Mọi người được sinh ra thì phải bị chết . Đó là một qui luật bất biến .
Có hai câu hỏi liên hệ đến cái chết mà con người chúng ta chưa tìm được một giải đáp thỏa đáng , đó là :
1. Khi nào và nguyên nhân gì sẽ dẫn ta đến sự chết ?
2. Việc gì sẽ xảy ra sau cái chết . Chết là hết hay lại còn tiếp nối kiếp sau , và chúng ta sẽ đi về đâu ?
Chúng ta có thể phỏng đoán , gần như chính xác , ngày sinh của một đứa bé , từ khi nó vừa mới được tượng hình trong bụng người mẹ . Chúng ta có thể đoán được một cách tương đối , những bước phát triển về thể chất và tinh thần của một đứa trẻ bình thường . Nhưng chúng ta không tài nào biết được ngày chết của một con người , trong lúc họ còn đang khoẻ mạnh .
Từ lúc được tạo hình trong dạ con , coi như sự sống được bắt đầu , sự chết cũng hiện diện ngay từ lúc ấy . Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi còn là một bào thai hay là một đứa bé đã chào
đời , trưởng thành hay ở tuổi già nua . Cũng vậy , trong cơ thể của chúng ta , ngay từ những ngày khởi đầu của cuộc sống , sự sinh diệt đã xảy ra trong từng giây khắc . Các tế bào máu , tóc , da và một số cơ quan trong cơ thể của mỗi con người đều có tuổi thọ riêng và được thay đổi thường xuyên : hủy diệt và tái sinh , để duy trì sự sống của chính cơ quan đó và toàn bộ cơ thể đang chứa đựng nó .
Những thay đổi này chịu một sự chi phối theo qui luật đã được định sẵn .
Chỉ có hai cơ quan không tuân theo qui luật ấy , đó là trái tim và bộ não . Một khi tế bào của hai cơ quan này đã chết thì không có sự tái sinh như những cơ quan khác trong cơ thể con người . Đây cũng là một qui luật mà chúng ta chỉ biết tuân theo chứ không thể giải thích được là tại sao như thế !?
Trong mỗi chúng ta , hầu hết ai cũng nhắc nhở chính mình và cả con cái chúng ta , nên chuẩn bị thật chu đáo cho những kỳ thi quyết định tương lai cuộc đời .
Chúng ta tính toán thật hoàn chỉnh cho ngày hôn lễ , cái ngày được coi như khá trọng đại của hai con người tìm đến với nhau . Chúng ta chuẩn bị thật chu toàn cho những tính toán trong công việc làm ăn sinh sống . Chúng ta cũng không quên chuẩn bị kỹ lưỡng cho những chuyến du lịch định sẵn v.v... Nhưng có mấy ai trong chúng ta đã chuẩn bị , hay nhắc nhở con cái mình chuẫn bị cho ngày chết .
Có lẽ chúng ta ngờ rằng , làm như vậy sẽ mang lại điềm gỡ , không phải là chuyện nên làm ?
Ngay từ những ngày đầu đến Úc . Chúng tôi đã nhiều lần nghe nói đến chuyện lập tờ di chúc . Cũng như được yêu cầu ký giấy hiến tặng cơ phận của mình , mỗi khi tái đổi bằng lái xe . Chưa quen với những điều này , chúng tôi hơi sờ sợ , không bao giờ dám đặt bút ký vào cái phần được yêu cầu ấy . Vì nghĩ rằng , việc đó sẽ dẫn đến những chuyện không may cho mình .
