Quinhon11
Nhìn toàn đảo OKINAWA từ trên cao . |
Mời XemPhần đầu : Chốn tạm dung .
Năm đó, nhóm chúng tôi 16 người, là nhóm tỵ nạn đầu tiên được đưa đến Nhật. Thời điểm đó, Nhật bị dư luận thế giới lên án, vì trước làn sóng thuyền nhân, Nhật vẫn nhất định không chịu nhận người tị nạn cho vào nước mình định cư. Bất đắc dĩ bị búa rìu dư luận, họ phải mở cửa lập trung tâm tạm trú cho thuyền nhân trong thời gian chuyển tiếp, đợi sàng lọc, chờ có nước nào thu nhận. Riêng Nhật vẫn chưa có chính sách nhận người nhập cư.
Vì số lượng thuyền nhân đưa vào Nhật không nhiều. Do địa lý cách xa, những thuyền vượt biên nhỏ không đủ sức đi thẳng tới được. Bởi thế hầu như những người tạm trú ở Nhật đều do những tàu buôn trên đường đi cứu giúp, và đưa vào. Trại lớn nhất ở Nhật được đặt tại đảo Okinawa. Vào thời điểm đông nhất cũng chỉ trên dưới 300 người. Những trung tâm khác còn ít hơn, vài chục người là cùng. Do đó đời sống của thuyền nhân tại đây tương đối dễ chịu, từ chổ ăn, ở, và tinh thần cũng thoải mái hơn những trại tỵ nạn ở Đông nam á khác như Mã lai, Nam dương, Thái lan, Phi luật tân rất nhiều.
Nỗi lo lắng lớn nhất cho thuyền nhân ở Nhật là sự chờ đợi dài lê thê, do tình trạng ăn ở không cần phải giải quyết cấp bách như những trại nghẹt người, tới - đi mỗi ngày ở các nước khác, nên mọi nỗ lực của Liên Hiệp quốc đều dồn về giải quyết các nơi đó. Thành ra thuyền nhân ở Nhật, gần như bị lãng quên.
Ba tháng sau, thêm nhiều thuyền nhân lần lượt nhập trại. Đã lên đến con số hơn hai trăm người. Nếp sống yên tĩnh lúc đầu, giờ đã trở thành ồn ào nhộn nhịp. Nhiều nhu cầu mới bắt đầu phát sinh. Trại có một nhà bếp riêng và phòng ăn rất lớn. Trước đây được trang bị như một nhà hàng hạng trung, dự định để phục vụ cho vài ba trăm du khách trú ngụ ở cư xá. Bây giờ cho người tỵ nạn xử dụng. Trong bếp có nhà kho chứa thực phẩm, có nhiều tủ đá, tủ lạnh .vv. Một dãy bếp ga, nồi niêu son chảo, chén bát v.v., không thiếu thứ gì . Sáng choang, mới tinh, chưa từng được xử dụng qua.
Ban quản trị trại họp bàn cách thức sinh hoạt, cuối cùng đi đến quyết định thành lập những tổ nấu ăn, luân phiên nhau mỗi ngày nấu ăn tập thể cho tất cả người trong trại. Mỗi toán có độ 5-7 người và được trả lương theo ngày. Mỗi người được trả 2000 yen Nhật, ai muốn làm việc này thì ghi danh và chọn nhóm có người quen thích hợp với mình. Số lượng người ghi danh khá đông, lên đến gần 10 nhóm luân phiên nên trung bình mỗi người chỉ được làm vài ngày một tháng ... Nhưng dù sao cũng tốt vì có thêm thu nhập
Mỗi ngày nhà bếp phục vụ ba bữa: sáng, trưa chiều. Buổi sáng thường là thức ăn nhẹ. Bánh mì lát, trứng gà, ham ... mì gói .v,v,. Các thứ có thể thay đổi tùy theo thực đơn, nhu cầu. Nhưng có một đều luôn cố định, bắt buộc là mỗi người phải có một bình sữa nhỏ vào buổi sáng.
Loại sữa tươi này có vị béo và nhạt, dân mình vốn chưa quen , nên có người phải pha thêm đường để uống. Sau này quen dần thì khỏi thêm đường cũng uống được.
Buổi trưa và chiều, Cứ 4 người ghép vào một bàn. Nhà bếp nấu xong dọn sẵn, rung chuông báo thì mọi người lục tục kéo xuống nhà ăn, ghép cho đủ số ngồi vào bàn. Ăn xong cứ việc bỏ đó, có đội ngũ nhà bếp dọn rửa, lau chùi sạch sẽ. Dần dần, vì làm biếng, hoặc có người ra ngoài làm việc, nên nhờ người thân, bạn bè xuống lấy phần mình, đem về phòng cất hộ, tối về đem ra hâm nóng lại ăn. Lúc này thì phòng ai cũng có cái lò điện nhỏ xíu, toả sức nóng bằng sợi lò xo mỏng manh, chạy ngoằn ngèo. Vài cái nồi con con như đồ chơi con nít, để nấu mì gói ăn khuya, hay những thứ lặt vặt mà nhà bếp tập thể không cung cấp. Và từ đó, phòng ăn tới bữa đã dần trở nên thưa vắng ...
