Friday, March 2, 2012

Bệnh Lú Lẫn Alzheimer

                                                         Và nỗi Lo Sợ Của Tuổi Già .

Tác giả : Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh & Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan


 Đây là một bài tóm lược từ một tài liệu học tập (formation continue) của công ty dược phẩm Apotex Canada gởi cho dược sĩ tại Québec.
Pharma Conseils - Volume douze / Numéro trois - Automne 2008: «Mise à jour sur la maladie d'Alzheimer»
Bài viết nầy chỉ để phổ biến kiến thức khoa học chớ không có mục đích để chẩn đoán hay chữa trị.
Mọi thắc mắc hay nghi vấn về cách chẩn đoán hay chữa trị bệnh Alzheimer, xin quý bạn hãy tham khảo trực tiếp với bác sĩ gia đình của quý bạn.
NTC & NNL

***


Abc News Feb 14, 2012-Alzheimer's disease: Drug Sparks hope, Desperation (cần nên xem)
http://abcnews.go.com/Health/AlzheimersCommunity/alzheimers-disease-skin-cancer-drug-sparks-hope-desperation/story?id=15573971#.Tzw7B7Guexs
3 videos: Living with the Alzheimer's - New ways to define Alzheimer's - Watchdog Group call for ban on Alzheimer's drug

Ngày xưa ở Việt Nam, tác giả cũng đã từng gặp rất nhiều bác lớn tuổi đi chơi trong xóm nhưng lại không biết đường về nhà, hoặc có khi thì con cái đã dọn cơm ăn rồi nhưng lại trách móc là tụi nó chưa dọn cơm ăn...Thuở đó, mình cứ nghĩ rằng hễ già cả rồi thì ai cũng có thể bị lú lẫn như vậy hết, và có người bị nặng có người bị nhẹ. Chỉ đơn giản vậy thôi!

Cho đến sau ngày định cư tại Canada năm 1980, mình mới được nghe đến cái tên Alzheimer lần đầu tiên.

Đây là một căn bệnh của người già nên ít ai quan tâm đến như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường hay ung thư, vân vân. 

Người Việt Nam mình dù cho sống ở đâu đi chăng nữa, cũng vẫn có thể bị vướng bệnh Alzheimer như mọi dân tộc khác trên quả địa cầu nầy...

Alzheimer: căn bệnh của thế kỷ

Alzheimer là bệnh thoái hóa hệ thần kinh (neurodegenerative), và không thể nào làm hồi phục lại được.
Bệnh nhân dần dần sẽ bị mất trí nhớ, thay đổi tâm tánh cùng với sa sút trí tuệ.

Bệnh do Bác Sĩ Alois Alzheimer (Đức Quốc) tìm ra vào năm 1906 sau khi giải phẫu khám nghiệm một người đàn bà lớn tuổi đã chết vì chứng sa sút trí tuệ. 

Quan sát não bộ cho thấy có sự hiện diện của rất nhiều mảng thoái hóa amyloides (neuritic plaques, plaques amyloides) nằm ở bên ngoài tế bào thần kinh chết, và những xoắn sợi thần kinh (neurofibrillary tangles, écheveaux neurofibrillaires) do protein Tau tạo ra nằm trong tế bào đó... Chính các mảng amyloides và các xoắn sợi thần kinh nầy đã làm tổn hại đến hệ thần kinh và ngăn trở sự dẫn truyền những mệnh lệnh… Dần dần đưa đến sự sa sút trí tuệ hay là sự mất trí nhớ hoặc còn được gọi là bệnh lú lẫn ở người già. 

Đây là một hội chứng phức tạp vì bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau như sự mất trí nhớ, mất khả năng phán xét hay lý luận, thay đổi nhân cách hay tâm tánh, cũng như hành động cử chỉ, v.v...

Trải qua nhiều thế kỷ, người ta vẫn thường tưởng rằng những triệu chứng kể trên là những giai đoạn bình thường trong tiến trình của sự lão hóa.

Cho mãi đến ngày nay, khoa học cho biết sự sa sút trí tuệ là hậu quả của nhiều căn bệnh khác nhau thí dụ như: đứng đầu là Alzheimer, kế đó là tai biến mạch máu não stroke, bệnh Parkinson, bệnh Hungtinton, bệnh Creutzfeldt-Jacob (còn gọi là bệnh bò điên), cancer não, chấn thương sọ não. Và cũng là hậu quả của sự lạm dụng rượu hay sự sử dụng một vài loại thuốc Tây, vân vân. 

