Cô đâm ra dè dặt , không dám lấy tên thật nữa , sợ liên lụy tới gia đình . Từ đó mới có tên Quinhơn ra đời .
QN thấy vậy chứ gà chết lắm , từ khi núp dưới tên QN , Cô thấy nhẹ nhàng hơn . Tuy nhiên cũng còn rất nhiều bài viết đó đây dưới nhiều tên khác nhau , vẫn còn để đó ngó chơi , cho đi vào dĩ vãng ... chứ chưa dám gom về dưới tên QN .
Đôi khi viết sự thật cũng sẽ bị nhiều rắc rối . không những cho riêng mình mà còn ảnh hưỡng tới nhiều người khác ...
một lần nữa cám ơn em , em gái Gài Gòn .
QN
Chao QN
ReplyDeleteMay hom nay o Cali, qua that " Cali nang am tinh nong".
Hom nay, moi vao trang nha QN11 duoc, doc lai bai nay, thay sao sao do!!
Moi nguoi mot canh, chang ai giong ai, QN a!
Nhung QUE HUONG se mai mai ton tai trong long cua chung ta.
Nhung hay nho rang: AN KHE THI PHAI TRA VANG day nhe!
than tinh
Tôi là một người nặng lòng với quê hương , lúc trước lòng nhất định con cái lớn , tôi sẽ về VN sống . Thăm dò nghe nói ở QN điều kiện sống , cũng như vật giá dể thở hơn SG . Tôi cũng vui , vì đó là thành phố dù không phải là nơi tôi sinh ra , nhưng tôi sống ớ đó nhiều năm trước khi đi vượt biên .
ReplyDeleteRồi có dịp về chơi 3 tháng , tôi cố tìm hiểu để cũng cố quyết định về nước sống của mình . được nhiều bà con , bạn bè đến thăm liên lạc , gặp nhau , mừng vui , hội ngộ ... nhưng từ từ sau đó , Bà con ở Xa , bạn bè ở gấn ... nhiều người tìm tới xin giúp đở .
- Phần họ quá khổ ,bệnh tật không tiền chữa .
- Phần họ nghĩ Việt kiều chắc giàu , May ra có điều kiện để giúp họ .
Lúc đầu quá xót xa trước những trường hợp thương tâm , tôi hết lòng giúp , nhưng thấy & biết tôi có thể giúp , số người tìm tới tôi ngày càng nhiều . Ở quê .. vùng xa , vùng núi .. cũng lần mò tìm đến .
Thú thật , tôi là một người sống giản dị , không phải thành phần ỷ có ít tiền , rồi áo gấm về làng , nổ như pháo ngày tết . Tôi xúc động trước cảnh khổ của bạn bè , thân quyến . Họ thật đáng thương .
Tuy vậy , tôi cũng biết có những trường hợp ngặt nghèo thật sự , nhưng bên cạnh cũng có vài trường hợp lạm dụng ...
Lúc tôi vào Tuy Hòa , quê vợ , Lại cũng tình trạng tương tự ..
Tôi có mấy Anh em còn ở lại , Các cô chú ấy giàu lắm . trước 75 dã giàu rồi . Sau này , nhờ trước đây có tiếp tay với cách mạng , thương gia yêu nước gì đó , nên 75 về , không ảnh hưởng gì tới việc đánh tư sàn mại bản ....
Các Cô chú ấy Vẫn tự do làm ăn , thế lực lớn nên ngày càng giàu , con cái toàn là du học Liên sô , du học mỹ ,v,v, Về nước hiện giờ đều ngồi ở chức vụ béo bở , thuột diện đại gia , có du thuyền , đất đai ... giàu sang tột bực .
Vậy mà một hai người em , ngụy quyền trước 75 , diện con đông , nhà nghèo .. tới cở chỉ mém chút ra đường xin ăn , hoặc chết đói , sống lây lất , còm cỏi , bịnh hoạn . Tuy ở gần bên nhà nhau , nhưng hờ hững lạnh nhạt như người dưng . Hoạ hoằng giúp cho vài phân vàng khi được cầu cạnh thì thái độ chẳng khác bố thí , khinh miệt .
Còn rất nhiều trường hợp .... phải viết tới một cuốn sách cũng chưa hết ...
Về đến Mỹ ... Tôi suy nghĩ rất nhiều , so sánh tình người ở nước ngoài , những năm mới ra đi , không ngại khổ cực , làm thêm giờ thứ bảy , chủ nhật .. bao nhiêu tiền gởi về hết , để giúp đở người thân ở lại . Còn những anh em ở sát cạnh nhau , sao nở đối xử như vậy ??
Tôi thử sống ở quê nhà có ba tháng ,cặn kẻ dò xét , tìm hiểu ... thấy bao nhiêu cảnh khổ , cảnh chướng mắt quanh mình ... Thử hỏi trong điều kiện sống như vậy làm sao lòng có thể vui , thoải mái để sống ở đó đến hết đời được , làm sao bạn ăn ngon mặt ấm khi có quá nhiều mãnh đời đói lạnh ngoài kia .
Có đứa cháu mới 20 phải đi kinh tế mới , bán mạng cho lam sơn chướng khí , kiếm cái ăn vì cha mẹ không nuôi nổi . Ở lại thành phố thì không có việc làm ...
Lại nghe nói Có con cháu gái phải đi làm đĩ phương xa kiếm tiền nuôi gia đình ...Mà cha mẹ nó vì mặt mũi cố dấu diếm ...!!
Tôi lại không phải đấng tối cao có quyền năng , hoặc nhà từ thiện để giúp đở được tất cả ..
Bây giờ tôi phải xấu hổ thú nhận rằng ... Tôi không về nước sống dù tuổi đã khá cao , đã ăn tiền già của Mỹ rồi ...Tôi hèn nhát trốn chạy , chấp nhận chết già ở đây , vì không muốn hay không dám đối diện với những cảnh khổ chung quanh mình .
Những cảnh tôi sẽ đối diện thường xuyên nếu tôi trở về ấy , sẽ làm tinh thần tôi không có một ngày yên ổn .
Tôi ích kỷ , muốn những ngày cuối đời được thảnh thơi tâm trí , sống ở một nơi chốn văn minh ... bên con cháu ...
Tôi đành chấp nhận gởi nắm xương tàn nơi đây ...dù nhiều người ca tụng , quê hương là chùm khế ngọt ...
Đúng là chùm khế ngọt với những người khá giả , hay chỉ là hồi ức mơ màng , trong kỷ niệm lãng đãng sương mù của một thưở xa xưa trong chuyện cổ tích ...
Chứ với người nghèo , đói khổ , bịnh tật triền miên .. thì hơn Ba chục năm XHCN , vẫn chưa một lần thấy mùi vị ngọt ngào ...
Tôi thấy gần gủi với bài viết này . Cám ơn Tác giả ...
Khách viếng thăm ./