Thursday, December 27, 2018

CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ - Phần 1

 Đinh Tấn Khương 



  
Tuổi già là một gánh nặng cho chính phủ ở những quốc gia phát triển và cho chính những người liên hệ . Những người liên hệ mà tôi muốn đề cập đến ở đây là người phối ngẫu , con cái và chính bản thân của người già .
Nghe bài “ Những Câu Chuyện Trên Báo Chí” của anh Minh Duy được phát thanh trên đài SBS vào sáng thứ Bảy, 13-09-03 vừa qua . Câu chuyện có đề cập đến cô gái  ở một xứ Tây Phương , đã đăng mẫu quảng cáo trên Mạng để rao tặng một ông bố ở độ tuổi ngũ tuần .
Câu chuyện cũng còn nêu lên những sự thật phũ phàng được dành cho những người lớn tuổi , ở các quốc gia mà vật chất luôn được đề cao .

Chúng tôi nhận thấy cần nêu rõ và phân tích những khó khăn mà chúng ta có thể trải qua trong cuộc sống , ở khoảng tuổi về già . Đồng thời chúng tôi cũng muốn đưa ra một vài suy nghĩ , mong rằng có thể giúp nhằm tránh được những thảm trạng ở tuổi cuối đời . Cái điều mà không ai trong chúng ta có thể tránh khỏi được , nếu mà chúng ta chưa phải giã từ cõi trần nầy sớm hơn .
 
 Nhiều người lớn tuổi ở đây thường nghĩ , về già sẽ "bị" con cháu gởi vào nhà dưỡng lão như một hình thức tống khứ . Họ quan niệm rằng , phần lớn con cái ở các nước phát triển như nước Úc này , chúng không biết săn sóc cha mẹ ở tuổi già yếu .
Với suy luận là : "Lúc còn nhỏ cha mẹ đã bỏ chúng vào nhà trẻ , cho nên khi cha mẹ về già , chúng cũng cho ông bà thân sinh vào nhà dưỡng lão , như một quy luật bù trừ " .

Họ cho rằng , khác với con cháu ở Việt Nam , chúng có nhiều tình cảm và rất có trách nhiệm trong việc chăm sóc cha mẹ già .
Điều này được đánh giá cao, như là một sự báo hiếu cho công ơn sinh dưỡng của cha mẹ.
Chúng tôi không dám đả phá quan niệm vừa nêu trên . Chúng tôi chỉ muốn nêu ra đây những thực tế và đưa ra một vài đề nghị , để quý vị nhận thức và bắt đầu thực hiện , ngay từ bây giờ , nếu quý vị thấy cần phải chuẩn bị cho tuổi về già của mình .

Trước tiên chúng tôi xin được nói về NHÀ DƯỠNG LÃO :

Nếu có lần nào đó, quý vị có dịp đến thăm một nhà dưỡng lão thì quý vị sẽ thấy , tại đây giống như là một trạm chuyển tiếp ở giai đoạn chót của đời người .

Nhiều hình ảnh thật đau lòng hòa lẫn với cái mùi xú uế , phát ra từ những căn phòng mà người bệnh không kiểm soát được đường đại , tiểu tiện .

Dù có sự giúp đỡ từ nhân viên của nhà dưỡng lão , nhưng không phải lúc nào cũng được thực hiện nhanh chóng như yêu cầu . Cộng thêm với nỗi cô đơn , hoặc là nghe những tiếng rên la đau đớn cũng như chứng kiến những cái chết thường xảy ra gần như mỗi ngày .

Chắc chắn rằng , không một ai trong chúng ta lại muốn được sống trong cái hoàn cảnh như vậy !?

 Nhưng Nhà Dưỡng Lão không phải là nơi mà con cháu muốn gởi cha mẹ vào đó cho rảnh nợ . Quý vị phải hiểu rằng , muốn được nhận vào đây, cần phải hội đủ các điều kiện quy định , đó là :

1-    Những người có sức khỏe kém, không tự chăm sóc cho chính bản thân mình, không thực hiện được những hoạt động căn bản, cần thiết cho cuộc sống một cách độc lập .

 Nói một cách cụ thể hơn là ,

-   những người không tự lấy thức ăn đã nấu sẵn để hâm nóng và tự mình ăn uống được .
-    Những người không thể tự mình đi tiêu , đi tiểu , mà phải cần dến sự giúp đỡ từ người khác . 
-    Những người có sự bất ổn về mặt tinh thần , chẳng hạn hay quên
trước quên sau , mở vòi nước hay lò nấu mà không nhớ đóng lại .

-         Những người mắc chứng mất trí ở tuổi già, ra đi khỏi nhà mà không biết tìm đường về ...

