Đnh Tấn Khương
Tôi không nhớ hết được những gì đã xảy ra với mình, trong suốt thời thơ ấu. Chỉ mơ hồ mà biết được rằng, Mẹ tôi đã rất khổ vì đứa con trai duy nhất, từ khi nó vừa mở mắt chào đời cho đến tận cái ngày mà Mẹ tôi giã từ cuộc sống, như một người Mẹ đơn độc nuôi con!
Có lần đã nghe Mẹ kể, những tháng ngày mà quân đội Pháp đổ bộ vào QuiNhơn, trong những năm đầu của thập niên 50. Cũng như những người sinh sống cùng làng, Mẹ tôi đã phải bồng bế đứa con chừng vài tháng tuổi, để theo cùng đoàn người chạy giặc.
Quả thật, đứng trước lằn ranh giữa cái sống và cái chết người ta thường không ngần ngại để ruồng bỏ kẻ đồng hành hầu tìm cho riêng mình một sự an toàn tuyệt đối!?
Điều nầy thì không có gì đáng trách. Chỉ thương cho Mẹ, bóng tối trong hang núi sâu thẳm cùng với những nỗi lo bị giặc Pháp phát hiện. Cùng nỗi sợ cọp vồ, rắn cắn .. cộng thêm với sự đơn độc trong rừng vắng, đã khiến cho tinh thần của Mẹ khủng hoảng tột cùng.
Thế nhưng, người Mẹ trẻ đơn độc đã lấy được can đảm để đối mặt với những hãi hùng đang vây bủa, vì Mẹ đang nghĩ đến đứa con trên tay.
Tình thương đã cho Mẹ sức mạnh và sự can đảm, nhờ thế mẹ con tôi cũng đã thoát chạy và đến được vùng đất an toàn, như đa số những người khác.
Cuộc chiến rồi cũng qua đi, mọi người lại gồng gánh quay về làng cũ. Mẹ con tôi cũng nằm trong số họ.
Điều nầy thì không có gì đáng trách. Chỉ thương cho Mẹ, bóng tối trong hang núi sâu thẳm cùng với những nỗi lo bị giặc Pháp phát hiện. Cùng nỗi sợ cọp vồ, rắn cắn .. cộng thêm với sự đơn độc trong rừng vắng, đã khiến cho tinh thần của Mẹ khủng hoảng tột cùng.
Thế nhưng, người Mẹ trẻ đơn độc đã lấy được can đảm để đối mặt với những hãi hùng đang vây bủa, vì Mẹ đang nghĩ đến đứa con trên tay.
Tình thương đã cho Mẹ sức mạnh và sự can đảm, nhờ thế mẹ con tôi cũng đã thoát chạy và đến được vùng đất an toàn, như đa số những người khác.
Cuộc chiến rồi cũng qua đi, mọi người lại gồng gánh quay về làng cũ. Mẹ con tôi cũng nằm trong số họ.
Trở về với cái căn nhà bị đổ nát do hậu quả chiến tranh. Mẹ đã bắt đầu sửa chữa nó lại để có chỗ trú ngụ. Sống nhờ vào cái mảnh vườn quanh nhà, không lớn lắm mà cũng không phải là nhỏ, Mẹ đã bắt đầu gầy dựng lại cơ nghiệp bằng cái nghề trồng trọt rau quả, cũng như khởi sự nuôi heo, nuôi gà lấy trứng và bán thịt. Thêm vào đó, Mẹ cũng gầy được một đàn bò, khởi đầu chừng vài con.
Nghe kể lại, những ngày đầu đến trường, tôi được xếp vào lớp mẫu giáo của thầy Kiên. Tôi thuận tay trái nhưng Thầy Kiên thì cứ bắt tôi là phải dùng tay mặt để viết chữ. Cuối buổi học đầu tiên ấy, tay trái của tôi bị sưng tấy vì cái tội cứ "lén" dùng nó để mà viết. Đau tay thì cũng có nhưng sợ thầy Kiên thì nhiều hơn, cho nên tôi nhất định không chịu đi học nữa.