Thống kê cho biết, tại Canada hiện có 300.000 người bị bệnh Alzheimer. 

Cứ 20 người tuổi trên 65 thì có một người bị bệnh Alzheimer. Theo ước đoán, vì tầng lớp người già không ngớt gia tăng thêm lên mãi, cho nên số bệnh nhân Alzheimer có thể lên đến 3 tới 4 triệu người vào năm 2031.

Hoa Kỳ hiện có 5.3 triệu bệnh nhân Alzheimer...Trong số nầy gồm có 5.1 triệu người trên 65 tuổi và 200.000 người bệnh dưới 65 tuổi.
Alzheimer không những chỉ tàn phá bệnh nhân mà thôi, mà nó còn gây ảnh hưởng nặng nề luôn đến sự sinh hoạt và cuộc sống gia đình của người thân ở chung quanh nữa. 

Ngoài ra, cũng phải nói đến một gánh nặng về...y-tế phí!

Tại sao có bệnh Alzheimer?
Cho tới ngày nay, các nhà khoa học cũng chưa tìm ra được nguyên nhân thật sự của căn bệnh quái ác nầy. Họ nghi ngờ bệnh có thể là do:
- một loại virus có biến chuyển chậm (lentivirus);
- độc tố từ chất nhôm aluminium;
- ô nhiễm môi sinh (pesticides, nông dược);
- do hiện tượng tự miễn autoimmune;
- do di truyền (maladie d'Alzheimer familiale autosomique dominante), nghĩa là đã từng có xảy ra cho một người thân nào đó trong gia đình hay trong dòng họ qua nhiều thế hệ rồi, hoặc nếu cha mẹ mang gène Alzheimer thì con cái có thể có nguy cơ bị Alzheimer sau nầy. 

Nhưng, hình như các nhà chuyên môn thiên về phía giả thuyết «protéine bất thường» nhiều hơn hết, trong đó protéine beta amyloide không hoà tan, đóng một vai trò then chốt trong sự làm phát sinh ra bệnh Alzheimer... Protéine nầy hiện diện một cách bình thường trong các tế bào thần kinh và cả trong tế bào của các cơ quan khác nữa. 

Ở người khỏe mạnh bình thường, beta amyloide sẽ tự phân hủy và bị loại đi nên không thể tạo ra các mảng amyloide được. Còn đối với bệnh nhân Alzheimer, protéine beta amyloide không thể tự phân hủy mà còn kết hợp lại với nhau thành những mảng amyloides trong mô não.

Người ta cũng nhận thấy có sự tan biến tế bào thần kinh trong những vùng thuộc về trí nhớ, và các vùng tâm thần xung yếu khác của não bộ. Ngoài ra còn có sự tuột giảm nồng độ của acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters). 

Những giai đoạn của bệnh Alzheimer 
Bệnh Alzheimer có diễn biến chậm và tuần tự thông qua ba giai đoạn. Sự phân chia nầy rất cần thiết để giúp bác sĩ có một mô hình tổng quát của người bệnh, hầu có thể phát họa kế hoạch chữa trị thích nghi:

1/ Giai đoạn tiên khởi
Kéo dài từ 2 đến 4 năm.
Thỉnh thoảng hay quên việc nầy việc nọ.
Bệnh nhân than phiền khó tiếp thu được những thông tin từ bên ngoài, hoặc cảm thấy khó khăn để thi hành theo lời chỉ dẫn. Người bệnh cũng gặp nhiều trở ngại trong cách diễn đạt tư tưởng của họ, không thể tìm ra đúng chữ để sử dụng... Khó phân biệt giai đoạn nầy với giai đoạn lão hóa thông thường của mọi người, vì bình thường thì người già cũng hay quên những chi tiết nào đó hoặc những chuyện lặt vặt trong sinh hoạt hằng ngày.
Thay đổi nhẹ về nhân cách, thí dụ như tâm tánh bất thường, lo âu, trầm cảm, có khi giận dữ, mất đi sự hồn nhiên thường nhật, bớt tánh khôi hài thường nhật, từ từ sống khép kín hoặc rút ra khỏi các sinh hoạt quen thuộc.
Thêm vào đó là bệnh nhân không còn nhớ chi tiết việc gì đó từ việc nhỏ tới việc lớn.
Và sự mất trí nhớ càng ngày càng tăng thêm theo thời gian và theo sự tiến triển của bệnh.

