Cẩm Tú Cầu
Năm tôi bốn tuổi rưởi, tôi được mẹ đem về nội nhưng mà chỉ ngủ với mẹ có hai đêm rồi những ngày tháng sau đó và cả gần hai năm sau tôi phải ngủ với nội. Lúc ấy tôi cứ dán mắt nhìn vào buồng nơi có mẹ trong đó mà khóc tấm tức, mà ước mong mẹ sẽ ra bồng vào, rồi mẹ ôm tôi thật chặc, thật chặc, rồi mẹ hít những hơi thật dài, thật dài khắp người tôi. Ôi! Mới nghĩ thôi mà tôi đã thấy đê mê, một hương vị ngọt ngào êm ái lâng lâng tràn ngập khắp cỏi lòng. khắp da thịt tôi, đầu óc tôi hân hoan rạng rỡ. Sở dỉ mẹ phải ngủ riêng vì mẹ tập cho tôi quen với nội, mẹ chỉ ở nửa tháng rồi mẹ đi vào Ban mê Thuộc theo ba tôi làm ăn
Quê nội tôi ở Nong nhà gần cầu xe lửa, từ nhà nhìn ra khoảng hơn hai trăm mét là đường xe lửa, xa hơn chút nữa khỏang một trăm mét là đường quốc lộ Bắc Nam, nhà nội tôi hướng về phía mặt trới mọc, có những buổi sáng tôi dậy sớm nhìn lên bầu trời, thấy mây hồng hồng và nền trời xanh lơ, một cái tròng đỏ trứng gà khổng lồ đang từ từ rất chậm, rất chậm ló dạng và tôi biết đó là mặt trời mọc. Trước mặt nhà là ruộng lúa xanh tươi, có những chiều tôi ra trước ngóng mẹ và nhìn những cơn sóng lúa chạy dài mãi tận xa xa. đón nhận những cơn gió mát trong lành tinh khiết Nhà nội tôi, một gian nhà tranh tre ba gian bên hông nhà thờ. có giàn bầu ở phía trước Nhà thờ là một ngôi nhà xây rộng lớn phía trước có hai bậc cấp dài và cao để đi lên, bên hông trái một dãy nhà ba gian có bếp để mỗi lần cúng giỗ có chỗ nấu nướng, nơi ấy luôn đóng cửa, chỉ trừ những hôm có kị giỗ mới mở của ra
Sở dỉ ba mẹ tôi cho tôi về ở với nội vì khi tôi mới mười sáu tháng tuổi mẹ đem tôi về thăm rồi O út thích tôi quá đi theo lên tận Ban mê Thuộc để giữ tôi, nhưng chẳng may mới ở được bảy tháng O bị đau thương hàn, thuốc than hồi đó cũng thiếu thốn nên O mất rồi chôn trên đó luôn. khi ấy O mới mười sáu tuổi mơn mởn, O như một nụ hoa hàm tiếu còn đầy ắp phong nhụy trinh nguyên, O trắng trẻo và xinh đẹp. ăn nói nhỏ nhẹ thêu thùa rất giỏi, dáng người mảnh khảnh thướt tha Một nỗi đau mất con cứ xoáy vào lòng người mẹ góa là bà nội tôi, một nỗi đau mà không gì có thể bù đắp, không gì làm cho nguôi ngoai trong lòng người mẹ mất con, mẹ tôi cảm thông với bà nên bà yêu cầu giữ tôi lại để an ủi phần nào nỗi nhớ con, nỗi mất mát sâu đậm trong lòng bà, mẹ tôi nén lòng thương nhớ tôi mà rức ruột đồng ý, bà nội tôi là một người rất đẹp, ông nội tôi mất khi bà mới có ba hai tuổi bà ở vậy thờ chồng nuôi con, mặc cho nhiều người đến ve vản, có người xin cưới hỏi đàng hoàng, nhưng bà quyết tâm đóng chặc cửa lòng từ đây
Năm đầu tiên tôi chưa biết gì, tôi chỉ khóc đòi mẹ rồi tôi được bồng ẳm dỗ dành, tôi cũng nguôi ngoai, cũng quen dần đến năm tôi được năm tuổi, tôi bắt đầu thấy nhớ mẹ vô cùng, lúc này tôi không khóc nữa, mà nỗi nhớ mẹ cứ âm ỉ cháy trong lòng và tôi bắt đầu nhớ lại mọi chuyện đã qua. Tôi nhớ mỗi lần tôi khóc O Mai ( bây giờ là O út của tôi vì O út mất rồi ) bồng tôi dỗ và chỉ ra đường tàu
- Nín đi mai mẹ về, mẹ sẽ về bằng con tàu đó, hoặc mẹ đang ngồi trên tàu kìa
Vậy là tôi cứ đinh ninh mẹ tôi sẽ về trên chiếc tàu mà mổi lần tàu
chạy ngang qua nhà , vì sắp qua cầu nên huýt còi inh ỏi và xả khóí mịt
mù, có những chiều ngủ dậy khi ấy là xế, tôi ngồi trên bậc cấp nhà thờ
nhìn ra đường rây bổng thấy con tàu chạy qua dười ánh nắng chiều vàng,
lòng tôi nghĩ về mẹ, tôi nghĩ rằng mẹ về, nhưng mà mẹ chưa tới nhà được
vì mẹ xuống ga Truồi cách Nong bảy cây số vì ga Nong tàu không ngừng chỉ
chạy chậm chậm mẹ sẽ xuống không kịp, xuống ga Truồi rồi mẹ còn ghé chợ
mua cau trầu quà cho bà nội, mua một bó chè tươi cho cả nhà vì chè