Mẹ tôi hết lời năn nỉ Thầy Kiên nhờ giúp đỡ, khuyên nhủ.. nhưng kết quả không đi đến đâu, vì cái tính quả quyết của tôi lúc ấy. Mẹ tôi đã khóc rất nhiều, có lẽ bà mang một nỗi sợ, nếu thất học chắc đời tôi sẽ khổ!?
Mẹ tôi hết lời năn nỉ Thầy Kiên nhờ giúp đỡ, khuyên nhủ.. nhưng kết quả không đi đến đâu, vì cái tính quả quyết của tôi lúc ấy. Mẹ tôi đã khóc rất nhiều, có lẽ bà mang một nỗi sợ, nếu thất học chắc đời tôi sẽ khổ!?
Cho dù nói gì, năn nỉ hay răn đe.. tôi vẫn không chịu đến trường. Cuối cùng thì Mẹ tôi đành chịu thua và tôi được ở nhà thêm một năm nữa.
Mẹ tôi đã áp dụng hình phạt là bắt tôi phải theo phụ chăn bò với người giúp việc. Tôi vui vẻ chấp nhận nhưng Mẹ tôi đã không dấu được nỗi buồn vì thế!?
Năm sau, Mẹ dẫn tôi tới trường với một tâm trạng lo lắng tột cùng. Tôi cũng lai được xếp vào lớp học của Thầy Kiên, bởi lúc đó chỉ có một lớp mẫu giáo tại trường làng mà thôi. Cũng bị đánh bằng thước kẽ vì vẫn “lén” dùng tay trái, nhưng lần nầy thầy lại đánh có phần nhẹ hơn cũng như ít hơn. Bởi thầy luôn để mắt dõi theo, tôi không thể nào“lén” được!
Cuối củng thì tôi cũng viết được bằng tay phải, cho mãi đến tận bây giờ. Mà chữ viết của tôi lại được thầy khen là đẹp nhất trong lớp nữa chứ
*Xin mở ngoặc ở đây để được kể một câu chuyện, về nét chữ của tôi:
*Xin mở ngoặc ở đây để được kể một câu chuyện, về nét chữ của tôi:
- Mấy năm đầu theo học ở Sài Gòn, tôi đóng vai người con gái ngây thơ, làm quen với một chàng thanh niên ở tận miền Trung, qua mục “tìm bạn bốn phương”.
Lá thư đầu tiên của anh được gởi tới bằng thư bảo đảm (anh nầy khôn thật ,vì tên giả thì không nhận được đấy mà!).
Khổ cho anh, tôi ở nhà của người Cậu họ mà nhà nầy toàn là sinh viên, sĩ quan.. ở nhờ. Trong số đó, có một anh Biên Tập Viên Cảnh Sát còn độc thân (sau này biên tập viên được chuyển thành cấp bậc đại úy của ngành cảnh sát). Vì thế mà ông phát thư quen mặt đã không bao giờ yêu cầu phải trình căn cước của người nhận, do vậy mà thư của anh đã không bị trả về.
Lá thư đầu tiên của anh được gởi tới bằng thư bảo đảm (anh nầy khôn thật ,vì tên giả thì không nhận được đấy mà!).
Khổ cho anh, tôi ở nhà của người Cậu họ mà nhà nầy toàn là sinh viên, sĩ quan.. ở nhờ. Trong số đó, có một anh Biên Tập Viên Cảnh Sát còn độc thân (sau này biên tập viên được chuyển thành cấp bậc đại úy của ngành cảnh sát). Vì thế mà ông phát thư quen mặt đã không bao giờ yêu cầu phải trình căn cước của người nhận, do vậy mà thư của anh đã không bị trả về.
Tôi đã viết hồi đáp cho anh. Trong thư hồi âm, anh đã khen chữ viết của tôi, nói lên được cá tính của một người con gái “thùy mị, đoan trang và thành thật!”!!??