2/ Giai đoạn trung gian
Kéo dài từ 2 đến 10 năm.
Suy thoái về các khả năng trí tuệ và thể xác.
Mất trí nhớ, quên cả quá khứ của mình, quên bạn bè là những ai, hoặc quên luôn cả người thân.
Không thể định hướng trong không gian và thời gian.
Một số bệnh nhân trở nên không thể…ở yên, cứ đi tới đi lui hay đi lang thang hoặc lai vãng từ chỗ nầy đến chỗ nọ mà không có mục đích rõ rệt. Mất sự tập trung tư tưởng. Giai đoạn nầy gây nhiều khó khăn cho những người có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân.
Rối loạn trong việc sử dụng ngôn ngữ, khó khăn trong việc tìm chữ thích hợp để nói hay dùng những từ không chính xác.
Trở nên thù nghịch, chửi thề, chụp giữ, đánh cắn, đập phá, hung bạo với người xung quanh, bạn bè và cả với những người thân trong gia đình.
Tâm thần không ổn định, thường hay bực tức, la hét, hoảng loạn. Giấc ngủ bị xáo trộn, và sau đó thì rơi vào trạng thái trầm cảm.
Không thể sống một mình được, cần phải có người săn sóc một cách thường trực. 

3/ Giai đoạn cuối cùng.
Thường rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài từ 1 đến 3 năm mà thôi.
Hay ngủ suốt ngày hay bất động. Không còn hiểu hay nhớ gì hết. Không còn biết phương hướng. Và cũng không còn nhận được người nhà.
Ăn uống không được, hay bị sặc, khó nuốt nên dễ bị mất cân và gầy ốm rất nhanh.
Mặt vô cảm không biểu hiện một cảm xúc nào hết. Không quan tâm đến môi trường xung quanh. Mất trí nhớ và mất khả năng trao đổi ý tưởng với người khác…
Hoặc trao đổi liên lạc với người khác không còn bằng lời nói mà chỉ qua ánh mắt hay bằng sự khóc la hoặc rên rỉ.
Quên bản thân, không tự săn sóc cho mình được thí dụ như rửa ráy, bận quần áo…
Nằm liệt giường, ỉa trây đái dầm (incontinence).
Và cuối cùng thì chết vì bị viêm phổi hay viêm thận hoặc vì một chứng bệnh nào khác.

Có thể lầm lẫn với hiện tượng lão hóa bình thường
Alzheimer có biến chuyển rất chậm, vì vậy bệnh nhân cứ tưởng rằng tại mình già nên bị mất trí nhớ.
Đôi khi, những dấu hiệu bình thường của người già cũng là những dấu hiệu báo trước của bệnh Alzheimer nữa!

Có 10 dấu hiệu báo trước, hãy coi chừng!
http://www.alzheimer.ca/english/disease/warningsigns.htm 

1) mất trí nhớ ngắn (memory loss that affects day to day function)
Không nhớ những việc gì mới xảy ra gần đây. Sự kiện nầy có thể xảy ra cho bất kỳ ai. Đôi khi tự nhiên mình quên phức đi một cái tên, một số điện thoại, v.v... Người bị Alzheimer cũng quên như thế nhưng họ không bao giờ nhớ trở lại được hết, và họ cứ hỏi đi hỏi lại hoài về một vấn đề mặc dù họ đã được trả lời rồi. 

2) khó khăn trong đời sống hằng ngày (difficulty performing familiar tasks)
Thí dụ như không thể tự nấu cơm hay tự chuẩn bị một bữa ăn bình thường. Đôi khi làm xong nhưng quên lửng không dọn ra, hay quên là đã có chuẩn bị bữa ăn rồi. 

3) khó khăn trong ngôn ngữ (problems with language)
Quên những chữ rất thường, sử dụng những từ không thích hợp khiến cho không ai hiểu nổi hoặc không có thể gọi đúng tên đồ vật. 

4) mất định hướng trong thời gian và không gian (disorientation of time and place)
Bị lạc lối trên con đường trong xóm ở từ xưa nay. Không hiểu tại sao đang ở chỗ đó, và cũng không biết lối nào để trở về nhà. 