Truồi nước xanh và rất thơm ngon, mẹ còn mua cho tôi một đốt mía lau vừa
ngọt vừa mềm, bao nhiêu là tưởng tượng cứ lần lượt hiện ra trong trí óc
non nớt của tôi. Ngày nào tôi cũng nhìn con tàu chạy qua và mơ mẹ về
bên tôi, nỗi chờ mong mẹ cứ khoắc khoải, khoắc khoải trong trái tim tôi
ngày này qua ngày khác đến chín mùi, đến thấm đẩm vào bữa ăn giấc ngủ và
cả những khi tôi chơi buôn bán cùng bạn bè. Những lúc ấy tôi hay đóng
vai mẹ đi chợ về và mua quà cho các con, rồi các con tôi mừng rỡ và rối
rít.. Mẹ về..Mẹ về, tôi sung sướng râm ran và chìm trong hoang tưởng có
mẹ mình về thật, tôi mơ màng nhắm mắt lại và hy vọng khi mở mắt ra thấy
ngay mẹ mình, có những lúc tôi thừ người nhìn về chân trời xa xăm mơ
tưởng nơi ấy có mẹ mình, rồi nghĩ ngợi không biết mẹ giờ này mẹ đang làm
gì và có nhớ tôi không?
Mặc dù tôi rất được bà nội và O út cưng chiều. nhưng tôi vẫn nhớ mẹ đến dại khờ, đến xót xa. Ở Huế bà nội tôi phải gọi là mệ nội, nhưng tôi thường quen miệng gọi bà, còn mẹ thì gọi là mạ nhưng tôi quen gọi mẹ vì mẹ tôi là người ở tận Phú Phong thuộc tỉnh Bình Định, nhà ngoại tôi ở gần nhà máy dệt Phú Phong, ba tôi người Huế. Ngày ấy ba tôi từ Huế vào làm thợ sữa máy dệt rồi phải lòng mẹ tôi và cưới mẹ. Khi ấy bà nội tôi phải từ Huế vào hai lần ông ngoại tôi mới cho cưới, ông ngoại tôi là nhà nho, rất kĩ sợ ba tôi xuông Qui Nhơn mượn một người đàn bà khác thế mẹ, vì bà nội tôi rất trẻ và đẹp, mẹ tôi thường kể khi vào Phú Phong cưới vợ cho con trai mà ông cậu của mẹ tôi góa vợ cứ theo bảo mẹ tôi
_Tám ơi! ( vì mẹ tôi là thứ tám ) gã bà mẹ chồng cho cậu đi con,
ông cứ nằng nì mãi và thường nhìn bà nội tôi với đôi mắt đắm đuối si tình
Nỗi nhớ mẹ cứ ăm ắp trong lòng tôi ngày này
qua ngày khác, đêm này qua đêm khác, tháng này qua tháng khác kéo dài,
kéo dài mãi đối với tôi như vô tận miên man rồi một chiều cuối năm gần
chập choạng tối , trời thì mưa lâm râm lạnh thấu tim gan cả ba mẹ tôi
cùng về, khi ấy là gần tết, tôi mừng quá hét lên thật to
-Mẹ đã về......Mẹ đã về
Rôi tôi xỉu luôn.......Khi tôi mở mắt ra thì tôi đã nằm gọn trong
lòng mẹ. Nỗi mừng vui, nỗi sung sướng, nỗi ấm áp cứ lấn tràn tuôn chảy
trong tâm trí tôi, hết đợt này đến đợt khác không ngừng, không
nghỉ.......Tôi nhìn mẹ từng nét, từng nét một và tôi biết mẹ đã có em
bé, trí óc non nớt của tôi bổng thoáng gợn một nỗi ganh tị và nghĩ rồi
đây mẹ có em bé rồi chắc sẽ không thương mình nữa, hoặc sẽ thương ít
thôi, một nỗi buồn sâu thẳm tự đáy tim tôi dâng lên dạt dào nghèn
nghẹn, tôi dổi hờn và tránh mẹ ra. Nhưng rồi mấy ngày sau mẹ sinh khó
phải lên bệnh viện hộ sản Huế để sinh mẹ suýt chết, Mẹ chạy giặc bị
Tây đuổi vấp té nhiều lần em bé bị tử trong bụng đã lâu. Mẹ kể buổi sáng
hôm ấy mẹ vừa ra khỏi cửa thì nghe súng nổ mẹ nằm sát xuống và giả chết
Tây đi qua lại đá lên người mẹ, mẹ vẫn nằm im bất động, nó tưởng mẹ
chết rồi, đến chiều tối mẹ mới len lén đi theo đoàn người di tản chạy
mãi, chạy mãi khó khăn lắm mới về được nơi này. mẹ nói, mẹ không về Phú
Phong cho gần vì nơi đây có tôi, mẹ nhớ tôi lắm lắm Còn ba tôi kể ông bị
lạc mẹ vì ông ở đoàn quân xa, nhưng rồi bị đuổi đánh ông cùng năm người
nữa chạy lạc vào rừng năm ngày không có gì ăn ông chỉ ăn toàn lá lốt vì
trái cây ông sợ bị ngộ độc, trong khi những người đi cùng ông vẫn ăn
trái cây rừng, một đều may mắn thú vị bất ngờ là ba mẹ gặp nhau trên một
chuyến tàu về quê nhà Trận ấy mẹ nằm rất lâu khi dậy mẹ bị phù người
các thầy lang nói mẹ bị sản hậu phù thủng, nhưng rồi nhờ ơn trên mẹ cũng
lành và mẹ lại sắp sữa ra đi, lần nầy tôi quấn theo chân mẹ van xin
_ Mẹ đi đâu cho con theo với, mẹ ơi! ...mẹ ơi!...nhất định con theo mẹ....