Sau vài lần liên lạc qua lại, tôi nhận thấy mình gây “tội” nhiều quá nên đã quyết định chấm dứt cuộc tình, bằng một lá thư ướt đẫm nước mắt và đổ thừa là ba mẹ đã ép gả lấy chồng.
Không lâu sau (chắc anh không tin là tôi bị ép lấy chồng), trong lúc tôi đang theo học khóa quân sự học đường ở quân trường Quang Trung thì anh có đến nhà trọ và hỏi người con gái tên Hương . Dĩ nhiên là cả nhà đều biết "chuyện tình của tôi" nên cũng đã trả lời với anh rằng , Hương đã về quê lấy chồng .
Không lâu sau (chắc anh không tin là tôi bị ép lấy chồng), trong lúc tôi đang theo học khóa quân sự học đường ở quân trường Quang Trung thì anh có đến nhà trọ và hỏi người con gái tên Hương . Dĩ nhiên là cả nhà đều biết "chuyện tình của tôi" nên cũng đã trả lời với anh rằng , Hương đã về quê lấy chồng .
Anh nhờ chuyển đến Hương một gói kẹo gương xứ Huế và thất thểu ra về... Đa tình thật!?
Lúc mở gói kẹo gương ra ăn, tôi thầm cám ơn thầy Kiên, mặc dù trước đây tôi đã hận thầy nhiều lắm!
*Xin quay lại câu chuyện về Mẹ tôi..
Một hôm, ngày cuối năm Dì tôi đưa tờ giấy bạc 20 đồng và bảo tôi đi lấy cái áo ở tiệm may ngoài phố, về kịp mặc tết. Tôi bèn lấy cái áo sơ mi nylon mới tinh ra mặc. Cái áo mà được Mẹ mua cho, nhân dịp tết.*Xin quay lại câu chuyện về Mẹ tôi..
Ra tới chợ, thấy người ta xóc “bầu cua tôm cá”, ham quá. Có tiền trong tay, tôi đã quyết định thử thời vận coi sao, nhưng chỉ một hồi sau số tiền 20 đồng kia đã thua mất trọn. Suy nhĩ mãi, không biết phải giải thích làm sao với Mẹ đây!?
Có lẽ “Cái khó nó ló cái khôn”?
Tôi đã nghĩ ra cách. Tôi đi tìm một cái vỏ chai, đập vỡ thành những mảnh nhỏ rồi chọn lấy cái miểng nhọn nhất để cắt một mối chỉ của cái túi áo còn mới tinh.
Chắc nhờ tôi khéo tay cho nên cắt, tháo mối chỉ mà không có một dấu vết nào nghi ngờ, rồi quay thẳng về nhà.
Chắc nhờ tôi khéo tay cho nên cắt, tháo mối chỉ mà không có một dấu vết nào nghi ngờ, rồi quay thẳng về nhà.
Vừa đến cổng, tôi bắt đầu khóc lớn (vừa sợ đánh đòn cũng có mà giả bộ cũng có nữa).
Mẹ tôi ân cần dò hỏi:
- Tại sao mà con khóc?
- Mẹ ơi, cái túi áo mới mà bị sút chỉ, con đã bỏ tờ giấy bạc trong đó nhưng nó rớt hồi nào mà con không biết. Con cố tìm trên đường từ chợ về nhà mà cũng chẳng thấy đâu. Chắc là có người đã lượm mất rồi, hu hu..hu hu.
Mẹ đã tin tôi và an ủi:
- Không sao đâu, lấy tiền đây mà nhận áo về cho kịp tết. Chiều về mẹ khâu lại cái túi cho. Nhớ cầm tiền trên tay kẻo rớt mất nữa đấy!
Và tôi đã thoát tội, nhờ nói dối tài tình. Tôi thấy thương Mẹ quá nhưng đã lỡ rồi.Tôi tự hứa sẽ không bao giờ làm như vậy nữa.