5) không biết cách phán xét, hoặc phán xét quá thô thiển (poor or decrease judgment)
Một người bình thường còn khỏe mạnh đôi lúc cũng có thể bị lãng trí như quên không giữ cháu bé trong giây lát. Còn người bị bệnh Alzheimer thì quên tuốt luôn sự hiện diện của đứa nhỏ mà mình có trách nhiệm trông coi. 

6) gặp khó khăn trước những khái niệm trừu tượng (problems with abstract thinking)
Ai cũng có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi kiểm soát sổ trương mục tiết kiệm của mình. Người bị Alzheimer thì không còn hiểu ý nghĩa các số ghi trong cuốn sổ của họ và cũng không biết họ cần phải làm gì. 

7) Để lạc đồ đạc (displacing things)
Cất giữ đồ vật trong những nơi không thích hợp, chẳng hạn như đem cất cái bàn ủi trong ngăn đá của tủ lạnh, hoặc đem cất cái đồng hồ trong keo đường, vân vân. 

8) Biến đổi tâm tánh và thái độ (changes in mood and behavior)
Ai cũng có thể thay đổi tâm tánh hết, nhưng người mắc bệnh Alzheimer thì có cảm xúc không ổn định, tâm tánh của họ biến đổi rất mau, thí dụ như từ điềm tĩnh vui cười trước đó thì đổi sang giận dữ khóc lóc chỉ trong vòng đôi ba phút mà thôi. 

9) Thay đổi nhân cách (change in personality)
Người bệnh Alzheimer có thể trở nên cau có khó chịu, đa nghi, e dè và lo âu. Có thái độ thù địch với mọi người kể cả người thân trong gia đình. 

10) Mất hết sự ham muốn và sáng kiến (loss of initiative)
Tách rời ra khỏi cuộc sống, không muốn tham gia vào bất cứ một sinh hoạt nào hết. Sống thu hẹp lại, không quan tâm đến người hay việc khác, vân vân.

Có thuốc trị không?
Cho đến nay cũng chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được hay chặn đứng lại được sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
Chỉ có thuốc giúp làm giảm bớt được phần nào các triệu chứng của bệnh, cũng như giúp cho đời sống của bệnh nhân được dễ chịu phần nào hơn đôi chút mà thôi. 

*/ Thuốc nhóm cholinesterase inhibitor:
Donepezil (Aricept)
Galantamine (Remynil, Razadine)
Rivastigmine (Exelon)
Tacrine (Cognex) 

*/ Thuốc nhóm Receptor antagonist N-méthyl-D-aspartate (NMDA):
Tác dụng trên chất dẫn truyền glutamate. Được biết một sự thặng dư glutamate rất có hại cho tế bào thần kinh.
Mémantine (Ebixa, Namenda, Axura) 

Có cách nào phòng ngừa không?
Hiện nay chưa có một dược phẩm nào khả dĩ có thể ngừa được bệnh Alzheimer cả.
Một nếp sống lành mạnh có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh Alzheimer ở người cao niên, chẳng hạn như:

+ phải luôn luôn vận động và linh hoạt trong cuộc sống thí dụ như làm vườn, đi bộ, tập thể thao thể dục thường xuyên;

+ ăn rau cải trái cây tươi đa dạng, sậm màu để có đủ vitamines và các chất chống oxy hóa antioxidants cũng như ăn nhiều cá để có chất Oméga-3...

+ bắt trí não làm việc thường xuyên, bằng cách kích thích não như đọc sách, đọc báo, viết văn, viết báo, gõ bài, chơi đánh cờ, ca hát, xếp ô chữ, vân vân;

+ tránh tình trạng bị căng thẳng tinh thần thái quá (stress);

+ tránh gây chấn thương sọ não;

+ giữ cho huyết áp, cholestérol và đường huyết luôn ở mức giới hạn bình thường;

+ giữ tốt đẹp các mối giao tiếp xã hội;

+ nhảy đầm hay khiêu vũ dưỡng sanh...Có thí nghiệm cho rằng nhịp điệu Tango có thể giúp bệnh nhân Parkinson và Alzheimer cải thiện sự phối hợp giữa các động tác một cách khá rõ rệt;

“The Argentinian doctor Roberto Peidro, pioneer researcher of the therapeutic benefits and applications of tango put emphasis on the fact that the rhythms of Tango require a lot of coordination, it is precisely for this reason that enormous benefits are produced in patients with Parkinson's disease… For people with Alzheimer's disease Tango Therapy is very helpful as it requires coordination and memory to learn the steps” 

Có rất nhiều thí nghiệm khuyến khích sử dụng các thực phẩm bổ sung và thuốc thiên nhiên như vitamines E, B, acide folique, Selénium, Ginkgo biloba (bạch quả), v.v…để ngăn ngừa hay chữa bệnh trạng...Nhưng kết quả không rõ rệt và không chắc chắn cho lắm, cũng như còn thiếu nhiều thí nghiệm lâm sàng.