2-     Mặc dù chính phủ có tài trợ ngân sách cho các nhà dưỡng lão . Nhưng những người hội đủ điều kiện sức khỏe quy định để được nhận vào ở , họ đều phải trả một khoản tiền viện phí . Khoản phí này thường là cao hơn số tiền cấp dưỡng cho tuổi già . Có nghĩa là con cái phải trả phụ khoản tiền chênh lệch, chưa kể tiền thuốc men .

Muốn đưa vào ở các nhà dưỡng lão thì cần phải được xác nhận của bác sĩ , chứng thực là người nầy hội đủ điều kiện kém sức khỏe như vừa nêu trên đây .

Như vậy , quý vị phải hiểu rằng , "bị" đưa vào nhà dưỡng lão không phải là ý muốn của con cái , mà chính là điều kiện sức khỏe yếu kém của chính mình . Vì quý vị cần đến một sự chăm sóc , giúp đỡ đặc biệt và thường xuyên cho những sinh hoạt hằng ngày .

Nếu như sức khỏe của mình còn tốt thì chẳng ai cho phép mình vào ở các nhà dưỡng lão . Dù rằng chính mình có tự nguyện xin vào cũng không được chấp thuận.

Mặt khác, nếu như sức khỏe của mình có kém , nhưng còn có sự giúp đỡ của con cái hay người phối ngẫu thì đâu có cần vào nhà dưỡng lão như quý vị từng lo lắng .

Tuy nhiên quý vị cũng phải nhận thức rằng , đời sống ở đây có khác hơn tại Việt Nam .

Ở đây , con cháu của quý vị phải làm việc và có nhiều nỗi lo âu trong cuộc sống hằng ngày .

Chúng tôi không cần phải phân tích nhiều ở đây vì chính quý vị đã là nhân chứng rồi . Quý vị biết rằng con cái của chúng ta không thể bỏ việc để ở nhà chăm sóc mình , dù rằng chúng ta thực sự phải cần đến chúng .

 Điều này không có nghĩa là con cháu của chúng ta ở đây không chịu chăm sóc cha mẹ già .
Quý vị thử tưởng tượng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu con mình mất việc làm. Và chúng tôi cũng đoan chắc rằng, quý vị cũng không thể vui được một khi con mình phải bỏ việc mà chính mình là nguyên nhân.
Nói rõ hơn một chút là quý vị không nên trông mong gì ở con cái trong tuổi già của chúng ta .
 Nếu như không kỳ vọng vào con cái thì liệu có ai sẽ giúp đỡ mình ở tuổi xế chiều ?
Xin thưa rằng , đó là người phối ngẫu của chính quý vị chứ chẳng có ai xa lạ cả. 
Ở tuổi già chỉ có người phối ngẫu là người gần nhất, có thể giúp đỡ rất nhiều về các mặt tinh thần và những sinh hoạt cần thiết trong cuộc sống thường nhật.

Quý vị đã nhận biết được , khi nuôi một đứa trẻ bình thường thì phải cần đến sự hy sinh gian khổ của người mẹ . Tuy nhiên đứa trẻ thường mang lại nhiều niềm vui cho người nuôi dưỡng nó . Niềm vui đến được từ những nụ cười, những tiếng bập bẹ đầu đời và những bước đi chập chững khởi đầu trong cuộc sống...
Niềm vui có được khi người mẹ nhìn thấy con mình có những thay đổi từng ngày . Ví như một người trồng hoa , tìm thấy được niềm vui khi nhìn thấy những bông hoa đang nở rộ trên cành . Họ cảm nhận được cái công lao đã đổ ra hòa chung với niềm hy vọng tràn đầy, cho tương lai của con mình .
Người mẹ nuôi con trẻ, thường thì lúc họ còn đang ở độ tuổi có nhiều sức lực.

Trái lại , nuôi một người già thì khó khăn hơn nhiều . Khác với nuôi một đứa trẻ , người già không cho người nuôi một hy vọng gì cả . Người nuôi đã đoán biết chuyện gì sẽ xảy ra cho người được nuôi . Nuôi càng lâu , càng chán nản , bởi vì sức khỏe của họ mỗi ngày một tệ hơn , theo đúng quy luật của tạo hóa .

Vì ăn ngủ kém cộng với sự đau đớn của thể xác , khiến cho người già hay than phiền , cau có .

Nếu người già còn lẩm cẩm hay mắc thêm chứng mất trí . Thường nói những điều không trúng đâu vào đâu , khiến cho người nuôi cũng như những người thân chung quanh dễ bực bội , buồn phiền .

Nếu người nuôi lại là người phối ngẫu thì họ cũng đang ở độ tuổi mà sức khỏe không còn khá mấy và tinh thần của họ thì cũng đang tuột dốc , vì có nhiều nỗi lo âu trong cuộc sống.