Tưởng chừng mọi việc đều êm xuôi! Đâu ngờ cái bà hàng xóm đi chợ về, băng ngang cổng nhà tôi, thấy tôi bà hỏi:
- Hồi chiều ăn hay thua vậy cháu?
Tôi làm bộ nói lớn để khỏa lấp nhưng Mẹ tôi đã nghe được
- Chị hỏi cháu ăn thua cái gì vậy?- Thì hồi chiều tui thấy nó đánh bầu cua, nên hỏi vậy mà.
Thế là chiều 30 cuối năm tôi đã bị một trận đòn nhớ đời. Cái đau bởi ngọn roi không thấm bằng cái đau mà Mẹ tôi mãi khóc và buồn rầu suốt những ngày đầu năm. Mẹ đã sợ đời tôi sẽ đen tối, vì dám lừa gạt cả chính người Mẹ của mình.
Rồi Mẹ cũng đã yên tâm được một thời gian khá dài vì tôi chẳng dám làm gì cho Mẹ lo thêm hơn nữa.
Cho đến năm lớp đệ tam thì tôi xin Mẹ cho được học thêm (học nhảy lớp) với Anh Hai Ngô (ở khu 2), sau những giờ học ở trường.
Cuối năm đó, tôi thi "băng" tú tài 1, với cái chứng chỉ giả do Anh Hai Ngô cung cấp, để kèm theo hồ sơ dự thi.
Cho đến năm lớp đệ tam thì tôi xin Mẹ cho được học thêm (học nhảy lớp) với Anh Hai Ngô (ở khu 2), sau những giờ học ở trường.
Cuối năm đó, tôi thi "băng" tú tài 1, với cái chứng chỉ giả do Anh Hai Ngô cung cấp, để kèm theo hồ sơ dự thi.
Kết quả đọc trên đài phát thanh thì có tên đậu, mừng quá. Chạy ra trường Cường Để coi lại danh sách niêm yết thì tên mình và một số bạn (cũng thuộc lò Hai Ngô) bị bôi đen. Không dám hỏi, không dám khiếu nại gì cả. Lại có người hăm dọa là có thể bị đuổi ra khỏi trường, hoặc là có thể bị cấm thi vì đã gian lận. Hỏi anh Hai Ngô thì anh bảo đừng sợ!
Tôi lo thì ít mà Mẹ tôi lo thì nhiều. Bà cũng lại khóc suốt mấy ngày liền vì sợ cho tương lai đen tối của tôi.
- Ít nhất thì cũng được sĩ quan Thủ Đức rồi đấy, Mẹ ạ!.
Bà nghe vậy nên không vui nhưng rồi tôi chẳng mấy quan tâm bởi kỳ thi Tú Tài 2 cũng sắp đến nơi.
(Xin được nhắc, lúc ấy mỗi năm có hai kỳ thi Tú Tài 1 &2 được tổ chức. Thường thì mỗi kỳ chỉ có 15-17% thí sinh được đậu).
Năm sau tôi cũng đậu Tú Tài 2 ngay kỳ thi đầu. Mẹ tôi mừng vô hạn, gặp ai bà cũng đem khoe.
(Xin được nhắc, lúc ấy mỗi năm có hai kỳ thi Tú Tài 1 &2 được tổ chức. Thường thì mỗi kỳ chỉ có 15-17% thí sinh được đậu).
Năm sau tôi cũng đậu Tú Tài 2 ngay kỳ thi đầu. Mẹ tôi mừng vô hạn, gặp ai bà cũng đem khoe.
Riêng tôi thì cũng mừng nhưng vẫn cái tính ham chơi. Có đứa bạn rủ tôi vào Nha Trang thi mướn Tú Tài 1 trong kỳ 2. Được cho biết, mọi chi phí ăn ở, xe cộ.. đều được họ chi trả. Nếu đậu thì sẽ nhận được một số tiền lớn. Tôi ham vui, nghe nói đi xa mà không tốn tiền là mừng rồi, chẳng biết mặc cả, giao kết gì hết, còn trẻ mà!