Lúc
ấy khói lửa chiến tranh đã bùng nổ, đã lan rộng khắp nơi năm 1946 ba
tôi được kêu đi sửa xe cho đoàn quân nhu, còn mẹ tôi về ngoại trồng dâu
nuôi tằm ươm tơ kéo sợi vì nhà bà ngoại tôi làm nghề đó. Trước đây mẹ
tôi đã bồng tôi đi tàu nhiều lần nhưng lúc ấy còn nhỏ quá tôi chưa biết
gì, Bây giờ lần đầu tiên tôi biết cảm giác ngồi trên con tàu lắc lư,
chạy xình xịch, nhìn thấy cây cối nhà cửa hai bên đường chạy lùi ra sau
mình. tôi nhìn quanh toa tàu thấy mọi người đều xanh xao, thiểu não vì
vừa qua nạn đói 1945 dư âm còn để lại rất là thê thảm, các ga không ai
bán gì vì trước đó đói quá người đi tàu ăn quỵt, trên tàu người ngoài
Bắc họ vào rất đông, ai cũng bới cơm, hoặc sắn, hoặc khoai mang theo với
muối mè, họ ăn rất ngon lành và khi hết họ còn liếm mép, thòn thèm còn
những người không có bới thức ăn theo, họ nhìn những người ăn mà tỏ ra
thèm thuồng rồi nuốt nước miếng ừng ực, một vẻ thèm thuồng đói khát lộ
liểu mà tôi không dám ngờ đến bao giờ Bổng tôi nhớ đến những ngày đói
cách đây không xa, nhà nội tôi còn lúa rất nhiều mà phải ăn ngày một bữa
cơm và một bữa cháo, mỗi lần ăn cháo tôi khóc lên và nói
_ Con đau bụng con không ăn cháo
Những ngày ấy luôn ám ảnh tôi, tôi nhớ lúc ấy người ở đâu kéo về
làng tôi và họ nhổ rau má ở bờ ruộng trước nhà, mà nơi ấy là nơi phóng
uế, rồi họ vô nhà xin muối mượn nồi luộc chấm muối ăn rất ngon lành, còn
nhà bà nội tôi thì luôn luôn sập cửa chỉ đi cửa bếp thôi, vì sợ những
người đói quá họ sẽ vào nhà cướp lúa, những ngôi nhà tranh thôn quê ở
Huế, nhà nào cũng có cửa mái chống lên mỗi sáng và sập lại khi tối
trời, còn mùa mưa thì chống hé lên để mưa khỏi tạc nước vào nhà, mỗi nhà
chỉ có hai cửa chống là gian trên và gian giữa, còn chung quanh nhà đều
che phên bằng tre đan rất dày và lợp ở ngoài một lớp tranh
Những ngày này nạn đói hoành hành, trộm
cắp nổi lên rất nhiều, lúc ấy tôi còn nhỏ mà nhớ, có một hôm cả nhà đã
lên giường ngủ, bà nội mới hỏi mẹ
- Hai ơi! Cái nồi đồng con để mô? Mẹ nói
. Dạ con cất rồi, bà nội cứ gặng hỏi mãi, cất chỗ mô? Vậy là cuối cùng mẹ phải nói
_ Con úp trên chuồng heo và lấy cái nón rách đậy lại
Vậy là sáng ra mất cái nồi đồng, vì hằng đêm ăn trộm rình sẳn
quanh nhà, những ngày tháng đó nhà nào còn lúa nhiều cũng lo ngơm ngớp
ngủ không yên giấc
Còn mẹ cứ than vãn mãi, mẹ nói ' lúa gạo của dân mình mà Nhật thu
gom để dự trử đánh Tây nên dân mình đói ' mẹ nói với ánh mắt buồn buồn
và giọng đầy xót xa uất ức. Sau này tổng kết nạn đói 1945 dân mình chết
đói gần một triệu người
Cẩm tú Cầu __________________________
Cẩm tú Cầu __________________________
____________________________________
No comments:
Post a Comment