Nên nhớ là không có thuốc nào có thể chữa bệnh Alzheimer được hết kể cả thuốc thiên nhiên, thuốc Đông y, thuốc Bắc, vân vân. 
Và lang băm vẫn còn là vấn nạn trầm trọng hiện nay!

Thuốc Bexarotene trị cancer da cho thấy có khả năng cải thiện trí nhớ ở chuột - Có hy vọng gì ở người không?
*Video The Wall Street Journal Feb 9, 2012: Cancer drug shows hope for Alzheimer's
http://www.youtube.com/watch?v=HgDuqtp7RjQ

Đầu tháng 2 năm 2012, Case Western Reserve Univ. School of Medicine (Cleveland, Ohio) có công bố khảo cứu dùng thuốc Targretin (Bexarotene), một loại thuốc trị cancer da rất hiếm ở người, đem thí nghiệm cho loài chuột đã chuyển đổi gen (genetically modified).
Kết quả sau 72 giờ, thuốcTargretin (Bexarotene) cho thấy làm giảm đi 50% mảng amyloides (plaques amyloides) trong não bộ và cải thiện trí nhớ của chuột một cách khả quan. Những mảng nầy là những dấu hiệu đặc thù gây ra bệnh lú lẫn Alzheimer. 

Đây mới chỉ là một khám phá lạc quan và khích lệ ở loài chuột mà thôi. 
Để có thể đem áp dụng chính thức cho loài người, thì đoạn đường còn rất dài và rất cam go vì cần phải qua nhiều giai đoạn thí nghiệm lâm sàng cũng như cần nhiều thời gian thêm nữa, và dĩ nhiên là kết quả ở người như thể nào thì chúng ta chưa thể biết rõ lúc nầy được.

Chúng ta cứ hy vọng chờ xem!  

(off label: Bs kê toa để trị những bệnh gì khác hơn bệnh được chính thức ghi trên hộp thuốc)
Because bexarotene is already approved by the U.S. Food and Drug Administration for skin cancer, doctors can legally prescribe it "off-label" for other conditions. But Alzheimer's experts urge families to temper their hope until the drug is proved safe and effective by years of clinical trials -- a tall order for the country's 5.4 million patients and 14.9 million caregivers.(abc News)

Bexarotene rất đắt, giá 1.200$ cho một tháng trị liệu. 

Khảo cứu trên đã được đăng tải trong tạp chí Journal of Science.
Targretin® (bexarotene) is a retinoid medication that is used as a treatment for cutaneous T-cell lymphoma (CTCL), and is made by Ligand® Pharmaceuticals Incorporated. Bexarotene is a type of subclass of retinoids that selectively activate retinoid X receptors. It can be taken as capsules orally or may also be applied as a topical gel. The topical gel is usually prescribed to patients with specific, localized plaques or tumors and the oral Targretin® is prescribed to patients who have generalized skin lesions all throughout the body.
Mail Online-Families of Alzheimer's sufferers clamor for cancer drug after it reverses effects of incurable disease in mice
http://www.dailymail.co.uk/news/article-2099937/Families-Alzheimers-sufferers-clamor-cancer-drug-reverses-effects-incurable-disease-mice.html?ito=feeds-newsxml
“A skin cancer drug has reversed Alzheimer's in mice - raising hope that it could be similarly successful against the incurable disease in humans.
Now families of Alzheimer's sufferers are now bombarding physicians with requests for the drug, called bexarotene and marketed as Targretin.
In research published in the journal Science, mice were engineered to exhibit Alzheimer's symptoms - such as forgetfulness and rapid cell death.
After they took the drug, they became instantly smarter, performing better in tests and showing memory retention and more sociability.
Researchers at Case Western Reserve University in Cleveland, Ohio added that plaque in the mice brains that was causing Alzheimer's had started to disappear within hours.
The drug boosted levels of a protein, Apolipoprotein E (ApoE), that helps clear amyloid plaque buildup in the brain - a process humans are unable to do efficiently as they age.
'We were shocked and amazed,' lead author Gary Landreth told AFP. 'Things like this had never, ever been seen before.'
Following the findings, Alzheimer's patients and their families are now reportedly clamoring for the drug.
Bexarotene has been used for 13 years as a treatment for cutaneous T-cell lymphoma, a rare cancer of the immune system that manifests in the skin and liver.
It is now available in 26 countries in Europe, North America and South America.
One physician told the Wall Street Journal the drug would cost $1,200 or more a month and was unlikely to be covered by insurance”

