Monday, January 2, 2012

CHUYỆN DÀI ... LÀM ĐẸP..

                    Sửa ngực .. dở khóc dở cười

Túi nước muối (trái) và túi silicon


Thật cắc cớ, chất silicon làm nệm giường mà đem vào làm khổ đôi gò bồng đảo.

Chuyện rùm beng ở Pháp

Bộ trưởng Y tế Pháp Xavier Bertrand khuyến khích 30.000 phụ nữ lấy túi độn dỏm ra. Công ty Pháp PIP (Poly Implant Prosthesis) sản xuất các túi độn với chất silicon công nghiệp không đạt chuẩn y tế. 

Thật là cắc cớ. Silicon sệt dùng làm nệm giường mà đem nhét vào làm đẹp đôi gò. Một cuộc họp của các nhà khoa học Pháp và các chuyên gia với viện Ung thư quốc gia đưa ra kết luận là “Không có tăng nguy cơ ung thư ở các phụ nữ mang túi PIP”. Có thể nhẹ người nhưng lại sợ bể túi độn vú.
 Hội phụ nữ đặt túi yêu cầu nhà nước phải tài trợ thay thế túi độn cho mọi phụ nữ không phân biệt lý do đặt túi.

Lo âu tràn lan. Được thành lập bởi Jean Claude Mas, mỗi năm PIP sản xuất khoảng 100.000 túi độn vú trong gần suốt hai thập niên, trước khi bị cấm vào năm 2010. 
Trên thế giới có khoảng 300.000 phụ nữ mang túi độn loại này, nhằm làm bộ ngực to lớn hoặc tái tạo vú. Các túi này được xuất khẩu sang các nước Mỹ Latinh như Brazil, Argentina, Colombia; ở Tây Âu như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ý; và Úc.

Anh – Pháp: láng giềng quay lưng. 

Trận Waterloo hay trận Austerlig. Ngày 23.12 Pháp và Anh cho ra thông điệp tréo cẳng ngỗng. 
Pháp thúc giục 30.000 phụ nữ lấy túi độn PIP ra vì nguy cơ túi bể (1.000 túi) và viêm nhiễm cùng kích thích. 

Anh có khoảng 30.000 đến 40.000 phụ nữ bị hệ luỵ. 
Quan chức Anh, Sally Davies nói: “Những phụ nữ mang túi độn PIP đừng hoảng loạn. Chúng tôi không thấy mối liên hệ giữa ung thư hoặc gia tăng nguy cơ bể túi. Có thắc mắc, nên nhờ bác sĩ của mình tư vấn. “Lấy túi độn tự nó cũng có nguy cơ”. Bà có lý, lấy túi ra đáng lo. Túi mới toanh để vào ngon. Nếu túi bể, dính vào chung quanh gây nhiều rối rắm. Lấy ra rồi để trống thì kẹt lắm. Da được căng lên thì nay nhăn nhúm lại. Để túi mới xịn thì tốn kém. Ai ngờ khổ vì đôi gò bồng đảo. Ở Pháp có khoảng 5% bể túi, so với 1% ở Anh.

Sao Pháp làm mạnh như vậy. Chắc là Chính phủ Pháp lo hoảng rồi. Công ty PIP đã hoạt động trên đất Pháp từ 2001, mà sao tháng 4 năm ngoái mới bị đóng cửa. Rồi cũng chẳng thấy xử tội gì cả. Tay hàng thịt Mas và các thành viên ban chấp hành vẫn nhởn nhơ. Năm tới bầu cử, chính phủ Sarkozy phải lo sốt vó vụ này. Vào thời điểm rơi vào suy thoái kinh tế và nợ nần mới. Cũng phải lấy tiền công quỹ 78 triệu USD đền thôi.

Sợ nhất là bể túi. Hội Phẫu thuật viên thẩm mỹ tạo hình nước Anh có quan điểm khác với chính quyền. Có hơn 270 phụ nữ Anh dự kiến kiện các dưỡng đường đã đặt túi PIP cho họ. Bác sĩ thẩm mỹ Hancock (bệnh viện Liverpool) nói: “Túi bể, chất bên trong bị xì dính trực tiếp vào thịt hậu quả khó lường”. Nên lấy túi ra. Ai có chứng kiến túi bể, silicon như keo sệt xì ra, bác sĩ không tài nào lấy hết được — Bác sĩ cực lắm, người bệnh lo lắm. 

 Nhớ lại một thời túi độn silicon ở Mỹ


Túi độn vú là thiết bị y khoa được dùng để tăng kích thước vú hoặc tái tạo vú sau khi đoạn nhũ hoặc sửa chữa khuyết tật bẩm sinh. Túi độn gồm một vỏ bao silicon và chất làm đầy (phần lớn là gel silicon hoặc nước muối). 