Loại sữa tươi này có vị béo và nhạt, dân mình vốn chưa quen , nên có người phải pha thêm đường để uống. Sau này quen dần thì khỏi thêm đường cũng uống được.
Buổi trưa và chiều, Cứ 4 người ghép vào một bàn. Nhà bếp nấu xong dọn sẵn, rung chuông báo thì mọi người lục tục kéo xuống nhà ăn, ghép cho đủ số ngồi vào bàn. Ăn xong cứ việc bỏ đó, có đội ngũ nhà bếp dọn rửa, lau chùi sạch sẽ. Dần dần, vì làm biếng, hoặc có người ra ngoài làm việc, nên nhờ người thân, bạn bè xuống lấy phần mình, đem về phòng cất hộ, tối về đem ra hâm nóng lại ăn. Lúc này thì phòng ai cũng có cái lò điện nhỏ xíu, toả sức nóng bằng sợi lò xo mỏng manh, chạy ngoằn ngèo. Vài cái nồi con con như đồ chơi con nít, để nấu mì gói ăn khuya, hay những thứ lặt vặt mà nhà bếp tập thể không cung cấp. Và từ đó, phòng ăn tới bữa đã dần trở nên thưa vắng ...
Ban ngày, những người đàn ông đi ra ngoài mằn mò xin việc làm. Có khi may mắn cũng có người mướn. Lúc đầu có thể chỉ vì họ muốn giúp đỡ người cơ nhỡ. Nhưng sau thấy làm được việc nên từ từ có vài chủ nhân liên lạc về trại để mướn người làm. Lương khoảng 2000- 3000 yen Nhật một ngày, tùy công việc.( khoảng 10-12 US dollars lúc đó )
Một thời gian ngắn sau, công việc tăng lên khá nhiều nên đàn ông đàn bà gì cũng có việc làm gần như thường xuyên. Nhờ đó, bộ mặt thuyền nhân trong trại đã bắt đầu thay da, đổi thịt, dần thích nghi với cuộc sống mới. Dành dụm được chút tiền dằn túi đợi ngày đi định cư, cũng như giúp được thân nhân ở quê nhà nên tâm tư, nét mặt ai cũng có phần rạng rỡ, thanh thản hơn lúc mới tới.
Motobu là một thị trấn nhỏ của Okinawa, chuyên về nông nghiệp. Công việc chúng tôi có thường chủ iếu theo mùa. Lúc thì thu hoạch mía, thu hoạch hoa bích hợp, khoai củ, hái thơm .. v.v Hết mùa thì vào làm hãng xi măng, hãng đá Nago, hãng trái cây đóng lon v.v..Dù thế nào, đó cũng là những công việc nặng nhọc chúng tôi chưa từng làm lúc còn ở quê nhà. Vậy mà ai cũng vui mừng khi có người mướn, và hăng hái làm việc. Chưa thấy ai than phiền ..
Tôi nhớ, hôm đó chiều 30 tết. Cái tết đầu tiên xa nhà nên tự nhiên ai cũng trở nên u uẩn, chất chứa tâm sự, không còn cười nói như thường ngày. Nghe trên loa có một trại mía cần người làm, tôi chạy xuống ghi danh. Xuống tới nơi gặp thêm mấy người bạn cùng quê, nhìn vẻ mặt dù không nói ra cũng biết bạn đang có tâm sự giống mình. Do tết nhiều người kiêng cữ, không đi làm nên đám bạn xứ nẫu chúng tôi được lãnh trọn công việc này.
Một thời gian ngắn sau, công việc tăng lên khá nhiều nên đàn ông đàn bà gì cũng có việc làm gần như thường xuyên. Nhờ đó, bộ mặt thuyền nhân trong trại đã bắt đầu thay da, đổi thịt, dần thích nghi với cuộc sống mới. Dành dụm được chút tiền dằn túi đợi ngày đi định cư, cũng như giúp được thân nhân ở quê nhà nên tâm tư, nét mặt ai cũng có phần rạng rỡ, thanh thản hơn lúc mới tới.
Motobu là một thị trấn nhỏ của Okinawa, chuyên về nông nghiệp. Công việc chúng tôi có thường chủ iếu theo mùa. Lúc thì thu hoạch mía, thu hoạch hoa bích hợp, khoai củ, hái thơm .. v.v Hết mùa thì vào làm hãng xi măng, hãng đá Nago, hãng trái cây đóng lon v.v..Dù thế nào, đó cũng là những công việc nặng nhọc chúng tôi chưa từng làm lúc còn ở quê nhà. Vậy mà ai cũng vui mừng khi có người mướn, và hăng hái làm việc. Chưa thấy ai than phiền ..