Kết luận

Bệnh Alzheimer là bệnh lú lẫn của người già hay người cao niên.
Theo nhận xét thì các cụ bà thường hay mắc phải bệnh hơn các cụ ông. Có lẽ tại vì các cụ bà sống dai và có tuổi thọ cao hơn các cụ ông chăng? 

Sống càng già thì nguy cơ vướng bệnh Alzheimer càng cao.
Có người nói, cứ mỗi chặng 5 năm sau tuổi 65 thì tỷ lệ người có nguy cơ bị Alzheimer tăng gấp hai?...Và đến tuổi 85, thì 20% trong các cụ có thể bị Alzheimer. 

Alzheimer là cơn ác mộng của rất nhiều gia đình khi họ phải xót xa đau lòng vì chứng kiến tình trạng sa sút của người thân, và phải ngậm ngùi tuyệt vọng vì bó tay không thể làm gì để cứu vãn cho người thân được hết. 

Y-học thì có giới hạn của nó.

Lỡ chẳng may bị vướng phải bệnh Alzheimer rồi thì cũng đành chấp nhận số phận mà thôi.
'Trời kêu ai nấy dạ', cho dù người đó có đầy đủ tiền tài quyền lực như ông cựu Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan hay bà cựu Thủ Tướng Anh Margaret Thatcher đi chăng nữa, thì cũng chỉ đành bó tay chịu trận mà thôi!

 “…Former President Ronald Regan also had dementia in the form of Alzheimer's disease. Regan was the 40th President of the United States. He died of pneumonia, a complication of Alzheimer's disease, in June 2004 aged 93. It is probable that Margaret Thatcher's dementia has a vascular cause. She has had a few small strokes in the past...”

Thật vậy, Alzheimer sẽ là cơn ác-mộng cho tất cả mọi người ở tuổi vàng trong chúng ta.
Vì nó sẽ cướp đi cái linh hồn cũng như cái phẩm cách hay cái nhân cách của con người, nhưng trớ trêu thay, nó chỉ chừa lại cái sự sống trong cái thân xác tàn tạ bệ rạc héo mòn theo năm tháng. 

Phải chi nó tước luôn cả cái ý-thức (conscience) thì tốt cho nạn nhân biết mấy...Vì thỉnh thoảng những tia ý thức vẫn còn lóe lên chớp tắt như cái bóng đèn trong đầu nạn nhân, làm họ nhận biết được sự thật quá phủ phàng và chắc có lẽ lúc đó họ đau khổ khóc thầm ..
Trời ơi! Alzheimer đã cướp đi trí nhớ, đầu óc và cả sự sống của tôi rồi.., rồi liền sau đó thì tất cả lại rơi vào trong hư vô tĩnh lặng và họ không còn biết gì nữa… 

Và một chập sau đó thì tia ý thức đó bỗng chớp phực trở lại, một lần nữa đem người bệnh trở về với sự đau khổ chốc lát… 

Cứ như thế và như thế lập đi lập lại cho đến khi người bệnh trở về với… cát bụi vô thường ./.


Nguyễn thượng Chánh & Ngọc Lan  .

Tham khảo:
- Alzheimer's Disease
www.nlm.nih.gov/medlineplus/alzheimersdisease.html
- Alzheimer's Caregivers
www.nlm.nih.gov/medlineplus/alzheimerscaregivers.html
- Société Alzheimer du Canada
www.alzheimer.ca www.alz.org
- Standard Treatments/USA
http://www.alz.org/alzheimers_disease_standard_prescriptions.asp
- Alternative treatments/USA
http://www.alz.org/alzheimers_disease_alternative_treatments.asp
- Alzheimer FAQ/UK
http://www.alz.co.uk/alzheimers/faq.html
Montreal, Fe 17, 2012
___________________________________________________________

No comments:

Post a Comment