Tôi bèn thưa với Mẹ cho phép tôi đi Nha Trang chơi cùng mấy đứa bạn vừa thi đậu. Làm bộ xin ít tiền và dĩ nhiên Mẹ tôi chấp nhận ngay.
Tôi được biết là thi dùm cho con trai của một ông Thiếu Tá, tên tuổi là của nó nhưng cái hình trên thẻ học sinh và giấy tờ nộp lên Bộ Giáo Dục thì là của tôi. (Nghĩ lại mới biết là mình khờ hết sức, đánh đổi cả một tương lai!?). Tôi được cho biết, sau đó họ sẽ có đường giây hoán đổi hồ sơ trở lại. Chuyện đó có nhằm nhè gì với tôi đâu!?
Kết quả khả quan, nhưng cái người làm trung gian đã không chung tiền cho tôi như lời hứa. Tôi đã cậy một người đang có thế lực ở Nha Trang đòi tiền, nhưng được khuyên là không nên, vì chắc chắn sẽ bất lợi về phần mình. Thằng bạn của tôi cũng nói chuyện nầy với Mẹ tôi, nhằm khuyên tôi là đừng gây rắc rối. Mẹ biết rõ sự việc nên lại đâm lo, cũng lại khóc và khuyên tôi hãy tập trung lo cho chuyện học.
Hai năm sau, trong lúc tôi đang học ở Sài Gòn. Mẹ đã gọi tôi về gấp, tôi chẳng biết chuyện gì. Về đến nhà, thì bà vừa khóc vừa đưa cho tôi xem một lá thư của Bộ Giáo Dục, nội dung là cái bằng Tú Tài 1 của tôi đã bị thu hồi. Lá thư còn cho biết là những bằng cấp lấy được sau đó cũng sẽ bị hủy bỏ.
Tôi như từ trên trời rơi xuống và Mẹ cứ mãi trách tôi, cái tội dấu Mẹ để đi thi mướn nên đã gây ra “thảm họa” như thế nầy. Tôi không hiểu tại sao lại như thế!?
Tôi như từ trên trời rơi xuống và Mẹ cứ mãi trách tôi, cái tội dấu Mẹ để đi thi mướn nên đã gây ra “thảm họa” như thế nầy. Tôi không hiểu tại sao lại như thế!?
Thằng bạn của tôi thì đoán già đoán non rằng, chuyện thi mướn của tôi đã bị bể cho nên Bộ Giáo Dục áp đặt kỷ luật với tôi như vậy. Nếu đúng như thế thì coi như tôi sẽ trắng tay, không có Tú Tài 1, thì Tú Tài 2 coi như bỏ và chương trình đại học cũng bị gián đoạn. Mẹ tôi cũng lại không ăn, không ngủ mấy ngày liền, chỉ có khóc!
Sau đó cố lấy bình tĩnh lại, tôi nhờ người hỏi thăm Bộ Giáo Dục liệu có cách nào “chạy” cho khỏi bị thu bằng hay không. May quá, được cho biết là cái bằng Tú Tài 1 bị thu hồi là cái bằng mà tôi đã thi “băng” với chứng chỉ giả mạo. Cũng được xác nhận là không ảnh hưởng gì đến chuyện học của tôi đang có. Mẹ tôi mừng vô hạn, hơn cả tôi nhiều!
Rồi tiếp theo đó là những ngày sau năm 75, nhiều khó khăn lại đến...
Tôi đã trách Mẹ, nhắc lại cái năm lúc mới vào Sài Gòn, tôi đã nạp đơn dự thi và đậu được kỳ thi nhập học khóa huấn luyện để lái thương thuyền đi các quốc gia Á Châu. Lúc đó Mẹ sợ tôi đi xa, mất con.. nên đã không cho phép tôi tham dự khóa học đó. Mẹ đòi chết nếu tôi cãi lời. Cuối cùng tôi đã phải từ bỏ cái mộng hải hồ trong luyến tiếc!
Mẹ tôi đã không vui khi bị đổ thừa:
- Nếu hồi ấy mà Mẹ cho con theo nghề đó thì bây giờ đời con đã khác nhiều!?
Mẹ tôi cũng lại khóc nữa, nhưng lần nầy tôi không biết rằng Mẹ khóc vì ân hận cho cái quyết định năm xưa hay là đang khóc cho cái tương lai không mấy sáng sủa của tôi lúc bấy giờ?
Rồi tới ngày chúng tôi rời Việt Nam, rời xa khỏi Mẹ, cái điều mà không bao giờ Mẹ muốn. Nhưng Mẹ vẫn cố nuốt nước mắt để tiễn con cháu ra đi, một cách thầm lén vì sợ lộ kế hoạch.
Những năm tháng dài qua xứ người, bôn ba cho tương lai, chúng tôi đã không giúp được gì nhưng chưa bao giờ nghe thấy một lời than, từ Mẹ.
Mẹ ơi!
Ngày Mẹ đoàn tụ với chúng con, nhìn tấm thân còm cõi thì biết rằng Mẹ đã chịu đựng biết bao nỗi buồn lo, cho thằng con trai của Mẹ.
Rồi Mẹ không ở với con lâu hơn được nữa. Mẹ đã đến cõi trần gian nầy để mà chịu khổ vì con.
Khi con vừa ổn định cuộc sống thì Mẹ đã ra đi, để lại cho con biết bao nỗi lòng ân hận. Bởi vì con chưa có một lần để được báo đáp công sinh dưỡng và ơn hy sinh của Mẹ!!
Chúng con chỉ có vỏn vẹn hai câu thơ để dâng Mẹ, đã được khắc trên tấm mộ bia khổ nhỏ:
CÔNG SINH DƯỠNG MỘT ĐỜI GHI NHỚ
ƠN HY SINH MUÔN THUỞ KHÔNG QUÊN
Mẹ ơi!
Hôm nay, con vẫn còn nhớ từng chữ trong bài thơ “Khóc Mẹ”, mà mười lăm năm trước con đã đọc tại chùa Pháp Bảo, trong ngày lễ thất tuần của Mẹ. Mẹ còn nhớ như con không? Con xin đọc lại cho Mẹ nghe nhé:
Lòng những tưởng Mẹ còn đâu đó
Để cùng con chia sẻ buồn vui
Bây giờ biết mất Mẹ rồi
Lòng con quặn thắt một đời nhớ thương
Có xa mới biết “đoạn trường”…
Thôi thì con, Mẹ, ai đường nấy đi
Cầu xin hồn Mẹ độ trì
Cho con nghị lực thực thi phận mình:
“Cháu nội Mẹ con xin nuôi dạy
Trở nên người hữu sự, vinh gia”
Ấm lòng hồn Mẹ phương xa
Ấy là báo hiếu cũng là tạ ơn
Tạ ơn Mẹ sớm hôm tần tảo
Suốt một đời giông bão vì con
Bây giờ Mẹ mất con còn
Làm sao báo đáp cho tròn nghĩa nhân
Thôi cho con được một lần
Cuối đầu tạ lỗi, vãn phần ăn năn
Cầu xin hồn Mẹ thoát trần
Ngàn năm cõi Phật hưởng phần an vui.
Kính thưa Mẹ, chúng con kính tạ ơn Mẹ đã độ trì cho chúng con và các cháu.
Hôm nay các cháu nội của Mẹ đã trưởng thành và đã có nghề nghiệp để tự nuôi sống bản thân của chúng được rồi đó Mẹ!
Mẹ có vui không, khi mà cháu nội của Mẹ đã không “ỷ lại” vào chúng con. Đó là niềm tự hào mà chúng con luôn đặt để, bằng niềm tin vào các cháu.
Kính tạ ơn Mẹ
Mùa Vu Lan 2011
Đinh Tấn Khương ______________________________
________________________________________________________________________________
No comments:
Post a Comment