Chúng tôi còn nhớ rõ ngày xưa , lúc còn ở quê nhà . Ông Bà của chúng tôi có sắm sẵn hai cỗ quan tài , để dành cho hai người lúc tuổi về chiều . Chúng được đặt ngay ngắn ở trong một gian phòng nhỏ . Mãy đứa như chúng tôi thời bấy giờ , tuổi còn quá nhỏ , đâu có biết đó là cái gì . Mỗi lần chơi trò cút bắt , có đứa đã mở nắp cỗ quan chui vào đó trốn , vì ít khi bị tìm ra . Mãy đứa chúng tôi bị quở mắng khi bắt gặp làm như vậy , cho đó là điềm không tốt . Chúng tôi được nghe nói chui vào hòm là sẽ bị chết . Chúng tôi tin như vậy nên cũng sờ sợ . Cái sợ đã làm cho chúng tôi , không một đứa nào dám bước chân vào cái căn phòng nhỏ ấy nữa , chứ đừng nói chi đến chuyện chui vào các cỗ quan tài để trốn như mọi lần . Mãy đứa chúng tôi sau đó cũng đã thường xuyên tụ năm tụ ba , bàn tán xôn xao và theo dõi thử xem có đứa nào bị chết , vì đã lỡ chui vào trốn trong hai cái cỗ quan tài đó chưa .
Trong mỗi chúng ta , hầu hết ai cũng nhắc nhở chính mình và cả con cái chúng ta , nên chuẩn bị thật chu đáo cho những kỳ thi quyết định tương lai cuộc đời .
Chúng ta tính toán thật hoàn chỉnh cho ngày hôn lễ , cái ngày được coi như khá trọng đại của hai con người tìm đến với nhau . Chúng ta chuẩn bị thật chu toàn cho những tính toán trong công việc làm ăn sinh sống . Chúng ta cũng không quên chuẩn bị kỹ lưỡng cho những chuyến du lịch định sẵn v.v... Nhưng có mấy ai trong chúng ta đã chuẩn bị , hay nhắc nhở con cái mình chuẫn bị cho ngày chết .
Có lẽ chúng ta ngờ rằng , làm như vậy sẽ mang lại điềm gỡ , không phải là chuyện nên làm ?
Ngay từ những ngày đầu đến Úc . Chúng tôi đã nhiều lần nghe nói đến chuyện lập tờ di chúc . Cũng như được yêu cầu ký giấy hiến tặng cơ phận của mình , mỗi khi tái đổi bằng lái xe . Chưa quen với những điều này , chúng tôi hơi sờ sợ , không bao giờ dám đặt bút ký vào cái phần được yêu cầu ấy . Vì nghĩ rằng , việc đó sẽ dẫn đến những chuyện không may cho mình .
Chúng tôi còn nhớ rõ ngày xưa , lúc còn ở quê nhà . Ông Bà của chúng tôi có sắm sẵn hai cỗ quan tài , để dành cho hai người lúc tuổi về chiều . Chúng được đặt ngay ngắn ở trong một gian phòng nhỏ . Mãy đứa như chúng tôi thời bấy giờ , tuổi còn quá nhỏ , đâu có biết đó là cái gì . Mỗi lần chơi trò cút bắt , có đứa đã mở nắp cỗ quan chui vào đó trốn , vì ít khi bị tìm ra . Mãy đứa chúng tôi bị quở mắng khi bắt gặp làm như vậy , cho đó là điềm không tốt . Chúng tôi được nghe nói chui vào hòm là sẽ bị chết . Chúng tôi tin như vậy nên cũng sờ sợ . Cái sợ đã làm cho chúng tôi , không một đứa nào dám bước chân vào cái căn phòng nhỏ ấy nữa , chứ đừng nói chi đến chuyện chui vào các cỗ quan tài để trốn như mọi lần . Mãy đứa chúng tôi sau đó cũng đã thường xuyên tụ năm tụ ba , bàn tán xôn xao và theo dõi thử xem có đứa nào bị chết , vì đã lỡ chui vào trốn trong hai cái cỗ quan tài đó chưa .
Thời gian qua mau , tuổi trẻ lại chóng quên . Lâu dần chúng tôi cũng quên đi cái sợ sệt một cách mơ hồ ấy , vì chẳng thấy đứa nào chết cả . Những đứa trẻ của ngày nào đó , hiện vẫn còn đang sống đủ . Và ông bà của chúng tôi thì đã qua đời ở tuổi ngoài 80 .