Khoảng 5 — 10 triệu phụ nữ toàn cầu mang túi độn. Túi PIP không có dịp làm khổ Hoa Kỳ.

FDA Hoa Kỳ (cơ quan Quản lý thuốc và thức ăn) cấm dùng túi silicon từ 1992, sau khi có nỗi sợ hãi lan tràn vì liên quan với vài bệnh tự miễn và ung thư. Liền theo là làn sóng kiện tụng. Nhà sản xuất túi silicon Mỹ lớn nhất thời bấy giờ, bị phá sản sau khi bồi thường 4 tỉ đôla cho kiện tụng. Vào những năm 1980, túi chứa gel silicon bị rút khỏi thị trường. Chỉ có túi nước muối được dùng.

Trong thập niên 1990, viện Y học Hoa Kỳ không thấy có mối liên hệ silicon với ung thư hoặc bệnh tự miễn. Đến năm 2006, FDA chuẩn nhận túi độn silicon trở lại thị trường với hai loại mới.

Tiến sĩ Jeffrey Shuren, quan chức cấp cao của FDA nói “các dữ liệu hiện nay không cho thấy là các túi đựng gel silicon liên hệ với ung thư, bệnh mô liên kết hoặc vô sinh”.

Lập tức có lời cảnh giác khách hàng là các túi độn silicon không phải không có nguy cơ. Nên chụp cộng hưởng từ (MRI) mỗi hai năm để rà tìm túi silicon bể âm thầm, khác với túi nước muối rách xì nước và xẹp xuống. Khoảng 20 — 40% phụ nữ làm ngực to lên cần mổ sửa trong 8 — 10 năm sau.

Tháng 1.2011, FDA cảnh báo là có thể có mối quan hệ với một loại ung thư hiếm gặp (ung thư hệ hạch lymphô). FDA cũng cho biết là 60 ca ghi nhận trên toàn cầu thì quá ít để kết luận là các túi độn liên hệ với bệnh này.

Tháng 6.2011 FDA đưa ra kết luận: các túi độn silicon an toàn và có hiệu quả khi dùng theo hướng dẫn. Năm ngoái 2010, có hơn 400.000 phụ nữ được đặt túi độn vú và hơn 60% chọn túi silicon.

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng.

                                                             *****************

                                         Tay đàn ông bí ẩn



Jean - Claude Mas
Có nhiều sự chú ý tập trung vào Jean-Claude Mas khi biết ông đang bị Interpol truy nã. Nhưng Interpol nói rõ là thông báo đỏ được phát đi từ tháng 6 theo yêu cầu của nước Costa Rica, Mas bị truy tố vì say rượu lái xe. Interpol chưa khi nào săn lùng quốc tế vì các túi độn dỏm.

Người ta biết rất ít về Mas, 72 tuổi, giám đốc điều hành và người sáng lập công ty PIP. Xưởng của anh ta đặt tại Seyne Sar—Mer, một vùng công nghiệp ngoại ô thành phố Toulon phía nam nước Pháp. Vài tấm hình cho thấy một ông lão tóc bạc che kín trán với chùm râu dê, trong một nhà kho. Ảnh khác cho thấy lão đứng cạnh cửa sổ một phòng labô, áo blu trắng, tay cầm một túi độn vú PIP.

Bác sĩ phẫu thuật tạo hình ở Paris Patrick Baraf, kể lại là đã gặp Mas lần đầu năm 1981, Mas vốn là anh hàng thịt, bán thịt nguội và xúc xích, trước khi vào nghề này. Anh ta không có tí học hành y khoa, không phải là một kỹ sư y học. 
Baraf không bao giờ dùng túi độn PIP vì băn khoăn về giá cả rẻ mạt. Bộ trưởng Y tế Pháp Bertrand nói những kẻ trách nhiệm về các túi phải trả lời cho hành động của họ — Họ đã làm tiền, trên sức khoẻ phụ nữ.

Ở mình thì sao? Hơn 25.000 túi được dùng ở Brazil, nơi phụ nữ rất quan tâm dáng hình và có một công nghiệp thẩm mỹ khổng lồ. Ở Argentina, Colombia và Brazil, du khách y tế lũ lượt tới để được giải phẫu thẩm mỹ vừa túi tiền. Các túi độn PIP bị cấm từ tháng 4.2010 được nhập về. 
Celso Bohorquez, người phát ngôn của hiệp hội Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và tái tạo Colombia nói: “Chúng tôi biết một tỷ lệ cao các phẫu thuật viên ở đây và các nơi khác ở Nam Mỹ đã dùng các túi độn dỏm này”. 

Không biết ở mình thì sao. Nghe nói nhiều chị em ở nước ngoài về làm đẹp lại rẻ có ai lỡ dính PIP không ?



Mỹ Ái ( chuyển tiếp ) 

No comments:

Post a Comment