.
Những cô dâu xinh như hoa bị chồng thiêu sống .
Lý do lớn nhất khiến những người con gái trẻ trung , xinh như hoa ở Ấn Độ khó lấy chồng , bởi những hủ tục khắc nghiệt hay có thể nói là rất tàn nhẫn ...
Trái ngược với một số phong tục ở các quốc gia Tây phương . Của hồi môn mà gia đình cô dâu , phải đưa tới cho gia đình chú rể là một thực trạng xã hội đã tồn tại khá lâu ở Ấn Độ .
Chú rể thường iêu cầu một khoảng hồi môn , trong đó bao gồm một số tiền lớn , các vật nuôi , đồ nột thất và các thiết bị điện tử v.v.. Dẫn tới một thực tế ngày càng nhiều cô gái ở Ấn Độ không thể đáp ứng được , hay khó lấy chồng vì không đủ điều kiện .
Chú rể thường iêu cầu một khoảng hồi môn , trong đó bao gồm một số tiền lớn , các vật nuôi , đồ nột thất và các thiết bị điện tử v.v.. Dẫn tới một thực tế ngày càng nhiều cô gái ở Ấn Độ không thể đáp ứng được , hay khó lấy chồng vì không đủ điều kiện .
Đây được xem là một vấn đề nghiêm trọng nhất đối với những cô gái không có , hay không đáp ứng đủ iêu cầu của vị hôn phu , hoặc gia đình nhà trai của họ . Nếu bạn nghĩ nguy cơ bị hủy hôn là nỗ lo ngại cao nhất , thì bạn đã lầm . Thực tế còn tàn khốc hơn gấp bội .
Hầu hết các sự cố mà những cô dâu gặp phải nếu không đáp ứng đủ iêu cầu về của hồi môn cho nhà chồng , thường được báo cáo là bỏng ở trong bếp , hoặc được ngụy trang thaàh một vụ tự tử . Đây là một bằng chứng cho thấy có sự tồn tại của các định kiến có nguồn gốc sâu xa đối với phụ nữ Ấn độ .
Mặc dù có sự can thiệp của chính phủ bằng những luật lệ ngăn cấm , bổ sung và ban hành rộng rải từ năm 1961 . nhưng việc "đào mỏ " của hồi môn từ gia đình cô dâu , trước khi kết hôn vẫn còn thường xảy ra .
Khi số lượng của hồi môn không đúng theo iêu cầu , cô dâu thường bị quấy rối , lạm dụng , và phải sống rất khổ sở . Việc hành hạ cô dâu , có thể lên tới đỉnh điểm khi người chồng , hoặc gia đình nhà chồng thiêu sống cô dâu .
Thường thì họ dùng dầu hoả đổ lên khắp người cô gái , rồi bật lửa thiêu cháy . Và trong những trường hợp như vậy , hiếm cô dâu nào còn có thể sống sót được .
Ngày càng có nhiều tân nương bị sát hại , tuy nhiên các báo cáo lại viết rằng họ gặp tai nạn , hoặc tự tử .
Trên thực tế , các vụ giết người vì thiếu của hồi môn ngày càng tăng lên . Vào năm 1988 , có khoảng hơn 2,200 phụ nữ bị giết trong những vụ thảm sát có liên quan đến của hồi môn , và con số ấy vào năm 1990 đã tăng lên thành 4835 người .
Và lưu ý rằng , đây chỉ là con số chính thức được gia đình nạn nhân khai báo là trường hợp giết người . Còn những cái chết thảm không được báo cáo , hoặc báo cáo như một rủi ro tai nạn thông thường khác , chưa hề có số liệu thống kê . do đó , thực tế con số còn cao hơn nhiều lần .
Tuy nhiên giới chức địa phương , hiếm khi xác nhận những vụ việc như vậy xảy ra , bởi vì hung thủ thườnh lấp liếm , báo cáo lên rằng , đó là một vụ tai nạn , hoặc một vụ tự tử mà thôi .
Ở Delhi , gần như cứ 12 giờ là có một phụ nữ bị thiêu chết . Một thực tế đáng buồn là tại Delhi , có tới 90 % phụ nữ bị thiêu sống tới chết được báo cáo là gặp tai nạn . 5% được báo cáo là tự tử . Chỉ 5 % còn lại bị coi là giết người .
Tỉ lệ phụ nữ bị thiêu sống vì của hồi môn đang ngày càng tăng lên . Theo tống kê của chính phủ , có 5,377 ca tử vong vào năm 1993 , và con số này đã tăng lên 12% so với năm 1992 .
Mặt dù luật pháp Ấn độ trừng phạt rất nghiêm khắc những kẻ giết người vì của hồi môn .
Tuy nhiên , hiếm khi có người bị kết án , vì thẩm phán ( thường là nam giới ) , hoặc họ không quan tâm , hoặc họ ăn hối lộ ... nên luật pháp có cũng cầm bằng không .
Hiện tại tỉ lệ phụ nữ dã có chồng bị sát hại vì của hồi môn ở các huyện Hamirper , mandi và Pilasper của tỉnh Himachal Pradesh đang ở trong tình trạng báo động .
Author : Anh Cô
No comments:
Post a Comment