Những năm tháng gần đây , nhân dip vào thăm mộ của người Mẹ trong một nghĩa trang ở Sydney . Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều người đã dám xây sẵn phần mộ cho mình , bên cạnh ngôi mộ của người phối ngẫu mà đã qua đời trước họ . Tên tuổi được ghi rõ một cách đầy đủ trên tấm mộ bia dựng sẵn , chỉ có ngày chết thì còn để trống mà thôi . Thời gian cũng kéo dài khá lâu nhưng chúng tôi chưa thấy một tấm mộ bia nào trong số ấy , được điền vào chỗ trống mà đã chừa sẵn hằng chục năm nay .
Câu chuyện của một anh thanh niên ngoan ngoãn trong một gia đình tỵ nạn như chúng ta . Ngay từ thuở nhỏ anh luôn nghe lời khuyến khích của cha mẹ , ít bạn bè , chăm chỉ học hành . Ngoài nhà trường và nhà mình , anh không biết một cái gì khác nữa . Anh đã tìm được một việc làm bán thời trước khi anh ta hoàn tất văn bằng cử nhân . Những người quen biết anh và gia đình , ai cũng đoán chừng anh sẽ có một một tương lai tươi sáng .
Nhưng không một ai , kể cả chính anh , ngờ được rằng , anh ta đã mang sẵn một mầm bệnh trong người . Căn bệnh ung thư rất hiếm trong lứa tuổi như anh . Căn bệnh quái ác đã cướp mất mạng sống cũng như những kỳ vọng của chính anh và gia đình , đúng lúc anh nhận lãnh mảnh bằng mà anh vừa hoàn tất , ở thứ hạng cao .
Chúng tôi không có cơ hội để đọc được một cách chính xác , cái cảm nghĩ riêng tư của những thành viên trong gia đình và của chính anh , trước cái chết quá đột ngột đó . Có người khen ngợi anh . Có người lại thầm tiếc cho đời anh . Vì trước khi chết anh đã không hưởng thụ được một chút gì vui sướng trong cuộc sống thế gian này . Anh chỉ biết theo đuổi một sự nghiệp tương lai mà cuối cùng anh cũng đành bỏ lại đằng sau cái chết , ở cái tuổi còn quá trẻ .
Câu chuyện của một bà cụ tuổi cụ cũng đã ngoài 90 , cư ngụ trong một nhà dưỡng lão sau cái lần bị tai biến mach máu não . Cái biến cố ấy đã bắt cụ phải nằm luôn trên giường , tiêu tiểu , ăn uống thì phải cần có người giúp đỡ . Tuy nhiên tinh thần của cụ lúc nào cũng tỉnh táo . Mỗi lần vào thăm bệnh , cụ chỉ hỏi chúng tôi có một câu , đó là :
- Bác sĩ có thuốc gì chích cho bác chết quách đi cho rồi , bác không muốn kéo dài cái khổ đau này thêm nữa .
Hiểu được ý bác muốn gì , nhưng chúng tôi chỉ biết lựa lời để an ủi , gần như không thực lòng mà lại còn vô lý nữa .
Những năm gần đây chắc hẳn quý vị thường nghe nói nhiều về vấn đề ‘ nan y tử quyền ’ . Đó là cái quyền được chết theo ý muốn của người bệnh và thân nhân của họ .Thế nhưng cái quyền này cũng bị phủ quyết . Các vị chính trị gia đã dành quyền làm luật để bác bỏ cái ý muốn này của người bệnh , những người đã phải chịu nhiều đau khổ vì căn bệnh trầm kha mà phần lớn ở trong độ tuổi xế chiều .
Qua những câu chuyện trên đây đã giúp cho chúng tôi quán tưởng về sự chết . Đó là , cho dù chúng ta có chuẩn bị hay không nghĩ tới , cái chết cũng phải đến . Sự chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào , với bất cứ nguyên nhân gì mà chúng ta không thể tiên đoán được , trong lúc chúng ta còn khoẻ mạnh .
Chuẩn bị cho cái chết , hay là ao ước để được chết không hẳn sẽ dẫn chúng ta đến sự chết sớm hơn . Qua thực tế cuộc đời , chắc quí vị đã biết có rất nhiều người chưa hề chuẩn bị gì cả mà cái chết vẫn đến , một cách bất ngờ .
