Quinhon11
Chiếc tàu cứu tinh của chúng tôi : ATTICA |
Những mãnh đời lưu lạc
.....
Thành phần thuyền nhân trong trại, có 1/3 là người Việt gốc hoa. Họ thường ra đi cả gia đình, vợ chồng con cái và có nhiều tiền, vàng mang theo nên họ không có nhu cầu cấp bách kiếm tiền .
Còn 2/3 là người Việt chính gốc, một số ít có gia đình cùng đi, còn lại hầu hết là những nam nữ độc thân, trẻ tuổi. Trong số đó thành phần làm nghề biển chiếm cũng khá nhiều. Có một số trẻ em tuổi còn nhỏ, đi theo cô chú, hoặc đi một mình rất đáng thương. Những người này, khi ra đi hành trang mang theo chỉ là mớ kỷ niệm bồng bềnh và khối trách nhiệm oằn vai, chứ không có chút tiền bạc nào. Mỗi người mỗi cảnh, nhưng có một điểm chung là cố kiếm tiền, để cứu đói cho người thân còn ở bên nhà ..
Còn 2/3 là người Việt chính gốc, một số ít có gia đình cùng đi, còn lại hầu hết là những nam nữ độc thân, trẻ tuổi. Trong số đó thành phần làm nghề biển chiếm cũng khá nhiều. Có một số trẻ em tuổi còn nhỏ, đi theo cô chú, hoặc đi một mình rất đáng thương. Những người này, khi ra đi hành trang mang theo chỉ là mớ kỷ niệm bồng bềnh và khối trách nhiệm oằn vai, chứ không có chút tiền bạc nào. Mỗi người mỗi cảnh, nhưng có một điểm chung là cố kiếm tiền, để cứu đói cho người thân còn ở bên nhà ..
Trại có một ban đại diện người việt, gồm một nhóm khoảng 5-6 người. Đưọc đề nghị và bầu bằng cách đầu phiếu. Họ là một nhóm trẻ, được lọc lựa trong số mấy trăm người ở trại. Giữ trách nhiệm ổn định, phân phối thực phẩm, phân bổ việc làm, . v..v, là tiếng nói đại diện của tập thể người Việt với ban quản trị người Nhật. Cứ mỗi 6 tháng hoặc một năm (?) được bầu lại một lần. Nhưng ban đại diện này do làm việc khá hữu hiệu, có tinh thần trách nhiệm cao, nên sau mấy lượt bầu lại họ vẫn tái đắc cử.
Dù có lúc thấy mệt mỏi vì là công việc thiện nguyện, không lương, lắm khi có nhiều chuyện đau đầu nhức óc. Nhưng lúc bấy giờ, do ai cũng ý thức được đây là một trách nhiệm quan trọng. Thêm vào tuổi trẻ với lòng nhiệt huyết, ôm ấp lý tưởng sống đẹp. Họ luôn tìm cách bênh vực, giữ thể diện cho tập thể người Việt trong trại, không ngại dấn thân. Do đó được mọi người quí mến. Nhờ vậy trại tuy đông người, đến, đi, đủ mọi thành phần tốt, xấu, nhưng vẫn giữ được nề nếp, ổn định.
Thời gian đầu, vì trở ngại ngôn ngữ , nên những tin tức bên ngoài, hay trên thế giới chúng tôi chỉ được biết thông qua những người thông dịch viên. Họ là những sinh viên VN đang du học ở Nhật, hay những anh đi tu nghiệp. Qua biến cố 75, bị mất liên lạc với gia đình, mất nguồn tiếp tế nên ai cũng lâm vào cảnh khó khăn. Một số Anh vào làm thông dịch cho Hội Hồng thập Tự, với nhiệm vụ đưa đón, thông dịch cho người tỵ nạn. Khi những tàu có người Việt sắp cập bến thì họ được điều động đến giúp làm thủ tục hải quan, nhập cảnh. Rồi sau đó đưa những ngườì này về trại gần nhất đã được phân phối. Trong khi đó tại mỗi trại đều có một hoặc hai người thông dịch cố định.
Lúc đó, các anh là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài của chúng tôi. Những tin tức thu lượm được từ các anh thật vô cùng quí giá. Nhờ các Anh, chúng tôi mới biết có nhóm nào mới đến, đi từ đâu, hay có bao nhiêu trại tạm cư trên nước Nhật .. Các anh như những cánh chim giang hồ, đến, đi có khi một cách đột ngột, không báo trước ...Nhưng bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, không ngại dấn thân, ý thức chống cộng, cùng một tấm lòng yêu nước mãnh liệt, đã như một luồng gió mát, cuốn chúng tôi vào cùng một con đường chính nghĩa phía trước. Cung cách đó đem đến cho tôi một sự thú vị, có chút ngưỡng mộ.
Trong giai đọạn này, tâm lý mọi người như chờ đợi, không biết mai này sẽ ra sao? đi về đâu? nên ai nấy cứ thấp thỏm, lửng lơ, bất lực mặc cho thời cuộc đưa đẩy. Không ai dám nghĩ hay dám làm một quyết định quan trọng nào, từ những thuyền nhân cũng như những các anh sinh viên du học. Tất cả dù mới được vào đến bờ, hay đã ở trên bờ nhưng vẫn không khác gì đang lênh đênh trên biển, mặc cho sóng đời đẩy đưa..
Thời đó, có nhiều gia đình không đủ tiền, nên thường ưu tiên cho con trai. Hay những người vợ chấp nhận ở lại nuôi con, gom góp vay mượn cho chồng ra đi, do đó thành phần đàn ông ở các trại tỵ nạn chiếm đa số (80%) , dẫn đến tình trạng trai thừa, gái thiếu một cách trầm trọng. Chia ly, mấy khi thiếu những giọt nước mắt. Tình vợ chồng, nghĩa tào khang rồi cũng dần phai nhạt. Có những Anh lúc mới tới trại, mấy ngày đầu đau buồn vì nhớ vợ, thương con. Tối tối, các anh ngồi trước hiên trại, dõi mắt xa xa về phía chân trời, ôm trái tim rướm máu, giọt ngắn giọt dài rấm rức khóc trông rất thương tâm.... Vậy mà không lâu sau, chỉ vài tuần hay một vài tháng đã có mối tình sóng giang vắt vai, khỏa lấp nỗi trống vắng,
Trung bình, ai cũng chờ đợi ít nhất một năm trở lên, nhất là những ai không có thân nhân cật ruột thì gần như vô vọng, không biết đến lúc nào mới được ngó tới để giải quyết. Trong kiều kiện như vậy, trai đơn, gái chiếc dễ tìm đến nhau, nương dựa để lấp đầy khoãng trống. Nên tình đến, tình đi... nhanh và rơi rụng như lá mùa thu. Mới ngày nào còn ríu rít ở chung, vậy mà chỉ cần chân bước ra khỏi trại, thêm dăm ba cánh thư sau đó, rồi thì lặng lẽ đi vào quên lãng. Dù lúc chia tay khóc lóc thảm thiết vô cùng.
Vòng quay số phận, làm sao cưỡng được?
Sau khi chúng tôi rời trại không lâu, thì Nhật tuyên bố nhận người Tỵ nạn, cho tái định cư. Tất cả những người đang tạm cư tại Nhật, dù muốn dù không cũng phải nhận nước Nhật là quê hương thứ hai.
Quinhơn11
______________________________________
No comments:
Post a Comment