Quý vị làm sao có thể đoán biết được rằng :
-         Ai trong số hai người, vợ hay chồng sẽ nhờ đến ai để 
          chăm sóc cho mình ở tuổi già sức yếu .?
-         Ai sẽ ra đi trước ?
-         Người ở lại sẽ phải nhờ đến sự giúp đỡ từ đâu ?  

Mời đọc  tiếp :  Đinh Tấn Khương : CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ # 2 - Quinhon11



Đinh tấn Khương - Australia  ______________________________________
___________________________________________________________________

4 comments:

  1. Hello anh Khương!
    Đọc bài viết này của anh những điều anh neu ra đều hoàn tòan đúng. Con cái bất đắt dĩ lắm mới đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão đễ có người chăm sóc chứ không phải đó là một hình phạt cho cha mẹ mình. Ở thành phố Philadelphia nơi em ở hiện giờ muốn vào VDL phải wating in the list và chi phí rất mắt. Trong thành phố em ở có một cơ quan tư nhân phi lợi nhuận phục vụ cho người cao niên và khuyết tật gọi là Philadelphia Corporation For Aging (PCA)có nhiều dich vụ phục vụ miễn phí cho những ai hội đủ điều kiện, bao gồm có dịch vụ chăm sóc tại gia (Care at Home) Chăm sóc tại gia vì họ muốn sống tại nhà và được PCA cung cấp người đến nhà giúp đỡ với những hoạt động hằng ngày, như tắm rửa,đi chợ, nấu ăn và họ thưởng thức đời sống trong khung cảnh gia đình. Người được phục vụ họ được quyền chon người phục vụ mà họ thích như bà con hay con cái trong nhà, có nhiều gia đình chon con trong nhà vì cũng thuận lợi vì con cái được chăm sóc cha mẹ và cũng được lãnh lương. Người phục vụ này cũng được lãnh lương qua PCA. Trong công việc làm của em cũng có làm cho chương trình cao niên nên em cũng đã giúp và giới thiệu nhiều cao niên tham gia chương trình này, họ rất thích vì được do chính người thân trong gia đình chăm sóc. Hiện giờ ba em đã 87 tuổi và cũng đang trong dịch vụ này và do con trong nha chăm sóc 24/24 Ông cụ rát vui và mãn nguyện.
    Chỉ chia xẻ một ít hiểu biết về tuổi già của em thôi. Những tài liệu mà anh đã chia xẻ rất quý giá cho bạn đọc, rất cám ơn/ Kính mến.

    ReplyDelete
  2. Chào Hanna!

    Cám ơn những chia sẻ của Hanna về "đề tài" nầy, đã giúp cho tôi hiểu biết thêm về những tổ chức chăm sóc người cao niên và khuyết tậtở Mỹ.

    Quốc hội Úc cũng vừa thông qua dự luật trợ cấp chương trình chăm sóc cho người khuyết tật & cao niên với một ngân sách rất lớn, được cả hai đảng cầm quyền & đối lập ủng hộ. Điều nầy cho thấy tuổi già ở các nước phương Tây được quan tâm & chăm sóc khá chu đáo.

    Nhiều người Việt mình không muốn vào ở, hay là không dám đưa cha mẹ mình vào nhà dưỡng lão bởi vì họ nghĩ ở đó rất buồn!

    Đúng vậy, có ai bảo vào nhà dưỡng lão là tìm thấy niềm vui đâu nào? Một số bài viết & những lời truyền miệng mang tính chủ quan hay là để "tuyên truyền" có mục đích chính trị hầulàm nản lòng người già tỵ nạn (đẻ họ mang tiền quay về VN) & an ủi người già nghèo khổ trong nước (để họ tưởng rằng mình dù có nghèo mà vân còn vui trong tuổi già, vì thế họ chấp nhận những bất hạnh trong cuộc sống hiện tại do bất công xã hội)

    Ở Úc cũng có những chương trình trực thoai trên đài phất thanh sắc tộc về đề tài "nóng" nầy, đa phần những người "chê" nhà dưỡng lão là những vị lớn tuồi mà còn khỏe mạnh, những người con thì không có việc làm, có đông anh chị em(để chia nhau chăm sóc, hay là người nầy sợ người kia cho rằng mình bất hiếu, cũng còn sợ bị kkết án nghe lời vợ/chồng không chịu chăm sóc cha mẹ)...họ chỉ trích những ai mang cha mẹ vào nhà dưỡng lão là bất hiếu.
    Còn những người bênh vực nhà dưỡng lão thì rất ít (có thể họ không muốn nói lên ý kiến của mmình hay không có thì giờ để nói) và là những người có công ăn việc làm cũng như ít anh chị em

    Theo tôi, tùy vào hoàn cảnh gIa đình, tùy vào điều kiện bệnh tật mà cái nhìn của mỗi người sẽ khác nhau trong vấn đề nầy!