Nói như vậy để quý vị thấy rằng sự chuẩn bị trước , không phải là một điềm gỡ mà chúng ta cần tránh nhắc đến .
Chúng tôi chắc chắc có nhiều người trong quí vị sẽ bực bội mà nói rằng , chuẩn bị cho cái chết hẳn là điều nhảm . Cuộc sống có quá nhiều nỗi khó khăn cần nhiều thì giờ để giải quyết . Cuộc sống cũng có lắm điều vui , thời gian không đủ để hưởng thụ , lo gì đến chuyện chuẩn bị cho cái chết . Chết là hết , có gì đâu mà chuẩn bị ?
Chúng tôi sẽ dẫn chứng cho quí vị thấy rằng , có rất nhiều điều mà quí vị cần phải quan tâm đằng sau cái chết của mình . Có biết được như vậy , quí vị mới chịu khó suy nghĩ và chuẩn bị chu đáo . Tuy nhiên , một điều mà chúng tôi xin thưa cùng quí vị là , hãy bỏ qua , nếu quí vị nhận thấy những ý kiến của chúng tôi không phù hợp với mình . Theo quan điểm của chúng tôi , chết không nên coi như là hết được . Chúng ta cần phải tính toán thật chu đáo và chuẩn bị rất kỹ lưỡng để giải quyết một cách ổn thỏa 2 thứ mà chúng ta sẽ để lại đằng sau cái chết , đó là :
1. tài sản và con cái của mình
2. cái thân đã chết của mìnhHầu hết chúng ta đều làm việc khó nhọc suốt cả đời mình . Chúng ta tìm mọi cách để dành dụm tiền bạc, kể cả những cách tránh né hợp pháp để khỏi bị đóng thuế ở mức cao . Sống như thế thì khi qua đời , mình đâu có muốn tài sản của mình để lại bị thất thoát , nếu chúng ta không chuẩn bị
trước .
Chúng ta cần sự cố vấn pháp lý của một Luật sư và một Kế toán , để hầu số tiền để lại của mình sẽ đến tay người thừa hưởng mà không bị thất thoát .
Chúng ta cần sự cố vấn pháp lý của một Luật sư và một Kế toán , để hầu số tiền để lại của mình sẽ đến tay người thừa hưởng mà không bị thất thoát .
Sự thất thoát có thể xảy ra vì người thừa hưởng phải đóng thuế cao , hay phải đóng thuế con niêm .
Sự thất thoát cũng có thể xảy ra do sự tranh chấp tài sản giữa những người được quyền thừa hưởng .
Tài sản của quí vị cũng sẽ bị thất thoát nếu quí vị tìm cách cất dấu , kể cả bằng những cách hợp pháp . Khi đột ngột qua đời , không một ai biết được tài sản của quí vị ở đâu . Nếu quí vị không ghi rõ và lưu lại chứng từ cho người thừa hưởng thì làm sao truy cập được .
Những điều mà quí vị cần lưu ý khi làm một tờ chúc thư , đó là :
Cập nhật và công bố toàn bộ tài sản của mình , kể cả tiền bảo hiểm nhân thọ , quỹ hưu trí , cổ phiếu v.v...
Nêu đủ tất cả những người trực hệ có quyền thừa hưởng tài sản , mặc dù quí vị không muốn phần tài sản của mình về tay một người nào đó trong số được nêu . Làm như vậy có thể tránh được những tranh chấp về quyền thừa hưởng . Sự tranh chấp này sẽ dẫn đến sự thất thoát tài sản về tay các vị luật sư và quan tòa .
Tính toán một cách hợp pháp để làm sao có lợi về mặt thuế vụ và giảm thiểu tiền con niêm cho người thừa hưởng .
Di chúc cần phái được tái lập cho phù hợp với hoàn cảnh và thời gian .
Cần tìm người tin tưởng để thực hiện di chúc .
Tờ di chúc được thực hiện sau cùng là tờ di chúc có giá trị để thi hành .
Tờ di chúc và các chứng từ khác có liên hệ đến tài sản , nên được cất giữ ở một nơi cố định mà những thành viên trong gia đình phải được biết đến .
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment