nhưng chồng bà trong suốt cuộc đời có quá nhiều bạn bè cũng như nhiều kẻ thù , vì lo sợ cho chồng và tránh "hậu họa", nên khi qua đời năm 1925 bà để lại bức chúc thư dài 95.940 từ . Chưa có ai đọc hết chúc thư này , nhưng những người biết Fredericka nói rằng bà viết chúc thư trong 20 năm , giống như cuốn tiểu thuyết dành cho phụ nữ và nếu xuất bản thì nhiều khả năng sẽ đem lại thành công .
Đáng giận nhất là chúc thư của Francis Lord , người Áo khi ông này viết rằng , của cải cho hết các tổ chức từ thiện , bạn bè , người phục vụ , còn với vợ thì ông ta chỉ cho 1 schilling để "mua vé tàu điện đến đâu đó và chết chìm " .
Hào phóng nhất là bản di chúc của nhà văn người Scotland Robert Louis Stevenson . Ông này tặng một trong số những người bạn gái ngày sinh nhật của mình . Người này sinh vào ngày Giáng sinh 25.12 , vì thế luôn bị bạn bè quên lãng . Stevenson tặng bạn gái ngày sinh của mình 13.11, để thay đổi tình thế , nhưng tòa án cho rằng nhà văn không phải là chủ sở hữu ngày 13.11 nên từ chối quyền tặng ngày sinh .
Dùng luật chi phối
Ở Pháp , Tây Ban Nha có điều khoản "quyền thừa kế 50%" và chỉ kẻ phạm tội giết người thì không được viết di chúc để lại tài sản cho người thân thích .
Thời Napoleon còn có điều luật 909 đến nay vẫn có hiệu lực tại Pháp , nhiều nước châu Âu và Mỹ Latin cũng như một số nước thuộc Pháp trước đây . Theo đó "bác sĩ , y tá , người bán thuốc cho người bệnh trong quá trình điều trị trước khi chết , cấm nhận quà tặng , tiền cho từ người này" .
Người ta cũng không thực hiện chúc thư của bà quả phụ giàu có Mary Murphy ở California khi bà muốn để lại tài sản cho con chó yêu Saido để "tránh những mất mát tinh thần khi mất chủ" vì cũng phạm luật của California .
Còn tại Iran và Bỉ thì nhìn chung không được viết di chúc trao quyền thừa kế cho chó hoặc mèo . Tại Anh , Mỹ hay một số quốc gia thường có chúc thư kỳ lạ và ngớ ngẩn vì họ cho rằng không hạn chế quyền viết chúc thư vì đó là ý nguyện cá nhân . Chỉ trường hợp không "lành mạnh” thì các cơ quan hành pháp mới xem xét .
Những chúc thư "của hiếm"
Tuy có sự cản trở của luật pháp nhưng vẫn có trường hợp "lách" được . Thậm chí tại các bang ở Mỹ , nơi cấm trao quyền thừa kế cho chó , mèo thì người chết vẫn thành lập quỹ từ thiện , hay cơ sở mà nhiệm vụ duy nhất của chúng là quan tâm đến con chó , hay mèo của mình . Đấy là trường hợp của bà Leona Helmsley , tuy không viết chúc thư cho con chó yêu có biệt danh "hoạn nạn" của mình , nhưng lại chia tài sản 12 triệu USD để nuôi dưỡng nó .
Động vật giàu nhất là con chó mang tên Gunther IV . Vào năm 1991 , nữ bá tước triệu phú Karlotta von Liebenstein để lại 139 triệu mark Đức cho con chó yêu Gunther III . Và "con trai" duy nhất của nó chính là Gunther IV được hưởng trọn số tiền này .
Nhưng chó, mèo chưa phải là "những người thừa kế đặc biệt". Một bà nào đó ở quận Cherokee bang Bắc California , Mỹ còn viết chúc thư trao tất cả tài sản của mình cho Thượng đế . Tòa án không tìm thấy cơ sở để bác bỏ chúc thư này nên đề nghị người quận trưởng thực thi quyền này . Sau đó vài ngày Cherokee nổi danh là địa phương công nhận sự tồn tại của Thượng đế . Trong báo cáo của quận trưởng viết : "Chúng tôi đã tìm kiếm kỹ mọi nơi , nhưng không thấy có Thượng đế trên địa bàn quận" .
Không ít những người chết muốn kiểm soát con cháu của mình trên trần gian . Một người đàn bà theo đạo Do Thái ở London để lại của cải cho con cháu mình với điều kiện : "Không bao giờ trở thành thành viên của nghị viện ; không chơi chứng khoán ; không gia nhập đạo khác và không được cưới người không phải là Do Thái" .
Một người Pháp để lại tài sản để hằng năm tổ chức cuộc thi mũi đẹp . Cuộc thi này "cho phép đại diện của mọi dân tộc , da màu , nhưng người tham dự phải có tóc hung và lông mày màu đen" .
Còn một triệu phú người Hungary sợ bóng tối nên để lại chúc thư yêu cầu trên mộ ông lúc nào cũng phải có ngọn nến cháy . Một nhà hát ở Buenos Aires đã nhận hàng chục ngàn USD từ cựu nghệ sĩ Joan Potomaki khi đồng ý thực hiện chúc thư của ông : Lấy chiếc xương sọ của Potomaki để sử dụng trong vở Hamlet .