Tôi nhớ, hôm đó chiều 30 tết. Cái tết đầu tiên xa nhà nên tự nhiên ai cũng trở nên u uẩn, chất chứa tâm sự, không còn cười nói như thường ngày. Nghe trên loa có một trại mía cần người làm, tôi chạy xuống ghi danh. Xuống tới nơi gặp thêm mấy người bạn cùng quê, nhìn vẻ mặt dù không nói ra cũng biết bạn đang có tâm sự giống mình. Do tết nhiều người kiêng cữ, không đi làm nên đám bạn xứ nẫu chúng tôi được lãnh trọn công việc này.
Hôm sau, sáng mùng một tết xe tải tới đón đi làm. Tiết trời tháng này thường có mưa phùn, rét căm căm. Cả đám dậy sớm, đội mũ, trùm khăn, choàng không biết bao nhiêu lớp áo dày. Run rẩy, lặng lẽ tập trung đợi phía trước cổng trại. Cho tới lúc bước lên thùng xe phía sau, vẫn không ai nói với ai lời nào.
Trên đường đi, mặc kệ xe giằng xóc mạnh trên những con đường làng không trải nhựa, tôi cứ dán mắt đăm đăm nhìn cảnh vật bên đường, cố dấu những xúc động trong lòng. Nhưng có lúc tình cờ ngó ngang, qua làn nước mắt đọng trên khóe, (không được phép lăn xuống), tôi thấy mắt bạn ai cũng đỏ, có người còn đưa vạt áo lên chậm nước mắt ..
Thế đấy, cái tết đầu tiên xa nhà, chúng tôi đem cái lạnh làm áo khoát lên vết thương, lăn mình trên ruộng mía, bùn ngập tới ống chân, bì bỏm, tay chặt, vai vác, để quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ Cha mẹ, anh em. Lòng cứ tự hỏi: "vì đâu nên nổi " ? Ở tuổi 20 tràn đầy sức sống. Nơi xứ lạ quê người, chúng tôi dùng chút vốn liếng tuổi trẻ, đạp khó khăn bước xuống đời, lao thân vào thử thách. Đó là một phần những ngày tháng đáng nhớ trong hành trình tìm tự do, của những người đổi mạng tìm sự sống như chúng tôi, thuở ấy . ....
Trên đường đi, mặc kệ xe giằng xóc mạnh trên những con đường làng không trải nhựa, tôi cứ dán mắt đăm đăm nhìn cảnh vật bên đường, cố dấu những xúc động trong lòng. Nhưng có lúc tình cờ ngó ngang, qua làn nước mắt đọng trên khóe, (không được phép lăn xuống), tôi thấy mắt bạn ai cũng đỏ, có người còn đưa vạt áo lên chậm nước mắt ..
Thế đấy, cái tết đầu tiên xa nhà, chúng tôi đem cái lạnh làm áo khoát lên vết thương, lăn mình trên ruộng mía, bùn ngập tới ống chân, bì bỏm, tay chặt, vai vác, để quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ Cha mẹ, anh em. Lòng cứ tự hỏi: "vì đâu nên nổi " ? Ở tuổi 20 tràn đầy sức sống. Nơi xứ lạ quê người, chúng tôi dùng chút vốn liếng tuổi trẻ, đạp khó khăn bước xuống đời, lao thân vào thử thách. Đó là một phần những ngày tháng đáng nhớ trong hành trình tìm tự do, của những người đổi mạng tìm sự sống như chúng tôi, thuở ấy . ....
Xin đọc tiếp: Okinawa , Thuở chờ đợi .
Quinhon11
_____________________________
"Thế đấy , cái tết đầu tiên xa nhà , chúng tôi đem cái lạnh làm áo khoát lên vết thương , lăn mình trên ruộng mía , bùn ngập tới mắt cá chân , bì bỏm , tay chặt , vai vác ... đề quên đi nỗi nhớ nhà , nhớ Cha mẹ , anh em . ... Lòng tự hỏi ..: " vì đâu nên nổi " ?
ReplyDeleteỞ tuổi 20 tràn đầy sức sống , nơi xứ lạ quê người , chúng tôi dùng chút vốn liếng tuổi trẻ , đạp khó khăn bước xuống đời , lao thân vào thử thách ... Đó là một phần những ngày tháng đáng nhớ , trong hành trình tìm tự do , của những người đổi mạng tìm sự sống như chúng tôi , thuở ấy . ...."
Hay quá, một cái giá rất lớn mà chúng ta đã phải trả. Nhưng bây giờ, không hiếm người đã quên đi!?
Chào Anh .
ReplyDeleteHơn 30 năm đã trôi qua , Vậy mà mấy hôm nay , hồi tưởng để viết lại vẫn thấy lòng bùi ngùi , ... buồn đến mất ngủ .
Nhiều khi cũng muốn quên như những người khác , cho yên lòng mà không quên được . Có lẽ với QN những ngày tháng ở tuổi 20 ấy , hào khí ngất trời , giờ thấy buồn khi tự hỏi , " đâu rồi những hào khí của tuổi 20 ?,
Thật sự lòng thấy luyến tiếc !.
Cám ơn Anh đã đọc .QN11