    Riêng chúng tôi, đã có một quyết định rõ ràng, ráng giữ sức khỏe của mình để tuổi gà vẫn còn tự lo liệu mọi thứ cho cuộc sống và nếu mắc phải bệnh mà không tự chăm sóc được bản thân thì Nursing Home là nơi trú ngụ cuối cùng của đời mình!
    Ngoài cái đau đớn của bệnh tật, những nỗi buồn khi nhìn lại cuộc sống đã trải qua thì chỉ có hạnh phúc của con cháu là niềm vui duy nhất mà mình có thể có được trong giai đoạn cuối đời!?

    Mong rằng quan điểm cá nhân của tôi không làm phiền lòng Hanna và một ai khác, mong thứ lỗi nếu có những bất đồng.

    Gởi lời thăm Sơn và chúc an vui
    Thân mến



    ReplyDelete
  3. Những câu chuyện ngắn trong loạt bài này của Anh Khương, QN đã đọc đi lại nhiều lần vì gần gủi với chúng ta quá, nhất là ở cái tuổi vào thu nữa đời này. Đọc để suy ngẫm, học hỏi chuyện người chuyện mình, chuẩn bị tâm lý cũng như tinh thần cho những năm tháng sắp tới. Đó là lý do QN thỉnh thoảng post lại để nhắc nhở chính mình và chia sẻ cùng bạn đọc.
    Bên này không ai dám nghĩ tới chuyện về già sống với con cháu,. Không phải con cháu không thương mình, nhưng cuộc sống với tốc độ nhanh một cách máy móc như hiện tại chúng không có đủ thì giờ để lo cho mình. QN luôn quan niệm chử THƯƠNG đúng nghĩa phải đi liền với hai chữ HY SINH. Tới một lúc nhận thấy sống như vậy đã đủ, xong bổn phận với con cái, xã hội thì mai này dù có ra sao, có phải sống những ngày cuối đời trong viện dưỡng lão cũng không phải là một chuyện khiến mình bận tâm hay sợ hãi. Muốn được vậy chúng ta phải chuẩn bị tâm lý. Đó là lý do chúng ta phải có CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ ngay từ bây giờ.
    Thân mến./

    ReplyDelete
  4. Chào anh Khương. Cám ơn anh đã có lời hỏi thăm anh Sơn.
    Những câu chuyện anh đã post lên là những tài liệu quý giá cho bạn đọc. Những chuyện rất thiết hằng ngày xảy ra trong cuộc sống. làm con ngưới ai cũng có những ước ao toan tính và mong muốn nhưng có một điều mà chúng ta nên hiểu biết rằng "muôn sự tại nhân, thành sự tại thiên".
    Những gia đình thuộc thế hện của chúng ta có thể trong gia đình có nhiều anh em, và có thể sẽ chia nhau chăm sóc cha mẹ, trong các anh em có thể có người thành công có người thất bại, Người thành công thì lo phục vụ xã hội, người thấhy bại thì lo cho cha mẹ như anh đã nói là tùy vào hoàn cảnh gia đình. Chúng ta hiện đang sống trong xã hội phương Tây thì cũng phải nên open mind và nên quyết định những điều gì hợp lý hợp lẽ cho hoàn cảnh gia đình của mình. "Đèn nhà ai nấy sáng" không nên để ý những dèm pha của những ai bên ngoài nói là con đưa cha mẹ vào VDL là bất hiếu. Chúng ta sống ở bất cứ nơi đâu xung quanh chúng ta cũng đều vây quanh những lời rumor quái ác của miệng thế gian, cho nên ai giữ vững lập trường là những người đó sẽ rất hạnh phúc. Nói vè VDL ai nói là không có niềm vui? VDL đều có lịch trình của các activities hằng ngày, người sống trong VDL còn có them bạn bè và relationship, có nhiều cặp già độc than kết hôn trong VDL vào tuổi gần đất xa trời. Em không dám chỉ trích riêng ai nhưng em muốn nói lên một điều rằng phần đông người Việt của chúng ta không có tinh thần đoàn kết.
    Nói tóm lại những ai thuộc thế hệ của chúng ta như bạn QN đã nói hãy lo "CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ ngay từ bây giờ" đừng trông mong gì đến con cái. Cám ơn anh Khương và bạn QN đã có những ý kiến hay và thoáng, hay HY SINH cho con cái và mong ước chúng hay lo cho hạnh phúc của chúng đừng để chúng phải bận tâm vì TUỔI GIÀ của chúng ta./ Mến

    ReplyDelete