Xem ra không phải người nào trước khi chết cũng minh mẫn !
Hoàng Hoài Sơn _________________________________________
... Và dưới đây cũng là một bản chúc thư đặc biệt .
Chúc Thư cho Vợ !
…… Em yêu, ai mà sống ở đời được mãi. Ai chả có lúc phải nói lời vĩnh biệt. Khi anh ra đi, thì đây là di chúc – em hãy nhớ làm những điều anh dặn :
1. Mang cất ngay dàn Karaoke vào garage . Giọng em tối nào cũng rống lên hãi hùng như thế , nếu không có anh , con mẹ Ấn Độ sau nhà nó nhẩy sang xé xác em ngay .
2. Tính em vốn không thích làm việc nhà , việc bếp . Em nên tái giá ngay để có kẻ hầu thay thế chỗ anh . Trong số bạn của anh , anh đề nghị em lấy thằng Long , vì khi còn sống , anh ghét thằng này nhất , vì lúc nào cũng vênh cái mặt lên cho rằng đời nó hơn anh mọi thứ . Lấy em xong là đời nó tàn , thử xem nó còn huyênh hoang được nữa không .
3. Nếu thằng Long không chịu lấy em , thì em lấy thằng Hoàng . Thằng này mang nữ tính , bảo gì nghe nấy , em đỡ phải quát tháo như em đã quát anh .
4. Nhưng em chớ có lấy thằng Dư . Nó có võ Bình Định . Hỗn như em thì nó uýnh không chết cũng u đầu . Tội nghiệp mấy đứa con anh đã mất cha giờ thành mồ côi mẹ .
5. Cũng đừng lấy thằng Phú mắc bệnh đau tim . Cứ mỗi tháng credit cards của em gửi bill về , nom thấy là nó bị đột quỵ ngay , em sẽ thành góa bụa lần nữa .
6. Nếu cả bốn thằng Long-Hoàng-Dư và Phú đều không chịu lấy em , thì em chớ có đi mỹ viện sửa sang hòng tái giá . Để dành tiền ấy mà nuôi con vì anh biết chắc là chúng nó sẽ chỉ còn da bọc xương trong vòng một tháng .
7. Em cũng đừng theo tục lệ Việt-Nam nấu cháo hay nấu cơm cúng giỗ cho anh . Hễ em nấu cháo là khét , mang xuống âm phủ chỉ làm Diêm Vương thêm nổi giận . Còn cơm em nấu thì … thôi anh xin miễn . Em muốn cả địa ngục đau bung vì ăn phải gạo sống , thì cứ việc nấu ….
Yêu em thật nhiều và không hẹn gặp lại kiếp sau .
…… Em yêu, ai mà sống ở đời được mãi. Ai chả có lúc phải nói lời vĩnh biệt. Khi anh ra đi, thì đây là di chúc – em hãy nhớ làm những điều anh dặn :
1. Mang cất ngay dàn Karaoke vào garage . Giọng em tối nào cũng rống lên hãi hùng như thế , nếu không có anh , con mẹ Ấn Độ sau nhà nó nhẩy sang xé xác em ngay .
2. Tính em vốn không thích làm việc nhà , việc bếp . Em nên tái giá ngay để có kẻ hầu thay thế chỗ anh . Trong số bạn của anh , anh đề nghị em lấy thằng Long , vì khi còn sống , anh ghét thằng này nhất , vì lúc nào cũng vênh cái mặt lên cho rằng đời nó hơn anh mọi thứ . Lấy em xong là đời nó tàn , thử xem nó còn huyênh hoang được nữa không .
3. Nếu thằng Long không chịu lấy em , thì em lấy thằng Hoàng . Thằng này mang nữ tính , bảo gì nghe nấy , em đỡ phải quát tháo như em đã quát anh .
4. Nhưng em chớ có lấy thằng Dư . Nó có võ Bình Định . Hỗn như em thì nó uýnh không chết cũng u đầu . Tội nghiệp mấy đứa con anh đã mất cha giờ thành mồ côi mẹ .
5. Cũng đừng lấy thằng Phú mắc bệnh đau tim . Cứ mỗi tháng credit cards của em gửi bill về , nom thấy là nó bị đột quỵ ngay , em sẽ thành góa bụa lần nữa .
6. Nếu cả bốn thằng Long-Hoàng-Dư và Phú đều không chịu lấy em , thì em chớ có đi mỹ viện sửa sang hòng tái giá . Để dành tiền ấy mà nuôi con vì anh biết chắc là chúng nó sẽ chỉ còn da bọc xương trong vòng một tháng .
7. Em cũng đừng theo tục lệ Việt-Nam nấu cháo hay nấu cơm cúng giỗ cho anh . Hễ em nấu cháo là khét , mang xuống âm phủ chỉ làm Diêm Vương thêm nổi giận . Còn cơm em nấu thì … thôi anh xin miễn . Em muốn cả địa ngục đau bung vì ăn phải gạo sống , thì cứ việc nấu ….
Yêu em thật nhiều và không hẹn gặp lại kiếp sau .
Mỹ Ái (sưu tầm)
No comments:
Post a Comment