Author : Đinh Tấn Khương .
Ngay từ hồi mới lớn, tôi đã thuộc nằm lòng cái câu nói: “Tu là cội phúc, Tình là giây oan”. Thuộc nằm lòng là bởi vì mãi nghe, ai ai cũng nói như thế. Nhưng tôi nhận thấy, chẳng có ai muốn thoát khỏi cái “giây oan” nầy cả!?
Lúc ấy chúng tôi thường đùa rằng “Tu là cội phúc, Tình là cõi tiên”. Tuổi trẻ không hình dung được cái cội phúc là những gì, nhưng nghĩ về cõi tiên: người đẹp như tiên, cảnh đẹp như cảnh tiên, sướng như tiên v.v.. nghe qua mà ham, cho nên ai cũng muốn chạy theo Tình để được như tiên?
Lúc ấy chúng tôi thường đùa rằng “Tu là cội phúc, Tình là cõi tiên”. Tuổi trẻ không hình dung được cái cội phúc là những gì, nhưng nghĩ về cõi tiên: người đẹp như tiên, cảnh đẹp như cảnh tiên, sướng như tiên v.v.. nghe qua mà ham, cho nên ai cũng muốn chạy theo Tình để được như tiên?
Tôi cứ suy nghĩ mãi, chữ TÌNH ngắn ngủn như vậy mà làm sao có thể cột được hai con người lại với nhau (thể xác hay tâm hồn), cột chặt đến độ khó rời nhau như vậy nhỉ!?
Ấy vậy, mà tôi cũng còn nghe nói đến lưới tình, mạng tình nhền nhện, có sức mạnh kinh hồn hơn nữa. Người ta truyền miệng rằng, nếu ai mà lọt vô đó thì coi như toi mạng, chẳng khác gì mấy con cá bị mắc lưới, mấy con ruồi bị dính mạng nhện vậy, khiếp như thế mà có thấy ai sợ đâu!?
Quả là chữ TÌNH có sức thu hút mãnh liệt thật. Nhưng cũng may, hồi còn trai trẻ, tính tôi thì nhát cáy cho nên chẳng dám vướng sâu, chỉ mé mé thôi. Thế mà cũng khiến cho tôi cứ bị ám ảnh về cái chữ nầy, mãi cho tới bây giờ đấy!
Nghe nhắc đi nhắc lại mãi thứ oan nghiệt của chữ TÌNH cho nên tôi đã quyết định “buông”, cho lòng mình nhẹ bớt. Loay hoay mãi, chỉ buông được có một cái dấu huyền mà thôi. Muốn buông tiếp mà sao mấy chữ cái trong chữ “TINH” này khó buông quá. Ráng mãi mà không được, thú thật, tôi sợ cái chữ TINH nầy, hơn là cái chữ TÌNH kia nữa!
Không biết giải quyết làm sao cho ổn, bèn đến gặp Thầy tôi, để nhờ giúp
- Tại sao con lại muốn buông TÌNH?
- Tại vì TÌNH là giây oan, thưa Thầy!
- Con đã buông đươc dấu huyền rồi, tại sao không buông tiếp được nữa?
- Dạ, con không biết là tại sao mấy chữ cái nầy khó buông quá, thưa Thầy!?
- Con có thể làm khô được biển cả?
- Thưa không, tại sao Thầy hỏi thế?
- Đúng vậy, không thể làm khô được biển cả con ạ. Những gì mà tàng thức của con đang chứa đựng, thì cũng vậy, con không xóa mất nó đi được. Con phải biết làm thế nào để Tâm con không bị dậy sóng, như biển cả, mà mọi thứ vẫn còn nguyên trong đó.
- Nhờ Thầy chỉ rõ cho con!
- Không, con về đi và tự tìm lấy câu trả lời. Thầy nhắc là, chỉ cần một thay đổi nhỏ mà thôi, chẳng cần phải buông một chữ nào cả
- Tại vì TÌNH là giây oan, thưa Thầy!
- Con đã buông đươc dấu huyền rồi, tại sao không buông tiếp được nữa?
- Dạ, con không biết là tại sao mấy chữ cái nầy khó buông quá, thưa Thầy!?
- Con có thể làm khô được biển cả?
- Thưa không, tại sao Thầy hỏi thế?
- Đúng vậy, không thể làm khô được biển cả con ạ. Những gì mà tàng thức của con đang chứa đựng, thì cũng vậy, con không xóa mất nó đi được. Con phải biết làm thế nào để Tâm con không bị dậy sóng, như biển cả, mà mọi thứ vẫn còn nguyên trong đó.
- Nhờ Thầy chỉ rõ cho con!
- Không, con về đi và tự tìm lấy câu trả lời. Thầy nhắc là, chỉ cần một thay đổi nhỏ mà thôi, chẳng cần phải buông một chữ nào cả
Tôi chào Thầy ra về, nhập thiền một ngày nhưng không thiền định được, mấy câu nói nghe như “nằng nặng” của ai đó, cứ văng vẳng bên tai, khiến cho tôi không thể tập trung.
- Nằng nặng, nằng nặng.. nằng nặng: NẶNG
Bất chợt, tôi đã tìm ra được câu trả lời. Tôi chạy nhanh tới gặp Thầy
- Thưa Thầy, con đã tìm ra đáp án rồi, rất cám ơn Thầy
- Thầy biết, chỉ đổi bằng một cái dấu?
- Thưa Thầy, dấu huyền đã mất, bây giờ con chỉ thêm cái dấu nặng và tất cả thì vẫn còn giữ lại: TỊNH
- Khá lắm, vào đây uống trà với Thầy
- Nhưng, thưa Thầy, con còn có một vướng mắc khác, nhờ Thầy chỉ giúp!
- Có gì nữa, con nói đi?
- Dấu chân in trên mặt đường. của một con voi và một con thỏ, Dấu ấn nào sâu hơn, phải chăng là của voi?
- Không phải vậy đâu con ạ, nếu tính theo đơn vị trọng lượng thì có thể nói, không có sự khác biệt về độ sâu giữa hai dấu ấn đó!
- Thế thì tại sao, dấu ấn của thỏ chỉ thấy xuất hiện chừng vài hôm thì lại biến mất?
- Vì thỏ được sinh ra với cái “chủng tử NHÁT”.
- À, thì ra là vậy! cám ơn Thầy!- Thầy biết, chỉ đổi bằng một cái dấu?
- Thưa Thầy, dấu huyền đã mất, bây giờ con chỉ thêm cái dấu nặng và tất cả thì vẫn còn giữ lại: TỊNH
- Khá lắm, vào đây uống trà với Thầy
- Nhưng, thưa Thầy, con còn có một vướng mắc khác, nhờ Thầy chỉ giúp!
- Có gì nữa, con nói đi?
- Dấu chân in trên mặt đường. của một con voi và một con thỏ, Dấu ấn nào sâu hơn, phải chăng là của voi?
- Không phải vậy đâu con ạ, nếu tính theo đơn vị trọng lượng thì có thể nói, không có sự khác biệt về độ sâu giữa hai dấu ấn đó!
- Thế thì tại sao, dấu ấn của thỏ chỉ thấy xuất hiện chừng vài hôm thì lại biến mất?
- Vì thỏ được sinh ra với cái “chủng tử NHÁT”.
Hôm nay, tôi cảm thấy tâm mình được an lạc lạ thường, hơn bao giờ hết!
Đầu năm 2012
Đinh tấn Khương
No comments:
Post a Comment